Bạn đang theo dõi bài viết Tagline là gì? Các bước xây dựng một tagline ấn tượng, thu hút tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Tagline đối với một doanh nghiệp có một vai trò rất quan trọng, khi để tạo ra một tagline ấn tượng phải trả qua nhiều bước cũng như cần lưu ý rất nhiều. Nếu bạn đang tìm hiểu các yếu tố và các bước tạo ra tagline thì cùng theo dõi đến cuối bài viết. Cuối bài mình sẽ giới thiệu thêm một số tagline nổi tiếng, ấn tượng không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn thế giới.
Có thể bạn chưa biết: Marketing là gì
I. Tagline là gì? Nguồn gốc của tagline
1. Định nghĩa tagline
Tagline là một câu nói ngắn, một cụm từ biểu đạt một ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nói, người nghe. Trong Marketing, tagline là thuật ngữ chuyên môn định vị giá trị sản phẩm, hay thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Tagline thường xuất hiện tại các mẫu quảng cáo, các đoạn TVC giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm. Các mẫu tagline có sức ảnh hưởng lớn và tạo ấn tượng mạnh mẽ khiến khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu, nhãn hàng.
2. Lịch sử hình thành tagline
Câu tagline đầu tiên cho Tom Bodett thực hiện. Ông đang ghi âm một đoạn quảng cáo qua radio Motel 6 những khi đã hoàn tất kịch bản thì vẫn còn dư một ít thời gian. Để kết thúc trọn vẹn, ông đã ngẫu hứng cho thêm một vài từ. Và câu nói “We’ll leave the light on for you” của ông đã trở thành một cú “hit” với khách hàng. Sau hơn 30 năm, quảng cáo của Motel 6 vẫn nổi tiếng cùng với tagline ngẫu hứng đó của ông.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:
– Nhân viên Trade Marketing
– Chuyên viên PR truyền thông
– Nhân viên SEO và Content tin website TGDĐ ĐMX
3. Phân biệt tagline và slogan
Slogan là một đoạn văn ngắn, thường được doanh nghiệp, thương hiệu diễn tả một lời hứa, nêu lên giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mô tả và thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu, nó có thể chứa đựng một câu chuyện dài hay chiến lượng kinh doanh. Trong khi đó, tagline thường ngắn hơn và mục đích là củng cố niềm tin với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đó.
Ví dụ như, OMO có slogan là Đánh bay mọi vết bẩn, trong khi tagline là Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn. Vinamilk với slogan là Sức khỏe và vẻ đẹp của bạn, nhưng lại có rất nhiều tagline thay đổi theo giai đoạn như Chất lượng quốc tế – Chất lượng Vinamilk, Vì thế hệ tương lai vượt trội, Vươn cao Việt Nam.
II. Vai trò của tagline đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tagline có vai trò như một khẩu lệnh định hướng hình ảnh, bản sắc của doanh nghiệp. Đặc biệt, thông qua tagline khách hàng sẽ nhớ đến và giúp khách hàng phân biết được với các đối thủ cạnh tranh.
Tagline giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc với khách hàng, với công chúng. Từ đó, gia tăng độ uy tín cho thương hiệu, xây dựng lòng tin cho khách hàng. Thông qua tagline, những giá trị của doanh nghiệp được truyền tải độc đáo, mới lạ.
III. Một số loại tagline thường gặp
– Tagline mô tả: Là loại tagline làm nổi bật giá trị của một doanh nghiệp khi truyền thông đến công chúng. Giới thiệu, mô tả, sản phẩm, thương hiệu, lợi ích bằng những từ ngữ đơn giản, nhưng sâu sắc. Ví dụ: Walmart’s – Save money. Live better; Biti’s – Biti’s, nâng niu bàn chân Việt.
– Tagline mệnh lệnh: Loại tagline mang tính bắt buộc, thường chứa động từ, có yếu tố yêu cầu hành động. Ví dụ: Nike – Just Do It; YouTube – Broadcast Yourself; Coca-Cola – Open Happiness.
