Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang theo dõi bài viết Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Thương hiệu là một trong những tài sản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được. Để xây dựng được thương hiệu không phải là điều dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian, sức lực. Vậy để biết được thương hiệu là gì và cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ, hãy cùng mình đọc qua bài viết sau đây nhé!

Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Mục lục

I. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

1. Định nghĩa

Thương hiệu được định nghĩa là một ký tự, một cái tên, thuật ngữ hoặc bất kỳ dấu hiệu giúp mọi người nhận thức về công ty, sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó. Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đứng vững và tồn tại trên thị trường.

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers” – Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, thiết kế, ký hiệu hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác để phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của người bán này với những người bán khác.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:

– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động

– Nhân viên Employer Branding (Talent Acquisition)

2. Ý nghĩa thương hiệu với doanh nghiệp

– Thương hiệu giúp nhận diện doanh nghiệp: Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ có thương hiệu mà mức độ nhận diện doanh nghiệp, sản phẩm của người dùng được rộng rãi hơn, tạo được sự khác biệt và tăng mức độ cạnh tranh so với những sản phẩm khác.

– Thu hút khách hàng tiềm năng: Người dùng sẽ có nhiều niềm tin và sự ưu tiên hơn khi lựa chọn giữa những sản phẩm, dịch vụ từ những doanh nghiệp có thương hiệu rõ ràng. Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu không cần phải mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm khách hàng, vì khách hàng sẽ chủ động tìm đến doanh nghiệp khi đã có được sự tin tưởng.

– Doanh nghiệp có thương hiệu dễ dàng đứng vững trên thị trường: Ngày này, có rất nhiều doanh nghiệp xuất hiện và cạnh tranh trong cùng một ngành thương mại. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nét riêng và đặc tính nổi giúp khách hàng nhận biết. Tuy vậy, đối với những doanh nghiệp có thương hiệu và nhận được lòng tin của người dùng, họ sẽ không phải lo lắng vấn đề cạnh tranh. Vì vốn dĩ, doanh nghiệp đã có tệp khách hàng riêng, trung thành và những đối tác lâu dài.

3. Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và thương hiệu bởi sự thiếu rõ ràng trong nhiều định nghĩa. Có thể nói thương hiệu là tài sản lớn, vô hình mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn và cần phải xây dựng, nhằm để nâng cao vị thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.

Riêng với nhãn hiệu là các yếu tố hữu hình bao gồm từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả là hình đa chiều có thể tồn tại trong thời gian ngắn và được thay đổi linh động tùy vào xu hướng, nhu cầu của thị trường.

Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ bởi pháp luật trong vòng 10 năm, tuy nhiên có thể gia hạn và được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Ngược lại thương hiệu sẽ không được nhận sự bảo hộ bởi pháp luật nhưng giá trị không bị giới hạn theo thời gian, bởi đó là thành quả của một quá trình dài doanh nghiệp xây dựng và phát triển.

II. 9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu

1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

Công dụng của la bàn là định hướng, thế nên la bàn thương hiệu là yếu tố giúp xác định hướng đi cho công ty, doanh nghiệp. Bao gồm 5 phần là mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu nhằm tóm tắt một cách cơ bản nhất về bức tranh thương hiệu mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến. Với la bàn thương hiệu, bạn có thể vạch ra một kế hoạch cụ thể để đến được mục đích cuối cùng cho doanh nghiệp.

2. Văn hoá công ty (Company culture)

Một trong những vấn đề được mọi người quan tâm là văn hóa doanh nghiệp. Đây là điều mà các doanh nghiệp luôn ưu tiên xây dựng nhằm truyền cảm hứng làm việc cho toàn thể nhân viên, và là yếu tố quyết định thời gian gắn bó của họ với tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp phù hợp, môi trường làm việc thân thiện, gần gũi và hòa đồng, có chính sách – đãi ngộ tốt cho nhân viên sẽ giúp tăng năng suất làm việc tăng cũng như thu hút nhiều ứng cử viên sáng giá. Chính điều này, tạo nên thương hiệu về môi trường làm việc đáng mơ ước của doanh nghiệp.

