15 mẫu OKRs cá nhân chi tiết cho các chức vụ, phòng ban mới nhất

Bạn đang theo dõi bài viết 15 mẫu OKRs cá nhân chi tiết cho các chức vụ, phòng ban mới nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu OKR được doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá và quản lý mục tiêu của từng nhân viên một cách hữu hiệu, đây cũng được xem là phương pháp đánh giá khả năng làm việc của nhân viên ở nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước như FPT, Google….

I. OKR là gì? Đặc điểm của OKR

15 mẫu OKRs cá nhân chi tiết cho các chức vụ, phòng ban mới nhất

1. Khái niệm OKR

OKR là viết tắt của “Objectives and Key Results” OKR là một công cụ hiệu quả trong việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành mục tiêu đó. Để doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra thì mẫu OKR là điều không thể thiếu trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

2. Những đặc điểm có ở OKR

– Tính tham vọng – Objective luôn được đưa ra cao hơn năng lực công ty đánh giá về nhân viên nhằm mục đích giúp nhân viên có thể đạt được những thành tích vượt qua khả năng của mình điều đó cũng giúp nhân viên phát triển hơn trong công việc và đóng góp được nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Ví dụ: mục tiêu doanh nghiệp đề ra trong năm tới sẽ đạt được thành tích top 5 công ty bán hàng có doanh thu cao nhất cả nước về mảng điện thoại di động và hiện tại công ty đang nằm trong top 10.

– Tính đo lường được – Key Results dựa trên thành tích đạt được qua từng giai đoạn (tháng, năm) so với mục tiêu đề ra trong năm hoặc nhiều năm nhằm giúp nhân viên cải thiện và theo sát mục tiêu đề ra.

Ví dụ: mục tiêu trong năm là nằm trong top 5 công ty có doanh thu cao nhất cả nước về mảng điện thoại di động. Vậy mục tiêu của từng tháng sẽ là thúc đẩy doanh số bán hàng vượt KPI đề ra trong top 10 để sau thời gian một năm sẽ cải thiện được doanh thu và thứ hạng trong top 5.

Tính minh bạch: để đạt được hiệu quả trong mẫu OKR thì tính minh bạch là điều cần thiết phải có, từ những người có chức vụ cao nhất như CEO đến thực tập sinh đều được theo dõi quá trình hoàn thiện mục tiêu của doanh nghiệp để góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu một cách thống nhất.

– Tính hiệu suất: OKRs còn được dùng để đánh giá năng xuất làm việc của một cá nhân thông qua công việc và thành quả của họ đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, điều đó giúp doanh nghiệp định hình được những cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ và làm gương cho những cá nhân khác.

Tìm việc làm, tuyển dụngBán hàng/Thu ngân/Kỹ thuật/Kho siêu thị có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Siêu Thị Bách Hóa Xanh (Quầy hàng khô)

– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids

– Nhân viên bán thời gian siêu thị Bách Hóa Xanh (Thu ngân)

II. OKR giúp ích thế nào cho doanh nghiệp

OKR giúp ích thế nào cho doanh nghiệp

1. Tạo liên kết chặt chẽ trong nội bộ doanh nghiệp

Con người luôn tìm kiếm điểm chung và sự đồng cảm từ người khác, việc mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có chung một mục tiêu sẽ giúp mỗi nhân viên có thể hiểu nhau hơn, đồng cảm với nhau trong công việc cũng như cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra một cách đồng bộ đồng thời họ cũng có một mối liên hệ gắn kết với nhau trong công việc, đó là điều mà nhiều doanh nghiệp lớn tìm kiếm.

2. Trao quyền hiệu quả

Với mỗi cấp độ nhân viên khác nhau sẽ có những công việc khác nhau cần phải hoàn thiện để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra và việc phân quyền cũng dễ dàng hơn khi có mục tiêu rõ ràng trong từng giai đoạn và từng vị trí nên việc phân chia đội nhóm hay phòng ban làm việc sẽ giúp tăng hiệu quả công việc hơn.

3. Thông tin công bố minh bạch

Sự minh bạch trong công việc và trong mục tiêu đề ra là một trong những văn hóa công ty giúp ích cho việc phát triển nhân sự, đánh giá khả năng và giúp cho mỗi nhân viên có thể theo sát mục tiêu đề ra.

4. Đánh giá được hiệu quả

Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu bền trong thị trường thì điều quan trọng nhất đó là phải đánh giá được hiệu quả trong công việc, trong công tác mà mình đề ra.

Việc đánh giá hiệu quả trong công việc không chỉ giúp doanh nghiệp định hình được vị trí của mình trên thị trường còn giúp cải thiện được những thiếu sót trong quá trình làm việc giúp doanh nghiệp có hướng đi theo đuổi mục tiêu tốt hơn.