– Tagline khơi gợi: Loại tagline mang đến những lợi ích, khơi gợi khả năng. Ví dụ: Adidas – Không thể là không có gì; Under Armour – Tôi sẽ; Dove – Bạn đẹp hơn bạn nghĩ.
– Tagline cụ thể: Loại tagline này có cách thức thể hiện, tiết lộ sản phẩm rất khéo, khiến người xem cảm thấy ấn tượng. Nó làm nổi bật hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Olay’s – Love the skin you’re in.
– Tagline nghi vấn: Thông qua những câu hỏi để tạo ra tagline kích thích nhu cầu, kích thích hành động cho khách hàng. Ví dụ: The California Milk Processor Board’s Got Milk?
– Tagline so sánh nhất: Đây là loại tagline có mức độ so sánh cao nhất, hướng sự khẳng định trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Ví dụ: Budweiser – The king of beers; BMW – The ultimate driving machine.
IV. Yếu tố tạo nên một tagline ấn tượng
– Câu văn ngắn gọn: Những tagline ấn tượng hiện nay đều rất ngắn gọn nhưng vẫn có thể truyền tải đầy đủ thông điệp. Tagline giống như một nhãn dán, mô tả nhanh nội dung, giúp truyền tải thông điệp trọn vẹn chỉ thông qua vài từ ngữ đơn giản.
– Có tính sáng tạo: Nên sử dụng những động từ mạnh để điều hước người đọc suy nghĩ đến những vấn đề được nhắc đến. Tránh việc sử dụng những từ ngữ, lời tuyên bố nhạt nhẽo, mơ hồ.
– Thân thiện và gần gũi: Một mối quan hệ lâu dài và bền vững rất cần sự thân thiện và gần gũi. Việc sử dụng những từ ngữ chân thành một cách khéo léo sẽ đem đến những tagline chạm tới cảm xúc người đọc, người nghe.
– Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu: Thông qua những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, dễ cho người đọc, người nghe tiếp cận. Khách hàng ngày nay rất ít người đủ thời gian và sự kiên nhẫn để suy nghĩ, nghiên cứu những ẩn ý được lồng ghép vào trong tagline.
– Thể hiện sự chân thành: Tagline là phương thức truyền thông được sử dụng thường xuyên và lâu dài. Những câu nói, những từ ngữ chân thành sẽ thuyết phục khách hàng tin tưởng và khiến họ nhớ đến doanh nghiệp.
– Tạo được điểm nhấn đặc biệt: Một tagline ấn tượng phải có điểm nhấn, khiến cho người đọc, người xem để mắt ngay từ lần đầu đến tagline của bạn. Nhiệm vụ của tagline là tác động mạnh mẽ đến cảm xúc khách hàng, vậy nên cần đầu tư thời gian và công sức để tạo được ấn tượng, tạo điểm nhấn với người dùng.
– Kể một câu chuyện mạnh mẽ: Câu chuyện có nội dung cụ thể sẽ chuyển tải thông điệp được rõ ràng hơn. Tagline được kể bằng một câu chuyện có nội dung mạnh mẽ sẽ tuyên truyền, cổ động và có hiệu ứng quảng bá được mạnh mẽ hơn.
V. Các bước xây dựng tagline thu hút khách hàng
1. Xác định giá trị thương hiệu / sản phẩm
Trước khi tạo ra một tagline hãy trả lời câu hỏi “Tôi là ai, đây là đâu”. Khi có câu trả lời phù hợp nhất nghĩa là bạn và doanh nghiệp đã xác định được giá trị của thương hiệu. Muốn tạo ra một tagline cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu nhưng không biết điểm mạnh, điểm khác biệt thì rất khó để thành công.
Đây là bước đầu tiên và là một bước rất quan trọng trong việc thành công của một doanh nghiệp. Tagline sẽ thể hiện sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp, vì vậy xác định chính xác giá trị vòng đời, giá trị thương hiệu sẽ đem đến kết quả tốt hơn.
2. Cô đọng thông tin thành từ khóa
Mục đích của từ khóa trong tagline là giúp doanh nghiệp truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng. Thông qua từ khóa chính, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch truyền thông phụ để quảng bá rộng rãi hơn đến khách hàng.
