Bạn đang theo dõi bài viết 15+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự và cách trả lời tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong thời đại hiện nay, các công ty hay bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn đòi hỏi một nguồn nhân sự chất lượng và có kỹ năng. Để làm được điều đó, những nhân viên nhân sự sẽ đóng vai trò quan trọng. Bởi vậy, các nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra nhiều câu hỏi phỏng vấn để thăm dò năng lực của người ứng tuyển cho vị trí này. Vậy ngành nghề này sẽ có những câu hỏi như thế nào? Cần chú ý ra sao? Hãy cùng mình đi giải đáp các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
I. Những điều cần lưu ý khi tham gia phỏng vấn nhân viên nhân sự
Khi tham gia phỏng vấn, bao gồm cho vị trí nhân viên nhân sự, người ứng tuyển cần chú ý tới những điều dưới đây:
– Trang phục phù hợp: Sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn đối với công ty sẽ được thể hiện phần nào thông qua việc mang trên mình một bộ trang phục gọn gàng, chỉn chu. Điều này còn giúp bạn mang lại thiện cảm cho người đối diện và nâng cao sự tự tin cho bản thân.
– Đến đúng giờ: điểm cần đặc biệt lưu ý khi đi phỏng vấn cho bất cứ công việc nào chính là việc lựa chọn giờ giấc phù hợp. Nếu đến quá sớm hoặc quá muộn, bạn có thể để lại ấn tượng không tốt cho nhà tuyển dụng. Cách tốt nhất là nên tìm hiểu trước địa chỉ và căn thời gian đến sớm hơn khoảng 10 – 15 phút.
– Tìm hiểu kỹ càng về công ty mình ứng tuyển: việc tìm hiểu trước về công ty mình ứng tuyển cũng là một trong những cách tạo ấn tượng khi được hỏi và nâng cao sự tự tin của bản thân bạn khi đi phỏng vấn. Những thông tin bạn cần tìm hiểu có thể bao gồm sản phẩm, sứ mệnh của công ty.
– Trang bị đầy đủ kiến thức phù hợp với mô tả công việc: khi đi phỏng vấn, hãy chắc chắn rằng bạn đã có cho mình những kỹ năng cần thiết cho công việc. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sự tự tin và đảm bảo rằng mình có thể làm tốt được công việc được giao.
– Chuẩn bị câu hỏi cho người tuyển dụng: Có rất nhiều cách để có thể gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Một trong số đó có thể kể đến là việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Việc đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng đánh giá một phần nào đó cá tính và năng lực của bạn
– Giả sử vài tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn và nhờ người quen hỗ trợ thực hành: bạn sẽ nâng cao được đáng kể tự tin thông qua việc luyện tập trả lời phỏng vấn trước ở nhà. Một mình bạn đã có thể thực hiện việc này khi ngồi trước gương, ngoài ra, việc nhờ người quen hỗ trợ cũng là một cách hiệu quả để luyện tập.
Tuyển dụng, việc làm nhân viên nhân sự có thể bạn quan tâm
– Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin
– Nhân viên tuyển dụng
II. 15+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự và gợi ý trả lời
1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn?
Đây là câu hỏi phổ thông đối với bất cứ ai khi đi phỏng vấn. Cách trả lời hiệu quả cho câu hỏi này chính là ăn nói một cách tự tin lưu loát về thông tin cá nhân cũng như sở thích hay điểm mạnh điểm yếu. Cùng với đó là những kinh nghiệm và kỹ năng cá nhân của bản thân có ích ra sao đối với công việc. Đây cũng sẽ là câu hỏi của nhà tuyển dụng để kiểm tra lại với các thông tin trong CV mà bạn đã nộp.
2. Lý do nào khiến bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Hãy trả lời về mục đích bạn muốn ứng tuyển khi tham gia phỏng vấn tại công ty. Các lý do phổ biến thường được đưa ra chính là lương thưởng. Tuy vậy hãy thêm vào các lý do khác như đãi ngộ, kinh nghiệm học được. Điều này cho thấy bạn có mong ước như thế nào đối với công việc mà mình định làm.
3. Bạn có định hướng về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình như thế nào?
Với câu hỏi này của nhà tuyển dụng, bạn cần cho họ biết các kế hoạch và dự định của mình khi ứng tuyển vào công ty. Những mục tiêu nghề nghiệp này cần được nêu một cách cụ thể, có tính liền mạch và logic để họ thấy bạn đã có một định hướng cụ thể sau khi vào làm tại đây.
4. Hãy cho chúng tôi biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của bạn?
Với dạng câu hỏi này, bạn cần trả lời điểm mạnh và điểm yếu của mình sao cho phù hợp nhất với công việc. Hãy thẳng thắn thừa nhận điểm yếu của mình và đề xuất cách tự khắc phục. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về bạn và cho thấy bạn là một người trung thực, sẵn sàng học hỏi.
5. Vì sao bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này nhằm xác định lý do mà bạn nghỉ việc tại nơi làm việc cũ và liệu rằng bạn có nghỉ việc tại công ty mới với lý do đó hay không. Trong trường hợp này, hãy trả lời một cách khéo léo về lý do nghỉ tại công ty cũ và thể hiện sự tự tin trong việc đảm bảo gắn kết lâu dài với công ty mà bạn đang có dự định ứng tuyển.
