Premium là gì? Ảnh hưởng Premium trong lĩnh vực Marketing

Bạn đang theo dõi bài viết Premium là gì? Ảnh hưởng Premium trong lĩnh vực Marketing tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Trước đây, không có quá nhiều sự khác biệt giữa những sản phẩm/dịch vụ thường và cao cấp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, thời gian gần đây, thị trường xuất hiện cụm từ “Premium” dành cho việc thể hiện chất lượng cao cấp của một vài sản phẩm/dịch vụ. Vậy để hiểu rõ Premium là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong lĩnh vực Marketing, hãy cùng mình theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!

I. Premium là gì?

Premium là gì? Ảnh hưởng Premium trong lĩnh vực Marketing

Nghĩa của Premium trong tiếng Việt được hiểu là cao cấp, chất lượng. Khi tên của một số sản phẩm, dịch vụ có xuất hiện cụm từ “Premium”, chúng ta hiểu rằng đấy là hàng hóa có giá trị, hoặc chất lượng cao hơn những hàng hóa còn lại. Tất nhiên, những sản phẩm/dịch vụ Premium cũng sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn.

Khái niệm Premium hiện nay vẫn chưa được thống nhất do mỗi khách hàng có mỗi quan điểm và góc nhìn khác nhau, chỉ mang ý nghĩa chung là chất lượng. Tuy nhiên, với những hàng hóa và dịch vụ có gắn mác premium sẽ có chất lượng cao hơn với những dịch vụ hàng hóa còn lại.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm tài xế:

– Cộng tác viên giao nhận Bách Hóa Xanh

– Cộng tác viên tài xế kho Bách Hóa Xanh

II. Tầm ảnh hưởng của Premium trong Marketing

Tầm ảnh hưởng của Premium trong Marketing

1. Premium Pricing

Premium Pricing được hiểu theo nghĩa đơn giản là một mức giá cao. Trong thực tế, chúng ta thường cho rằng “tiền nào của đó”. Và với suy nghĩ này, nhiều khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thường đặc biệt quan tâm đến gói “premium” nhằm để có thể đáp ứng được nhu cầu một cách tốt nhất.

Cũng vì thế mà nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm hơn. Đồng thời, nâng cấp và phát triển các gói dịch vụ để có thể cung cấp được nhu cầu khách hàng và mang lại những giá trị tốt nhất từ mẫu mã, bao bì, dịch vụ,…

2. Premium Content

Content là những nội dung bổ ích hay thông điệp ý nghĩa được truyền tải đến cộng đồng, xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi thuật ngữ này được gắn với “Premium” thì được hiểu rằng đấy là những nội dung chất lượng, đắt giá và mang tính chính xác cao.

Một ví dụ mà chúng ta dễ dàng thấy được chính là những chương trình được phát sóng vào khung giờ vàng – khung giờ thu hút nhiều người xem. Để được xuất hiện vào thời điểm đó, doanh nghiệp sẽ phải chi trả số tiền rất lớn cho vài phút quảng cáo ngắn giữa mỗi chương trình.

Bên cạnh đó, ở một số trang web học tập, chia sẻ kinh nghiệm,… khách hàng bắt buộc phải chi trả một số tiền để nhận được những kiến thức, thông tin chính xác, hấp dẫn và chuyên môn hơn. Đó được gọi là Premium Content.

3. Premium Audience

Khi nhắc đến Premium Content, người ta cũng sẽ bàn đến khái niệm Premium Audience – những khách hàng chất lượng. Đây là người đồng ý chi trả những chi phí được yêu cầu từ các doanh nghiệp để có thể nhận được Premium Content – những giá trị cao cấp và bổ ích. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thật sự tập trung vào tệp khách hàng này mà chỉ chạy theo số lượng với những banner chung chung, kém hiệu quả.

4. Premium Context & Engagement

Đây là thang đo “độ gắn kết/ mỗi người xem” – là kết quả cho quá trình quảng cáo của doanh nghiệp. Và cũng chính điều này đã tạo nên sự khác biệt và đặc thù cao. Premium Context & Engagement tạo cho doanh nghiệp một thị trường tách biệt, dễ dàng tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng tiềm năng một cách đầy đủ.

III. Các thuật ngữ Premium trong kinh tế thị trường

1. Risk Premium là gì?

Risk Premium (hay phần bù rủi ro) là phần chênh lệch giữa tỷ lệ lợi tức của một khoản đầu tư thông thường so với tỷ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa. Hay nói đơn giản hơn, đây là phần lợi nhuận cộng thêm mà nhà đầu tư sẽ nhận được (hoặc dự kiến ​​nhận được) thông qua việc nắm giữ danh mục đầu tư rủi ro trên thị trường, thay vì những tài sản phi rủi ro.