3. Tính cách thương hiệu (Brand Personality)

Tính cách thương hiệu cũng tương tự như tính cách con người. Bao gồm những đặc trưng, đặc điểm nhận dạng và hành động gắn liền với thương hiệu. Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng được nhận ra bởi những người bạn thân (khách hàng trung thành). Tính cách thương hiệu sẽ dễ dàng thu hút những khách hàng có cùng sự tương đồng về lối suy nghĩ.

4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Đây là bản mô tả về quy trình chiến lược của doanh nghiệp với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Kiến trúc thương hiệu cần được thiết lập ngay từ khi bắt đầu để phát triển, mở rộng thị phần và vị thế của doanh nghiệp.

Kiến trúc thương hiệu giúp người dùng tiếp cận, tương tác về những gì liên quan đến thương hiệu. Một kiến trúc thương hiệu bao gồm sự kết nối chặt chẽ giữa tên, biểu tượng, màu sắc trong hình ảnh, cách bày trí, chủ đề,… được truyền tải đến khách hàng. Đây được xem là giá trị giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được hiệu suất tiếp thị.

5. Tên thương hiệu và slogan (Brand Name & Tagline)

Tên thương hiệu và slogan có thể nói là 2 gương mặt đại diện của doanh nghiệp. Tên thương hiệu cần phải có ý nghĩa với người sáng lập, cộng đồng, hoặc mang thông điệp truyền tải về sản phẩm đến với khách hàng.

Slogan sẽ có thể chứa toàn bộ những thông điệp hoặc mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Do đó mà quá trình đặt tên và để ra được slogan cho doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và cả chi phí.

6. Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Bao gồm những logo, hình ảnh, khẩu hiệu,… giúp khẳng định thương hiệu ở mọi lúc mọi nơi. Hay nói cách khác, hệ thống nhận diện thương hiệu là những gì mọi người có thể thấy và liên tưởng ngay đến thương hiệu trong cuộc sống hằng ngày. Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả sẽ thể hiện được tất cả các đặc điểm của thương hiệu bao gồm giọng nói, la bàn thương hiệu,…

7. Giọng nói và thông điệp thương hiệu (Brand Voice & Messaging)

Bên cạnh những hình ảnh, thương hiệu còn được nhận diện bởi âm thanh và những thông điệp mà thương hiệu mang đến cho khách hàng có thể được bao gồm bởi những câu chuyện, âm thanh truyền đạt.

Sự đồng nhất trong cách truyền đạt thông điệp và những âm thanh đặc trưng giúp khách hàng dễ dàng nhận diện. Trong mọi trường hợp, giọng nói thương hiệu mang hiệu quả tốt cho quá trình tạo dựng thương hiệu. Thông qua việc từ từ thâm nhập vào tiềm thức và khiến khách hàng nhận ra ngay thương hiệu trong thời gian ngắn khi được gợi nhắc.

8. Website doanh nghiệp

Đây được xem là ngôi nhà, hình ảnh đại diện và là gian hàng online của doanh nghiệp. Website là công cụ, cánh tay đắc lực của doanh nghiệp cho việc quảng bá thương hiệu.

Những thông tin về doanh nghiệp, tin tức mới nhất hay hàng hóa/dịch vụ đang được kinh doanh sẽ liên tục cập nhật trên website nhanh nhất. Website doanh nghiệp giúp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng hiệu quả truyền thông và giúp mở rộng không gian bán hàng, tăng độ phủ sóng và độ nhận diện cho thương hiệu của doanh nghiệp.

9. Phương tiện truyền thông (Social media)

Trong thời đại 4.0 hiện nay, mọi người dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội khoảng từ 3 – 5 tiếng mỗi ngày. Do đó, việc tiếp cận khách hàng trên diện rộng sẽ dễ dàng hơn khi những quảng cáo, sản phẩm, tin tức được đăng trên các trang mạng xã hội.

Social media là một công cụ tuyệt vời với mỗi doanh nghiệp, giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng được lượt tương tác với khách hàng đồng thời thúc đẩy hành động mua hàng tiện lợi và nhanh chóng mà hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để đạt được những hiệu quả đó, bạn cần phải đầu tư tốt về phần hình ảnh, nội dung để thu hút người đọc.