6. Theo bạn, môi trường làm việc lý tưởng là môi trường thế nào?
Môi trường làm việc mà các nhà tuyển dụng hỏi chính là để tìm hiểu bạn hợp với môi trường làm việc như thế nào. Từ đó đưa ra dự đoán về mức độ phù hợp cũng như hòa nhập với văn hóa công ty của bạn đối với công ty ứng tuyển. Để trả lời một cách chuyên nghiệp hãy cho thấy bạn cảm thấy hài lòng với môi trường làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc.
7. Bạn có nỗi sợ nào với công việc không?
Câu hỏi của nhà tuyển dụng giúp họ nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của bạn khi làm việc tại công ty mới. Hãy trung thực trả lời những điểm mà bạn còn lo lắng và không hài lòng đối với công việc. Cách trả lời này sẽ giúp bạn và nhà tuyển dụng trao đổi và tìm hiểu thêm được thông tin liên quan tới công việc. Từ đó quyết định xem vị trí mà mình ứng tuyển có phù hợp hay không.
8. Bạn có xảy ra xung đột với người quản lý trước đây không?
Với câu hỏi này, hãy tránh việc trả lời về việc mình xung đột với quản lý cũ ra sao. Đừng cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình là người có thể nói xấu công ty cũ. Nếu như bạn từng có bất đồng với quản lý cũ, hãy trả lời khéo léo rằng sự bất đồng là không thể thiếu trong công việc nhưng điều đó không quá ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bản thân.
9. Bạn thường tìm kiếm ứng viên ở những kênh nào và đâu là kênh tuyển dụng bạn cho là hiệu quả nhất?
Với vị trí nhân viên nhân sự, câu hỏi liên quan tới cách tìm kiếm ứng viên là hết sức quan trọng. Các nhà tuyển dụng luôn muốn nhân viên nhân sự của mình cho thấy sự chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua các công cụ mà họ sử dụng để làm việc và tìm kiếm nhân tài cho công ty. Là một người làm trong vị trí này, hãy trả lời về kênh tuyển dụng mà mình thấy hiệu quả nhất và giải thích lý do.
10. Nếu trong quá trình làm việc, bộ phận nhân sự mắc phải một sai lầm dẫn đến phải chịu phạt tiền. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây là một câu hỏi tình huống đòi hỏi bạn phải trải lời một cách trung thực dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực nhân sự để giải quyết vấn đề. Cách xử lý hiệu quả nhất đó chính là căn cứ theo quy định của công ty để thực hiện.
11. Nếu nhận được phàn nàn từ một nhân viên đến bộ phận HR. Bạn sẽ xử lý ra sao?
Trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, việc nhận được phàn nàn tới vị trí nhân sự cũng không còn là quá xa lạ. Câu hỏi này của nhà tuyển dụng để xem cách giải quyết của bạn như thế nào. Do đó, hãy trả lời bằng cách đưa ra các giải pháp như trao đổi lại với quản lý của bộ phận. Từ đó cùng nhau bàn bạc và đưa ra biện pháp hiệu quả.
12. Theo bạn, phúc lợi nào sẽ gia tăng sự hài lòng của nhân viên nhất và vì sao?
Điều mà nhân viên quan tâm nhất khi lựa chọn một công ty chính là phúc lợi mà họ được hưởng. Đối với tình huống này, hãy đưa ra ý kiến cá nhân của bản thân cùng lý do cụ thể. Đây chính là cách tốt nhất để cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn về lợi ích của nhân viên trong công ty.
13. Theo bạn đâu là quy trình onboard cho nhân viên mới tạo ra trải nghiệm tích cực nhất?
Mỗi một công ty đều có quy trình onboard riêng cho mình. Do đó hãy trả lời khéo léo rằng mỗi quy trình đều có tính hiệu quả riêng và bạn muốn tuân thủ theo quy trình mà công ty đã đề ra bởi đó là cách phù hợp nhất đối với công ty mà mình ứng tuyển.
14. Hãy chia sẻ về một lần xảy ra xung đột trong nhóm của bạn và cách bạn giải quyết nó?
Việc xảy ra xung đột đối với vị trí nhân sự là một điều khá thường xuyên. Lý do là bởi họ phải giao tiếp và làm việc với nhiều nhân viên khác nhau. Qua câu hỏi này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy mình là một người có kỹ năng giao tiếp tốt và giải quyết mâu thuẫn một cách chuyên nghiệp như việc bình tĩnh lắng nghe ý kiến sau đó mới tìm cách giải quyết.
15. Bạn đã cập nhật nhanh chóng các thay đổi về luật lao động bằng cách nào?
Ở câu hỏi này, để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu về cách tìm hiểu thông tin về luật lao động của bạn. Lý do là bởi, một nhân viên nhân sự có thể sẽ đảm nhiệm việc quản lý về chính sách và hợp đồng lao động. Đây là việc quan trọng bởi nếu xảy ra sai sót sẽ để lại ảnh hưởng lớn. Cách trả lời tốt nhất chính là cho thấy bạn thường xuyên đọc tài liệu và cập nhật đều đặn các thay đổi một cách nhanh nhất.
Xem thêm:
– Kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
– 10 Tố chất cần có của người làm nhân sự chuyên nghiệp và cách rèn luyện
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về những câu hỏi và cách trả lời khi phỏng vấn cho vị trí nhân viên nhân sự. Đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 15+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự và cách trả lời do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.