Phần bù rủi ro được xem là khoản bù đắp cho nhà đầu tư, khi mà họ có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ tài sản số tiền bỏ ra.

Trong đó: Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức thấp nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận từ khoản đầu tư nhằm bù đắp việc trì hoãn tiêu dùng.

Những lưu ý khi xác định phần bù rủi ro:

– Các nhà đầu tư lớn thường yêu cầu tỷ lệ lợi tức cao nhằm bù đắp rủi ro phải gánh chịu.

– Sự khác nhau trong việc xác định phần bù rủi ro có thể dẫn đến tỷ lệ lợi tức yêu cầu của các nhà đầu tư khác nhau.

– Khoản đầu tư phi rủi ro là khoản đầu tư mà các nhà đầu tư sẽ có được mức độ chắc chắn cao về số tiền và thời gian có thể thu lại được. Thường các nhà đầu tư không có sự chắc chắn về lợi tức nhận được do sự khác nhau về mức độ chắc chắn.

2. Market Risk Premium là gì?

Market Risk Premium (hay phần bù rủi ro thị trường) là sự khác biệt giữa lợi nhuận kỳ vọng của đầu tư thị trường và lãi suất phi rủi ro. Đây là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể tính toán thu được hoặc dự kiến thu được từ việc chắc chắn những danh mục đầu tư rủi ro có trong dự đoán.

Phần bù rủi ro thị trường một phần được biết đến từ mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), cụ thể là đường dốc thị trường chứng khoán (SML). Xét về đặc điểm, phần bù rủi ro thị trường:

– Thì phần bù yêu cầu và phần bù dự kiến sẽ khác nhau giữa các nhà đầu tư. Dựa vào mức độ chấp nhận rủi ro và đầu tư mà nhà đầu tư sẽ tính toán chi phí bỏ ra để có được khoản đầu tư đó.

– Mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận từ danh mục đầu tư trên thị trường vốn và lợi tức trái phiếu – là công cụ sử dụng để xác định tỷ suất sinh lợi phi rủi ro, vì trái phiếu có rất ít hoặc không có rủi ro.

– Lợi nhuận yêu cầu, lợi nhuận lịch sử và lợi nhuận kỳ vọng của một danh mục đầu tư được phản ánh bởi phần bù rủi ro.

– Với phần bù rủi ro thị trường trong quá khứ, lợi nhuận sẽ khác nhau tùy thuộc vào công cụ mà nhà phân tích sử dụng.

– Cách tính phần bù rủi ro thị trường:
Các thuật ngữ Premium trong kinh tế thị trường

Một số thuật ngữ thường thấy trong phần bù rủi ro thị trường:

– Phần bù rủi ro thị trường bắt buộc: Khả năng chấp nhận phần bù rủi ro tối thiểu của nhà đầu tư được gọi là phần bù rủi ro thị trường bắt buộc. Nhà đầu tư sẽ thật sự gặp khó khăn nếu tỷ suất sinh lợi của một khoản đầu tư thấp hơn tỷ suất sinh lợi bắt buộc.

– Phần bù rủi ro thị trường lịch sử: Tỷ suất tạo ra lợi nhuận của quá trình đầu tư trong quá khứ được dùng làm thước đo cho phần bù rủi ro thị trường lịch sử. Kết quả của phần bù rủi ro thị trường trước đây sẽ có sự giống nhau giữa các nhà đầu tư vì việc tính toán giá trị dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ.

– Phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng: Sự liên quan giữa lợi nhuận từ danh mục đầu tư thị trường vốn và lãi suất trái phiếu kho bạc được gọi là phần bù rủi ro thị trường kỳ vọng. Phần bù này phụ thuộc vào các nhà đầu tư và không có sự cố định cũng như không có sự giống nhau giữa các nhà đầu tư.

3. Insurance Premium là gì?

Insurance Premium (hay phí bảo hiểm) là số tiền, chi phí mà người mua phải chi trả theo hợp đồng của doanh nghiệp để được nhận dịch vụ bảo hiểm. Bảo hiểm này sẽ được thanh toán theo thời hạn các bên thỏa thuận với mục đích đảm bảo rủi ro cho người mua.

– Đặc trưng: Phí bảo hiểm được tính bằng một khoản tiền nhất định. Chi phí cho bảo hiểm hoàn toàn không giống nhau, tùy thuộc vào từng loại như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hàng hải,… Dựa vào những quy định được đặt ra cho mỗi chi phí bảo hiểm sẽ được quy định bằng số tiền tương ứng.

– Phân loại: Phí bảo hiểm có 2 loại là phí thuần và phụ phí. Phí thuần là khoản phí mà công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những tổn thất đã xảy ra với người mua. Phụ phí bao gồm các chi phí tuyên truyền, quảng cáo, đại lý,… Bên cạnh đó, còn có chi phí quản lý hợp đồng – là chi phí cho việc quản lý trong thời hạn hợp đồng thu và chi cho công ty bảo hiểm.

