13 kinh nghiệm thu ngân bạn không thể bỏ qua

Bạn đang theo dõi bài viết 13 kinh nghiệm thu ngân bạn không thể bỏ qua tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Thu ngân là vị trí không thể thiếu trong các quán ăn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng,… hiện nay. Vậy người thu ngân cần sở hữu những kỹ năng và kinh nghiệm gì để có thể hoàn thành công việc của mình? Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết một số kinh nghiệm thu ngân, giúp bạn nâng cao kinh nghiệm của bản thân cũng như hiểu hơn về nghề thu ngân nhé!

13 kinh nghiệm thu ngân bạn không thể bỏ qua

I. Làm thu ngân có khó không?

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những điểm khó và dễ của riêng mình. Công việc thu ngân cũng vậy, tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được đặc thù công việc cũng như tích lũy kinh nghiệm dày dặn qua thời gian làm việc thì mọi việc sẽ không còn là quá khó.

Thêm vào đó, công việc mà một nhân viên thu ngân phải đảm nhiệm khá đơn giản, không yêu cầu cao về trình độ. Nhưng bù lại, nó đòi hỏi người nhân viên cần có sự nhạy bén và chu toàn, tỉ mỉ vì công việc này liên quan đến tiền bạc. Nếu đang có nhu cầu tìm việc làm ở vị trí này, bạn cần tập cho bản thân tính cẩn thận, kỹ lưỡng.

Tuyển dụng thu ngân có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên thu Ngân Điện Máy Xanh

II. Kinh nghiệm làm việc thu ngân trong ngày

1. Chuẩn bị trước khi vào ca làm việc

– Kiểm tra kỹ tiền mặt có trong két: Trước khi vào ca làm việc, bạn cần kiểm tra lại số tiền được bàn giao từ nhân viên ca trước để tránh trường hợp thiếu sót từ ca trước, gây nhầm lẫn giữa các ca.

– Kiểm tra hoạt động của máy tính tiền: Máy tính tiền là công cụ hỗ trợ đắc lực của người nhân viên thu ngân. Vì thế, trước khi vào ca làm việc, bạn cần kiểm tra kỹ càng xem máy tính tiền có hoạt động bình thường và gặp lỗi nào hay không. Việc tính tiền sai sẽ khiến cho cả nơi bạn đang làm gặp tổn thất và cũng có thể gây mất lòng khách hàng.

– Kiểm tra lại sổ sách bàn giao từ ca trước: Việc kiểm tra lại sổ sách bàn giao từ ca trước sẽ giúp bạn đảm bảo rằng các thông tin khi kết thúc ca trước đều đầy đủ, minh bạch và chính xác. Trong trường hợp nhận thấy có vấn đề, bạn có thể báo cáo với quản lý để có thể đề nghị giải trình kịp thời.

– Làm vệ sinh khu vực quầy thu ngân: Nơi làm việc sạch sẽ, thoáng đãng sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và có thái độ tốt, từ đó sẽ có ấn tượng đẹp về quán. Trước khi vào ca của mình, bạn cần lau dọn, vệ sinh lại khu vực quầy thu ngân để không gian được sạch sẽ, tạo cảm hứng làm việc tốt cho bạn cũng như giúp khách hàng thoải mái khi đứng tính tiền.

– Chỉnh chu hình thức, tác phong trước khi làm việc: Trước khi vào ca, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp đón khách hàng với một thái độ ân cần, lịch sự và trang phục gọn gàng, đúng quy định. Điều này sẽ làm khách hàng thoải mái hơn và cảm thấy được tôn trọng.

2. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán

– Sử dụng đầu đọc mã vạch chất lượng: Nhân viên thu ngân nên sử dụng loại đầu đọc mã vạch chất lượng cao để có thể đọc mã vạch và nhận diện hàng hoá một cách nhanh chóng, tránh mất thời gian của khách hàng. Một số loại đồ đọc mã vạch được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: đầu đọc mã vạch đơn tia công nghệ CCD, imager, đầu đọc laser đa tia,…

– Thao tác quét mã vạch phải nhanh, chính xác: Khi thực hiện thanh toán cho khách hàng, bạn cần thực hiện các thao tác một cách thành thục, nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cần chú ý khoảng cách giữa mặt hàng đang quét và đầu đọc để tìm ra khoảng cách nào quét mã nhạy nhất. Thông thường, khoảng cách quét mã nhạy nhất là từ 3 – 5cm hoặc 10 – 15cm. Hơn hết, bạn cần ghi nhớ vị trí của mã vạch trên bao bì các loại sản phẩm khác nhau để có thể quét mã nhanh chóng.