III. Quá trình hình thành thương hiệu

Quá trình hình thành thương hiệu

1. Giai đoạn 1 – Hình thành thương hiệu

Khi nhắc đến thương hiệu, nghĩa là chúng ta không chỉ đang nói về hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Mà thương hiệu còn là những giá trị, lời cam kết của doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.

Đây là giai đoạn đầu tiên bạn cần xác định để vạch ra được chiến lược riêng cho doanh nghiệp. Bạn cần phải biết được mình hiện tại đang là ai và muốn trở thành ai cùng với mục đích, mục tiêu và những giá trị cốt lõi có thể mang lại cho khách hàng. Sau khi đã có câu trả lời, doanh nghiệp sẽ dựa vào những phân tích đã có mà phát triển thành thương hiệu.

2. Giai đoạn 2 – Nhận diện thương hiệu

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải tiếp cận và gây được ấn tượng tốt với khách hàng thông qua mọi hình thức quảng cáo: social media, standee,… Cách gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên với khách hàng thường sẽ thông qua hình dáng, mẫu mã, bao bì,… hoặc có thể truyền tải những thông điệp về mặt cảm xúc để nhận được sự đồng cảm từ khách hàng.

Việc nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng, bởi đây là giai đoạn mà bạn xâm nhập vào thị trường đầy tính cạnh tranh với những thương hiệu đã có tên tuổi trước đó. Với một thương hiệu hoàn toàn mới sẽ rất khó khăn để khách hàng thực hiện hành vi mua hàng. Vì thế, doanh nghiệp cần phải để khách hàng trải nghiệm sự mới lạ và nổi bật của sản phẩm, so với những sản phẩm ngoài thị trường.

3. Giai đoạn 3 – Trải nghiệm của khách hàng

Vì có quá nhiều sự lựa chọn cùng loại, thế nên khách hàng ngày càng khó tính và khắt khe hơn trong việc chọn lựa sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đã dùng quen trong một thời gian dài.

Khi khách hàng chấp nhận trải nghiệm, đây được xem là sự thành công nhỏ trong quá trình tiếp cận của doanh nghiệp. Trải nghiệm của khách hàng được xem là quá trình đánh giá sản phẩm. Họ sẽ xem xét giữa thực tế sử dụng với những gì doanh nghiệp quảng cáo, và sau đó là so sánh với những sản phẩm khác. Vì vậy mà giai đoạn này, doanh nghiệp cần làm nổi bật lên những giá trị có thể mang đến khách hàng.

4. Giai đoạn 4 – Hoạt động quảng bá thương hiệu

Những hoạt động quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp đến với tất cả mọi người. Doanh nghiệp thường chọn cho riêng mình những hình ảnh, phong cách để lại dấu ấn với khách hàng của họ. Bên cạnh đó là những phương thức quảng bá sản phẩm thông qua kênh quảng cáo, kênh truyền thông đa phương tiện,… với mục tiêu duy nhất là tăng độ nhận diện, đưa sản phẩm vào nhận thức của khách hàng.

IV. Các yếu tố tạo nên sự hoàn hảo cho thương hiệu

Các yếu tố tạo nên sự hoàn hảo cho thương hiệu

– Mục đích: Để tạo nên thương hiệu hoàn hảo, mỗi doanh nghiệp cần phải đặt ra mục đích cụ thể để hướng đến. Và tất nhiên mục đích của doanh nghiệp cần phải thể hiện được những giá trị cho khách hàng của mình.

– Tính nhất quán: Tính nhất quán được thể hiện ở tất cả các mặt của thương hiệu bao gồm thông điệp, hoạt động Marketing, quảng bá thương hiệu,… Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu. Một điều cần lưu ý trong quá trình cải tiến là chỉ nên nâng cấp và phát triển thêm, mà không nên thay đổi để tránh làm mất đi những giá trị vốn đã thân quen với khách hàng.