Để có thể chọn được từ khóa hay, bạn có thể chuẩn bị một tờ giấy và viết ra những từ khóa liên quan. Chọn ra được một từ khóa hay sẽ giúp bạn có cảm hứng tạo ra những thông điệp chạm đến cảm xúc người đọc.
3. Định hướng ý tưởng cho tagline
Với giá trị thương hiệu, sản phẩm đã xác định từ trước, được kết hợp với từ khóa, từ đó hình thành ý tưởng cho tagline. Ngay khi ý tưởng xuất hiện, hay ghi lại trên giấy, trên điện thoại.
Ý tưởng không cần phải quá hoàn hảo trong khi đang định hướng, chỉ cần phù hợp và bám theo mục đích ban đầu đặt ra. Khi chọn ra ý tưởng tốt cần ưu tiên sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu với đối tượng truyền thông.
4. Triển khai từ khóa thành câu chữ
Từ những từ khóa và ý tưởng đã được định hướng trước đó, bạn sẽ kết nối chúng lại cho phù hợp và triển khai thành câu chữ để đưa đến cho khách hàng. Những từ ngữ đi kèm phải liên kết với từ khóa, câu chữ sử dụng truyền tải đúng, đủ thông điệp đến cho khách hàng.
Khi triển khai thành câu chữ, bạn cần thay đổi góc nhìn, đặt bản thân vào vị trí của người đọc, người xem. Triển khai từ khóa thành chữ bạn hoàn toàn có thể viết dài và nhiều ý, sau đó cô đọng và đúc kết lại để tạo ra một số câu tagline ứng ý nhất.
5. Cùng các thành viên nhận xét và chỉnh sửa
Khi đã có một vài câu tagline, hãy đưa cho các thành viên khác trong team đóng góp ý kiến và chỉnh sửa để chọn ra câu tagline hay nhất. Việc nghe ý kiến từ nhiều người sẽ giúp câu tagline của bạn tạo ra được hoàn thiện dưới nhiều góc nhìn, mang tính khách quan hơn.
Lưu ý, khi nghe nhận xét từ các thành viên khác, nên có chọn lọc. Chọn lọc và chỉnh sửa dựa trên mục đích ban đầu. Tốt nhất nên trao đổi về mục đích của tagline, chủ đề của tagline và từ khóa để các thành viên sẽ có góp ý phù hợp.
6. Xét duyệt lần cuối bởi cấp lãnh đạo
Tagline là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng, vì vậy, sếp và các quản lý cấp cao sẽ là người chốt lại trước khi công bố. Khi đưa lên cấp trên xét duyệt, hãy đưa sản phẩm hoàn chỉnh, trình bày rõ mục tiêu, thông điệp để thuyết phục.
VI. Những lưu ý khi thiết kế tagline cho doanh nghiệp
1. Ai sẽ chuyên viết tagline
– Nội bộ công ty: Trong công ty, nếu không có nhiều chi phí có thể tận dụng nhân viên có sẵn. Những người biết về sản phẩm, biết về khách hàng họ đủ sức để tạo ra một tagline phù hợp và làm cho quản lý hài lòng.
– Những người viết tự do: Trên thị trường hiện có rất nhiều bạn trẻ là freelancer chuyên viết quảng cáo. Nếu doanh nghiệp có quen biết, muốn tiết kiệm chi phí và hợp tác trong thời gian ngắn hạn, có thể tham khảo những người viết tự do.
– Các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp: Đối với những doanh nghiệp lớn, họ cần những người chuyên nghiệp, chuyên viết tagline, có thể là một copywriter chuyên viết quảng cáo hoặc thuê các Agency chuyên tạo tagline.
2. Khơi gợi được cảm xúc người tiêu dùng
Để người dùng chi tiền cho sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cang cung cấp cần chạm đến được cảm xúc của người dùng. Vì vậy, khơi gợi, kích thích cảm xúc để người dùng có nhu cầu mua hàng.
Những tagline càng cụ thể, dễ đoán, không chỉ gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu mà còn kích thích nhu cầu sử dụng cho người dùng. Tagline có thể khơi gợi được nhu cầu sẽ dễ dàng thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.