– Cách tính phí bảo hiểm:

Các thuật ngữ Premium trong kinh tế thị trường

Lưu ý: Đối với bảo hiểm nhân thọ thì VAT = 0.

IV. Gói Premium là gì?

Gói premium là những gói cước bao gồm những dịch vụ cao cấp, chất lượng hơn so với gói dịch vụ thường. Khi khách hàng chọn dùng gói premium sẽ phải trả một khoản tiền cao hơn và đồng thời sẽ nhận được những dịch vụ cao cấp và chất lượng nhất từ nhà cung cấp, kèm với những ưu đãi đặc biệt chỉ dành riêng cho người dùng gói cao cấp.

Gói Premium thường được áp dụng trong dịch vụ hơn vì sẽ thể hiện được các dịch vụ cao cấp và ưu đãi hơn so với những gói thông thường.

V. Phiên bản Premium là gì?

Phiên bản Premium là gì?

Phiên bản premium là những dòng sản phẩm cao cấp thường được áp dụng trong những sản phẩm như hàng tiêu dùng, phần mềm,… Những phiên bản Premium là những bản đạt chất lượng nhất, được nâng cấp từ những phiên bản có sẵn trước đó.

Phiên bản premium đôi khi còn là những phiên bản giới hạn, thể hiện được giá trị của sản phẩm mà không phải người dùng nào cũng có thể sở hữu. Phiên bản premium không những nâng cao giá trị sản phẩm mà còn làm tăng giá trị người dùng.

VI. Tài khoản Premium là gì?

Tài khoản Premium là gì?

Tài khoản Premium hay được hiểu là những tài khoản cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất kèm với nhiều tính năng, công cụ tiện ích. Khi đã sở hữu được tài khoản Premium, khách hàng có thể sử dụng được tối đa chức năng của phần mềm hay ứng dụng của nhà cung cấp. Ở chiều ngược lại, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí cao hơn nhiều so với tài khoản thường.

Điều này giúp nhà cung cấp có thể phân loại được khách hàng và dễ dàng có những chiến lược quảng bá hiệu quả với từng phân khúc khách hàng. Đồng thời, khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu, mong muốn khi sử dụng dịch vụ/ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

1. Youtube Premium

Youtube Premium là gói dịch vụ cao cấp mà người dùng có thể thỏa thích xem video, nghe nhạc mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ quảng cáo nào từ Youtube. Khi sở hữu gói Youtube Premium, người dùng có thể xem những sản phẩm YouTube, YouTube Music và YouTube Kids không giới hạn.

Đặc biệt, YouTube Premium cũng cho phép các thành viên tải video xuống để xem mà không cần mạng trên thiết bị di động và phát video trong nền. Không những thế, người dùng có thể tải nhiều video chất lượng cao với giá ưu đãi.

2. Spotify Premium

Spotify Premium là gói dịch vụ cao cấp cho những người nghe nhạc tại Spotify. Với 59.000 đồng/tháng, người dùng có thể có thể nghe nhạc thỏa thích mà không bị làm phiền bởi những quảng cáo không đáng có. Gói Premium của Spotify đáp ứng được nhu cầu người nghe với tất cả bài hát yêu thích thay vì bị hạn chế bởi bản miễn phí. Người dùng có thể tải về đến 3333 bài hát và nghe offline trên 3 thiết bị với âm thanh chuẩn chất lượng.

3. Netflix Premium

Netflix Premium là một trong 4 gói cước cao cấp dành cho khách hàng của Netflix với độ phân giải của những bộ phim từ HD đến Ultra HD. Đặc biệt, người xem có thể xem phim, các chương trình giải trí cùng lúc trên 4 màn hình và tải về tối đa 4 thiết bị chỉ với gói cước 260.000 VNĐ/ tháng

4. Grabbike Premium

Grabbike Premium là gói cao cấp của ứng dụng xe ôm công nghệ Grab. Thông thường, người dùng khi có nhu cầu di chuyển sẽ có một tài xế bất kỳ nhận chuyến. Đối với Grabbike Premium, khách hàng sẽ được tài xế đón với những dòng xe hạng sang như SH, Vespa, xe phân khối lớn,… Tài xế dành cho những vị khách của gói Grabbike Premium sẽ phải đạt được những yêu cầu như 4.9 sao trở lên với ít nhất 6 tháng tham gia trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi.

Xem thêm:

>> Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing

>> Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút

>> Cộng tác viên (CTV) là gì? Các công việc và kỹ năng cần có của CTV

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về thuật ngữ Premium khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy thông tin hay và bổ ích nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Premium là gì? Ảnh hưởng Premium trong lĩnh vực Marketing do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.