Admin là gì? Vai trò và công việc của Admin Facebook, website

Bạn đang theo dõi bài viết Admin là gì? Vai trò và công việc của Admin Facebook, website tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Admin là gì? Liệu bạn có đang thắc mắc về cụm từ này không? Khi sử dụng mạng xã hội hoặc lướt web, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp phải cụm Admin. Cùng tìm hiểu xem Admin đóng vai trò như thế nào trên các trang web và các trang mạng xã hội và người làm Admin sẽ phải thực hiện những công việc gì bằng cách theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Admin là gì? Vai trò và công việc của Admin Facebook, website

I. Admin là gì?

Admin là gì?

Admin là từ viết tắt của cụm từ “Administrator”, cụm từ này được dịch sang nghĩa tiếng Việt là người điều hành, quản trị, quản trị viên hay người quản lý các trang website, diễn đàn, trang mạng xã hội,… Người này có nhiệm vụ theo dõi, quản lý, sắp xếp, điều phối, quản lý các hoạt động trong một tổ chức website, trang mạng xã hội hay các fanpage. Ngoài ra trong lĩnh vực kinh doanh, Admin sẽ được gọi là sale admin – trợ lý kinh doanh.

Cụm từ Admin càng ngày càng phổ biến do sự phát triển ngày càng vượt bậc của công nghệ thông tin. Người làm vị trí Admin đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý một tổ chức, cơ quan.

II. Admin là nghề gì? Mô tả công việc

Admin là nghề gì? Mô tả công việc

Công việc của Admin là trở thành người quản trị, chịu trách nhiệm điều khiển tất cả các hoạt động của một công việc, tập thể, hay cơ quan nào đó. Những người giữ vị trí Admin đều rất có tiếng nói đối với nhân viên tại các cơ quan. Tuy nhiên, với mỗi vị trí mà Admin đều có tên gọi và những nhiệm vụ cụ thể khác nhau.

Người quản lý tại các văn phòng, doanh nghiệp sẽ được gọi là Admin văn phòng (Admin officer), công việc của một Admin văn phòng sẽ khác nhau dựa vào bộ phận văn phòng mà họ làm việc. Ngoài Admin văn phòng, còn có một vị trí được gọi là Sale Admin (Sales Administrator). Đây là vị trí trợ lý kinh doanh hoặc thư ký kinh doanh trong doanh nghiệp có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác trong cùng doanh nghiệp để quan sát, báo cáo, thúc đẩy doanh số trong kinh doanh và hỗ trợ hoạt động bán hàng. Người đảm nhận vị trí Sale Admin sẽ phải đóng vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Ngoài những vị trí Admin trong doanh nghiệp, khi sử dụng các trang web ta sẽ thường bắt gặp vị trí quản trị viên website nắm quyền điều phối và kiểm soát tất cả hoạt động của web, sau đó sẽ chọn lọc thông tin và đưa ra định hướng phát triển web. Người nắm giữ những nhiệm vụ này được gọi là Admin website.

Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất thế giới, để có sự phát triển vượt bậc như vậy thì không thể thiếu công lao của những người quản trị viên. Admin Facebook sẽ đóng vai trò là người nắm tất cả hoạt động và mọi quyền hạn của các fanpage, groups mà họ quản lý. Sau đó tìm hướng đi, nội dung thu hút nhằm phát triển và thu hút người xem, tham gia fanpage, groups. Không chỉ có các website hay Facebook mới cần đến Admin, các diễn đàn, các blog của được điều hành dưới tay của Admin diễn đàn. Đây sẽ là người quản lý diễn đàn, blog có nhiệm vụ kiểm duyệt nội dung được đăng tải lên blog của họ.

Tìm việc làm, tuyển dụng admin có thể bạn quan tâm:

– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)

– Nhân viên Phát triển kinh doanh sàn E-Com (B2B/Brand, Big seller)

III. Vai trò và chức năng của Admin nói chung

Vai trò và chức năng của Admin nói chung

Admin đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những công việc buộc phải thực hiện trên hệ thống máy tính, mạng xã hội bởi họ sẽ là người điều khiển, quản lý tất cả các hoạt động, đưa ra hướng phát triển, theo dõi và quan sát cho cơ quan, tổ chức đó. Người Admin phải vừa có khả năng điều hành, vừa có khả năng phát triển cơ quan, tổ chức và phải đảm bảo cơ quan, tổ chức đó hoạt động ổn định, an toàn.

Tuy nhiên, người nắm giữ vai trò Admin có nhiệm vụ quản lý nhưng tùy vào thứ họ quản lý mà công việc họ phải thực hiện sẽ khác nhau. Admin website sẽ nắm vai trò phân phối, điều hành website đó. Trong khi Admin sale thì quản lý việc bán các sản phẩm và giám sát các công đoạn bán sản phẩm từ lúc đưa ý tưởng đến lúc sản xuất đưa ra thị trường.