3. Nghĩ ra thật nhiều ý tưởng trước khi lựa chọn
Những ý tưởng tốt nhất thường đến bất chợt và vào một thời điểm bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng. Hãy lưu lại tất cả những ý tưởng thoáng qua, để khi tiến hành bạn có thể chọn được tagline tốt nhất.
Đối với người làm sáng tạo, bạn sẽ biết rằng, những ý tưởng khi đặt bản thân vào khách hàng sẽ là ý tưởng hay nhất. Nhưng khách hàng có nhiều dạng, vì đó mà bạn cần có nhiều ý tưởng để có được tagline cuối cùng phục vụ được số đông khách hàng mục tiêu hướng đến.
4. Sử dụng cụm từ có ảnh hưởng khi gặp khó khăn
Sử dụng những cụm từ có sức ảnh hưởng sẽ tác động đến khả năng ghi nhớ. Đồng thời, nó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc. Khi gặp khó khăn trong việc truyền thông tagline, những cụm từ có ảnh hưởng sẽ giúp tiếp cận được nhiều người hơn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một tagline, tuy nhiên từ ngữ có sự tác động rất lớn. Những cụm từ có ảnh hưởng đặc biệt sẽ giúp việc lan tỏa thông điệp được nhanh chóng và rõ ràng hơn.
5. Không cố gắng trở nên thật hoàn hảo
Tagline phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, việc trở nên hoàn hảo, ai cũng yêu thích là điều không thể. Vì vậy, đừng cố gắng tạo ra một tagline hoàn hảo. Việc mà một người viết tagline cần làm là tạo ra một tagline phù hợp với doanh nghiệp và truyền đạt đủ thông tin đến các đối tượng truyền thông.
Và nếu tagline tạo ra không tạo được hiệu ứng tốt, bạn vẫn có thể thay đổi. Đừng tuân theo bất cứ quy chuẩn hoàn hảo nào trong việc sáng tạo. Tất cả các thương hiệu nổi tiếng hiện nay đều sẽ thay đổi tagline khi cần thiết. Vì vậy, giảm bớt căng thẳng tạo tagline hoàn hảo sẽ giúp bạn tạo ra được một tagline hay và phù hợp.
6. Tham khảo từ những thương hiệu có tiếng
Tham khảo tagline của những thương hiệu nổi tiếng, cách họ tạo ra và quảng bá từ đó học hỏi. Dựa vào những người đi trước đã thành công, chỉnh sửa lại cho phù hợp với doanh nghiệp của mình, từ đó bạn sẽ có tagline tốt nhất.
Với những tagline hay bạn sẽ biết được mình nên làm gì để có thể tạo ra được một tagline tương tự. Không chỉ tham khảo từ những tagline thành công, hãy đọc thêm case study của các tagline kém duyên để rút ra bài học, trách lặp lại là điều vô cùng nên làm.
VII. Tổng hợp tagline hay của các thương hiệu nổi tiếng
1. Một số thương hiệu thế giới
– Apple – Think Different: Tagline này được ra đời khi Apple và IBM đang cạnh tranh với nhau. Sau tagline này, Apple đã có sự tăng trưởng rõ rệt, đưa công ty phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ tốt nhất trên thế giới.
– McDonald’s – I’m Lovin’ It: McDonald’s là nơi chuyên cung cấp thức ăn nhanh, chọn tagline này để nhấn mạnh việc khách hàng chọn McDonald’s chính là đang chọn sự yêu thương. Nó mang thông điệp tích cực và tốt đẹp đến cộng đồng, xây dựng hình ảnh yêu thương cho thương hiệu
– KFC – It’s finger-lickin’ good: Tagline này muốn nói rằng, gà rất ngon bạn sẽ phải ăn hết tất cả những gì sót lại cả trên ngón tay.
– Nike – Just Do It: Câu tagline tuy ngắn nhưng mang thông điệp vô cùng ý nghĩa đến cộng đồng. Nó khuyến khích hành động, vực dậy tinh thần, thể hiện sự mạnh mẽ, ý chí và nghị lực.