5. Góp phần tạo động lực nhân viên

Mỗi khi đạt được mục tiêu nào đó, dù nhỏ hay lớn thì con người ta luôn có một sự thỏa vui trong lòng. Và trong OKR cũng vậy, việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ và từng bước hoàn thành mục tiêu lớn hơn sẽ giúp nhân viên có nhiều động lực hơn để đạt được mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.

III. Tổng hợp 15 mẫu OKR chi tiết, mới nhất cho các chức vụ, phòng ban

Tổng hợp 15 mẫu OKR chi tiết, mới nhất cho các chức vụ, phòng ban

1. Mẫu OKR cá nhân

Với cấp độ cá nhân mẫu OKR thường được sử dụng trong các công việc hằng ngày và trong công việc một cách thường xuyên nhất. Ví dụ như:

– Mục tiêu đọc hết 1 quyển sách trong vòng 1 tháng.

– Chạy bộ 3km mỗi buổi sáng.

– Ăn uống điều độ, 3 buổi mỗi ngày.

– Chỉ sử dụng thiết bị điện tử trước 10 giờ đêm.

2. OKR trở thành nhân viên ưu tú trong công ty

– Mục tiêu hoàn thành công việc được giao sớm hơn deadline 1 ngày.

– Đạt được doanh số bán hàng vượt KPI 130%.

– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng trong 6 tháng phục vụ công việc.

3. Mẫu OKR cho lãnh đạo, quản lý

– Tạo điều kiện phản hồi mang tính xây dựng và giao tiếp cởi mở giữa các thành viên trong công ty:

– Tạo một môi trường để các thành viên trong công ty cung cấp phản hồi thông tin cho nhau.

– Thiết lập các quy tắc cơ bản để cung cấp phản hồi mang tính xây dựng.

– Lên lịch các cuộc họp nhóm định kỳ để thảo luận, phản hồi và giao tiếp cởi mở với nhau.

– Tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm chia sẻ ý tưởng,khen thưởng sự hợp tác và nỗ lực của nhóm.

4. Mẫu OKR của công ty

4.1 Cải thiện động lực nhân viên

– Nâng hiệu suất làm việc của nhân viên bằng cách đặt mục tiêu cao hơn 120% KPI.

– Khen thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc trong tháng.

– Cải thiện môi trường làm việc , tăng sự hứng thú trong thời gian làm việc.

4.2 Nâng cao trình độ nhân viên, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng

– Hoàn thành một khóa học chiến lược chăm sóc khách hàng trong quý IV

– Đào tạo nhân viên về lý thuyết OKR giúp nhân viên làm việc tốt hơn

– Tham dự các buổi họp chiến lược của công ty mỗi quý.

4.3 Đảm bảo chế độ phúc lợi, lương thưởng của nhân viên

– Hạn chế những khoản chi không hợp lý nhằm cân đối ngân sách.

– Thúc đẩy các giao dịch còn tồn đọng, thu hồi các khoản nợ.

– Tăng lợi nhuận 10% nhằm tăng doanh thu cho công ty trong dự án.

4.4 Duy trì sự vận hành của công ty

– Đảm bảo chất lượng và số lượng nhân sự đáp ứng với khối lượng công việc.

– Tối ưu hóa quy trình làm việc.

– Hoàn thành những công việc còn tồn đọng trong năm.

5. Mẫu OKR cho doanh nghiệp SME

5.1 Phát triển công ty

– Nghiên cứu và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

– Ra mắt thành công [số lượng dự kiến] sản phẩm mới trong năm.

– Đạt doanh thu kỷ lục kể từ ngày thành lập công ty.

5.2 Quản lý tài chính

– Tối ưu ngân sách cho những dự án lớn.

– Quản lý thu chi, kiểm tra ngân sách hằng tháng.

– Đề xuất phương án mới nhằm tăng doanh thu cho công ty.

5.3 Kinh doanh nội bộ

– Tăng doanh số hằng tháng của bộ phân kinh doanh lên 10%.

– Hỗ trợ giảm giá một số dịch vụ, sản phầm nhằm kích cầu tiêu dùng.

– Phủ rộng hệ thống marketing giúp nhận diện thương hiệu.

5.4 Con người và văn hóa

– Xây dựng bộ văn hóa công sở phù hợp với quy định công ty.

– Tuyển nhân sự đáp ứng được những yêu cầu của công ty về cả mặt trình độ và văn hóa.

– Tạo môi trường, văn hoá thân thiện, thoải mái nhằm kết nối các nhân sự, phòng ban với nhau.