IV. Quyền hạn của các Admin phổ biến tại Việt Nam

Quyền hạn của các Admin phổ biến tại Việt Nam

1. Quyền hạn Admin nói chung

Admin có quyền hạn cao nhất, nắm toàn bộ quyền trong một bộ phận, tổ chức nào đó. Các nhân viên bắt buộc phải thực hiện tất cả quyết định được Admin đưa ra. Tuy nhiên, “muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được thì phải chịu cảm giác không ai chịu được”. Người nắm vị trí Admin tuy có quyền lực nhưng song song đó phải là người chịu trách nhiệm cho tất cả mọi vấn đề xuất hiện trong quá trình làm việc của nhân viên.

2. Quyền hạn Admin Website

– Admin template (cấu hình, giao diện web): Một giao diện website tốt sẽ khiến người dùng đánh giá cao, ở trong website lâu hơn, tăng mức độ tiếp cận. Vì vậy, điều đầu tiên cần phải có ở mỗi website chính là giao diện, cấu hình web phải được thiết kế phù hợp với từng lĩnh vực, tối ưu hóa người dùng. Thường những công việc này sẽ liên quan đến IT hay code nhiều hơn để viết các chương trình tự động hóa các chức năng cần thiết của một website, những người thực hiện công việc này sẽ được gọi là Admin template.

– Quản lý nội dung: Admin có quyền hạn được tạo, sửa, xóa,… các nội dung này hoặc có thể phân quyền sử dụng cho người dùng thấp hơn trong đội ngũ quản trị, là người quản lý các nội dung hiển thị trên website, danh mục sản phẩm/dịch vụ hay tin tức hình ảnh. Các Admin này sẽ tìm cách, phương hướng nhằm tối ưu hóa nội dung hiển thị bài trên website, xem xét bài đúng chuẩn SEO hoặc loại bỏ nội dung không chất lượng trên website

– Quản lý người dùng: Người quản lý người dùng sẽ là quản trị viên có nhiệm vụ kiểm soát đội ngũ nhân viên trên hệ thống Admin, theo dõi hoạt động của các tài khoản người dùng thấp hơn, tạo và phân quyền chức vụ cho các tài khoản nhân viên mà họ quản lý. Ngoài ra Admin còn có thể chặn các hành vi phá rối bằng cách phê duyệt các tác vụ hay bình luận của người dùng.

– Theo dõi và bảo mật web: An ninh bảo mật web là vấn đề rất quan trọng và luôn được đặt lên hàng đầu. Thế nên, quản trị viên – Admin web sẽ kiểm soát tình trạng hoạt động ổn định của một website, kiểm tra bảo mật an ninh, thường xuyên theo dõi traffic, các cảnh báo của phần mềm và ứng phó, khắc phục sự cố nhanh chóng.

3. Quyền hạn Admin Facebook

Facebook là nơi tạo ra các fanpage, groups dễ dàng nhất và là nơi nhiều người thường xuyên tiếp cận nên đội ngũ quản trị viên sẽ có quyền hạn tối cao nhất để quản lý nội dung đăng tải và phát triển hệ thống. Các Admin Facebook sẽ có nhiệm vụ quản lý thành viên, mọi người trong đó bằng cách kiểm soát các bình luận hay bài đăng tải, cảnh cáo và xóa các nội dung bình luận xấu nhằm bảo vệ trang của mình trước những thành phần xấu.

Đội nhóm quản lý fanpage, groups trên Facebook thường là những người làm Social Media, Content Creator của phòng Marketing cho một công ty, tổ chức nào đó. Ngoài việc quản lý các thành viên, người xem thì đội ngũ Admin Facebook còn có nhiệm vụ xây dựng nội dung, đưa ra hướng phát triển fanpage, groups mà họ quản lý.

4. Quyền hạn Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng

Các diễn đàn, blog, trang cộng đồng là nơi có nhiều người tự do ra vào đăng ký thành viên và đăng bài nhiều nhất. Vì vậy quản trị viên cũng sẽ có quyền hạn cao nhất để quản lý nội dung và chọn lọc nội dung phù hợp với chính sách mà diễn đàn đặt ra. Cụ thể công việc của các Admin này sẽ là duyệt bài viết, xóa các thông tin, nội dung spam, link quảng cáo, link độc hay là ngăn chặn các thành viên khi họ kích động, ngăn chặn các tranh cãi đang xảy ra hoặc sắp xảy ra.

Xem thêm:

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Sale Admin thu hút nhà tuyển dụng

Account là gì? Chức năng của Account trong mọi lĩnh vực

Leader là gì? Kỹ năng và yếu tố cần có để thành leader giỏi

Vậy là chúng mình đã cùng tìm hiểu định nghĩa Admin cũng như chức năng, quyền hạn của Admin trong tổ chức, doanh nghiệp. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về vai trò của Admin. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay và hữu ích nhé! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!

Nguồn tham khảo:

//marketbusinessnews.com/administrator-definition-meaning/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Admin là gì? Vai trò và công việc của Admin Facebook, website do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.