– HSBC – The world’s local bank: Tagline thể hiện việc ngân hàng muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài, phát triển vững chắc cùng khách hàng.
– Airbnb – Belong Anywhere: Hiện là một công ty du lịch mong muốn khách hàng cảm thấy gần gũi khi sử dụng dịch vụ của họ, dù đi du lịch hay công tác ở bất cứ đâu vẫn thấy quen thuộc.
– Coca-Cola – Things Go Better With Coke: Tagline này hước đến khách hàng, cho họ biết rằng có thể thưởng thức mọi loại đồ ăn với thức uống có ga này.
– General Electric – We Bring Good Things to Life: Qua tagline này, General Electric mong muốn khách hàng sẽ luôn cảm thấy tuyệt vời khi sử dụng những sản phẩm của hãng, vì nó đáng tin cậy.
– Jared – He Went to Jared: Tagline này ngoài việc đem đến thông điệp chào mừng mọi người đến với Jared để mua trang sức, thì nó còn ám chỉ những thời cầu hôn trong hôn nhân.
– MasterCard – There are some things money can’t buy. For everything else, there’s MasterCard: Tagline này mang ý nghĩa nó nhằm khẳng định, bạn có thể mua mọi thứ chỉ cần có MasterCard.
2. Một số thương hiệu Việt Nam
– Bitis – Nâng niu bàn chân Việt: Thông qua tagline này, doanh nghiệp muốn nhắc rằng đây là một thương hiệu Việt, mang giá trị Việt. Trải qua nhiều giai đoạn nhưng Bitis vẫn ở đó để nâng nịu những đôi chân người Việt.
– Vietjet – Bay là thích ngay: Với tagline này Vietjet hy vọng trở thành hãng hàng không đem đến trải nghiệm thực sự thú vị, tạo sự hứng thú cho hành khách khi sử dụng.
– Xì dầu Angon – Người bạn đồng hành của hải sản: Xì dầu Angon khi thực hiện tagline này mong muốn khách hàng sẽ luôn nghĩ đến sản phẩm của họ mỗi khi ăn hải sản. Đây là loại tagline cụ thể, làm nổi bật công dụng của sản phẩm.
– Liên Thành – Tinh túy hương vị trăm năm: Thông qua tagline này, Liên Thành muốn nhắn nhủ sự lâu đời của thương hiệu, và nhấn mạnh việc dù hơn trăm năm những vẫn giữ trọn vẹn sự tinh túy của nước mắm.
– Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam: Đây là loại tagline so sánh nhất, khẳng định vị thế của máy lọc nước Kangaroo là hàng đầu Việt Nam.
– Prudential – Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu: Tagline này Prudential muốn ngầm khẳng định việc luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, khách hàng là trên hết khi phục vụ họ.
– Mobifone – Mọi lúc mọi nơi: Tagline này chứng minh cho việc Mobifone sẽ luôn kề cạnh người dùng dù bất cứ đâu, bất cứ nơi nào để phục vụ. Lời khẳng định cho việc sẽ luôn phủ sóng mọi nơi của Mobifone.
– Cafe Trung Nguyên – Khơi nguồn sáng tạo: Là một thương hiệu của sự sáng tạo, Trung Nguyên thông qua tagline này để nhấn mạnh việc, bên cạnh ly cafe Trung Nguyên và những ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo.
– OMO – Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn: Qua tagline này, OMO gửi gắm thông điệp, bẩn là không tốt, các bậc phụ huynh không thích vết bẩn, nhưng khi trải nghiệm sẽ lấm bẩn. Và trẻ học điều hay thì ngại gì vết bẩn khi có OMO là trợ thủ bên cạnh.
Xem thêm:
– Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
– Marketing là gì?
Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc cái nhìn đúng hơn về tagline. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng quên chia sẻ đến cho nhiều người, cũng như để lại bình luận bên dưới về suy nghĩ của bạn nhé! Cảm ơn và hẹn gặp lại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tagline là gì? Các bước xây dựng một tagline ấn tượng, thu hút do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.