– Sử dụng thành thạo các phím tắt trên phần mềm bán hàng: Ngoài việc quét mã nhanh, bạn cũng cần sử dụng thành thạo những phím tắt trên phần mềm bán hàng của doanh nghiệp. Thông thường, quy trình thanh toán sẽ bao gồm: quét mã vạch (hàng hóa, thẻ khách hàng), gõ số lượng hàng hóa (nếu có số lượng lớn), nhận tiền từ khách, ghi và in hóa đơn. Một giao dịch được thực hiện nhanh khi các thao tác diễn ra trôi chảy, nhịp nhàng. Thế nên việc người thu ngân thao tác nhanh và thuần thục là vô cùng quan trọng.

– Đếm và nhắc lại số tiền nhận được từ khách: Để tránh những nhầm lẫn không đáng có, khi thanh toán bạn nên thông báo kỹ cho khách hàng giá trị của hoá đơn. Sau khi nhận tiền từ khách, bạn cần nhắc lại số tiền mà mình nhận được từ khách, hay tiền thối lại là bao nhiêu. Đồng thời đừng quên nhắc nhở khách hàng đếm lại tiền thối để tránh xảy ra những hiểu lầm không đáng có.

– Tăng tốc độ rút tiền trả lại khách: Để có thể thực hiện giao dịch thanh toán nhanh chóng, người thu ngân cần sắp xếp các loại tiền với nhiều mệnh giá khác nhau một cách hợp lý, khoa học. Khi bạn sử dụng phần mềm thanh toán, hệ thống sẽ tự động hiển thị số tiền cần trả lại. Lúc này, bạn chỉ cần mở ngăn kéo và lấy số tiền cần trả cho khách.

– Xuất hóa đơn GTGT nếu khách yêu cầu: Một số khách hàng khi mua hàng sẽ yêu cầu xuất hoá đơn thuế GTGT (giá trị gia tăng). Với vai trò là một nhân viên thu ngân, bạn cần nắm bắt được quy trình cũng như những điều cần lưu ý để xuất hoá đơn đúng quy định cho khách hàng.

– Không quên mỉm cười và nói cảm ơn: Điều giúp khách hàng lưu lại ấn tượng trước khi rời khỏi cửa hàng chính là thái độ của nhân viên. Có thể nói nhân viên thu ngân là một trong số những nhân viên cuối cùng tiếp xúc với khách hàng trước khi họ rời đi. Vì thế, bạn cần giữ thái độ niềm nở, vui vẻ và lịch sự để khách hàng có được ấn tượng đẹp.

3. Bàn giao vào cuối ca, cuối ngày

Trước khi kết thúc và bàn giao ca, người nhân viên thu ngân cần in báo cáo bán hàng và giao dịch thẻ vào cuối ca. Thêm vào đó, bạn phải để lại một bộ hóa đơn GTGT sau mỗi ca làm việc để kiểm tra mã số thuế, tên công ty, địa chỉ, số tiền bằng số, chữ và tên khách hàng nhằm đảm bảo độ chính xác và trùng khớp với toàn bộ thông tin hiển thị trên hệ thống. Một điều quan trọng khác mà bạn cần lưu ý chính là phải kiểm tiền trước khi đóng ca và báo cáo lại đầy đủ hoá đơn cùng các chứng từ có liên quan.

III. Một số lưu ý khác khi làm thu ngân

Ngoài những điều đã đề cập trên bài, người nhân viên thu ngân cần lưu ý một số kinh nghiệm khác để có thể “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Khi nhận tiền từ khách hàng, bạn cần đếm cẩn thận và báo lại số tiền mình nhận được từ khách. Thực hiện thao tác tương tự khi thối tiền lại cho khách để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Thêm vào đó, đối với những khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng thì bạn phải giữ lại hóa đơn theo quy định của cửa hàng để đối soát vào cuối ca. Với những khách hàng thanh toán thông qua các cổng thanh toán điện tử, bạn cần kiểm tra kỹ tiền đã chuyển vào tài khoản của cửa hàng hay chưa thì mới có thể kết thúc giao dịch với khách hàng. Ngoài ra, một điều người nhân viên thu ngân luôn phải chú ý thái độ và phong thái lịch sự, ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp khách hàng phải lễ độ, đúng mực.

Xem thêm:

– Nhân viên sales là gì? Chi tiết các công việc sales hấp dẫn

– Telesale là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của telesales

– Cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp khéo léo, hiệu quả

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về những kinh nghiệm xin việc làm nhân viên thu ngân. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết khác!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 13 kinh nghiệm thu ngân bạn không thể bỏ qua do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.