6. Mẫu OKR cho từng bộ phận

6.1 Mẫu OKR cho bộ phận Marketing

*Tiếp cận thị trường

– Xác định được sản phẩm nằm ở phân khúc khách hàng nào nhằm tiếp cận với khách hàng đó

– Khảo sát nhu cầu của khách hàng thông qua việc điền form (khoảng 1000 form).

– Tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường về sản phẩm kinh doanh.

– Lên kế hoạch xây dựng nội dung mới hàng ngày, hàng tuần giúp phát triển mảng truyền thông hiệu quả.

*Truyền thông

– Đạt lượng chuyển đổi 10% trên tổng số lượng khách hàng truy cập website.

– Tìm kiếm khách hàng mới thông qua nhiều kênh mạng xã hội.

– Khách hàng cũ tương tác tốt trên các nền tảng.

6.2 Mẫu OKR cho nhân viên sale

– Tăng doanh thu và lợi nhận hàng tháng lên 110%.

– Thanh lý một số mặt hàng tồn kho hoặc kinh doanh chậm.

– Tham gia khóa đào tạo nhân viên bán hàng hàng tháng.

– Thiết lập quy trình bán hàng mới giúp tối ưu thời gian và năng xuất.

– Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng với nhân viên hoặc với thương hiệu.

6.3 Mẫu OKR cho nhân viên Kế toán và Tài chính

*Số dư trong ngân sách

– Đảm bảo quản lý thu hồi nợ tránh thâm hụt ngân sách.

– Quản lý ngân sách trên phần mềm kế toán.

– Quản lý chi tiêu hằng ngày, tháng tránh tình trạng thất thoát ngân quỹ.

*Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết

– Mỗi tháng chi tiêu không vượt quá dự toán 200 triệu.

– Thống kê hóa đơn hàng hóa, tiêu dùng vào cuối tháng.

– Đảm bảo ngân sách vào cuối tháng tránh thiếu xót.

*Đưa ra kế hoạch dự báo xoay vòng vốn giúp giảm áp lực ngân sách

– Thống kê chi tiêu và lương hàng tháng của nhân viên nhằm quản lý nguồn ngân sách.

– Xem xét nguồn thu, đưa ra kế hoạch thu chi hợp lý qua từng tháng.

6.4 Mẫu OKR cho Nhân viên Phát triển sản phẩm

– Cải tiến sản phẩm cũ, giúp sản phẩm tối ưu hơn với người tiêu dùng.

– Đưa ra thị trường 2 sản phẩm mới trong dịp lễ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

– Bổ sung những chức năng, nhãn dán phù hợp hơn với sản phẩm.

– Đào tạo phát triển nhân sự hàng tháng nhằm giúp sản phẩm theo kịp sự phát triển của xã hội.

6.5 Mẫu OKR cho Nhân viên Nhân sự

– Tuyển dụng nhân sự đáp ứng với nhu cầu phát triển của công ty.

– Xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên một cách phù hợp.

– Quản lý nhân sự giúp cải thiện tình trạng đi muộn, nghỉ không phép…

6.6 Mẫu OKR cho nhân viên Dịch vụ và Chăm sóc khách hàng

– Đưa ra kế hoạch chăm sóc khách hàng mỗi tuần nhằm mang lại nhận định tốt của họ dành cho thương hiệu.

– Cải tiến dịch vụ khách hàng giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.

– Cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng trên mức 95%.

– Đưa ra những ưu đãi như giảm 10% với khách hàng thân thiết.

6.7 Mẫu OKR cho Nhân viên Thiết kế

– Thiết kế hoàn thiện bộ logo cho sản phẩm mới trong tháng tới.

– Thiết kế banner cho dịch vụ quảng cáo sắp được tung ra thị trường.

– Hoàn thiện UI cho website công ty.

– Đưa ra những phương án mới nhằm giúp website trở nên “đẹp mắt” và thân thiện với user hơn.

6.8 Mẫu OKR cho Nhân viên Kỹ thuật

– Kiểm tra lại toàn bộ thiết bị trong công ty đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường.

– Hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời khi có sự cố kỹ thuật xảy ra.

– Hỗ trợ tư vấn khách hàng về những chức năng của sản phẩm.

– Cài đặt, sửa chữa, bảo trì những thiết bị gặp trục trặc.

Xem thêm:

– Sự khác biệt giữa phương pháp OKR và KPI nhà quản lý nên biết

– Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter

– Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn một số góc nhìn về OKR trong những lĩnh vực khách nhau nhằm giúp cá nhân hay doanh nghiệp của bạn có được mục tiêu rõ ràng và kết quả hơn trong công việc. Hãy để lại bình luận và chia sẽ bài viết cho nhiều người khác cùng biết nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 15 mẫu OKRs cá nhân chi tiết cho các chức vụ, phòng ban mới nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.