– Tính cảm xúc: Không phải bất kỳ khách hàng nào cũng đặt được lý trí trên cảm xúc. Vì vậy, hãy dựa vào tâm lý của người dùng mà đặt ra chiến lược cho thương hiệu. Điều này giúp cho khách hàng đồng cảm và sẽ trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

– Tính linh hoạt: Thị trường và thế giới đang thay đổi theo từng ngày. Và để dẫn đầu hay bắt kịp với xu hướng, doanh nghiệp cần phải đề ra những chiến dịch tiếp cận khách hàng và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Tính linh hoạt giúp tăng được mức độ cạnh tranh và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

– Lòng trung thành: Những doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng và đối tác trung thành càng chứng tỏ được sự thành công của công ty. Chính sự trung thành đó là thước đo chính xác nhất về sản phẩm và những giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.

– Nhận thức cạnh tranh: Việc cạnh tranh giữa những thương hiệu là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên hãy xem đó là động lực cho sự sáng tạo và phát triển doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

V. Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới

Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới

1. Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là một quá trình thực hiện chuỗi công việc từ xây dựng chiến lược, hệ thống chiến dịch,… Mục tiêu cuối cùng của những công việc đó là tạo dựng được hình ảnh riêng cho doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

2. Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu

– Tạo dựng sự khác biệt cho doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sẽ có một thương hiệu riêng, mang những đặc trưng riêng. Chính sự khác biệt giúp khách hàng dễ dàng nhận ra được thương hiệu và phân biệt được giữa rất nhiều thương hiệu khác.

– Thu hút khách hàng tiềm năng: Thương hiệu càng lớn, độ nhận diện càng cao và hình ảnh thương hiệu được phủ sóng nhiều hơn. Những khách hàng tiềm năng cũng dựa vào yếu tố thương hiệu mà ưu tiên cho việc lựa chọn hơn.

– Xây dựng sự trung thành với thương hiệu: Doanh nghiệp nào sở hữu được lượng khách hàng trung thành càng cao càng chứng tỏ được sự thành công của doanh nghiệp đó. Những khách hàng trung thành là những người mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận nhiều nhất. Bên cạnh đó, họ còn giới thiệu đến những bạn bè và người thân về thương hiệu đó.

– Gia tăng hiệu quả tiếp thị: Với doanh nghiệp đã có thương hiệu sẽ nhận được sự ưu ái hơn từ khách hàng. Lượt tìm kiếm chủ động từ khách hàng sẽ nhiều hơn làm tăng hiệu quả của việc tiếp thị.

– Nâng cao giá trị sản phẩm/ dịch vụ: Những mặt hàng cao cấp luôn nhận được sự săn đón của khách hàng. Tất nhiên với những sản phẩm ấy, chất lượng là trên hết nhưng bên cạnh đó còn có yếu tố thương hiệu. Nhờ vào sự lớn mạnh của thương hiệu mà giá trị của sản phẩm cũng tăng cao.

– Tăng doanh thu bán hàng: Xu hướng của khách hàng là sở hữu được những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Bên cạnh giá sản phẩm cao, khách hàng ưa chuộng tạo cho doanh nghiệp doanh thu không nhỏ.

– Tăng giá trị doanh nghiệp: Thương hiệu là tài sản vô cùng quý giá mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Thương hiệu không những giúp tăng giá trị của sản phẩm mà còn tăng giá trị doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện thông qua việc tạo ra lợi nhuận, lượng khách hàng trung thành và những nhà đầu tư trên mọi phương diện cho doanh nghiệp.

3. Các yếu tố quan trọng trước khi xây dựng

– Định vị thương hiệu: Có thể hiểu là phương pháp chiếm lĩnh vị trí trong nhận thức của khách hàng. Cùng với sự thích nghi với thị trường, các doanh nghiệp sẽ tạo ra những hình ảnh thương hiệu hay những câu slogan dễ nhớ và dễ đi vào tâm trí của khách hàng.

– Kiến trúc thương hiệu: Đây là tổng hợp các dạng mô hình sinh thái được hình thành và phát triển bởi doanh nghiệp. Bao gồm những thành tố, yếu tố nhỏ được doanh nghiệp sắp xếp và tổng hợp trong một thương hiệu lớn.

– Trải nghiệm thương hiệu: Đây là quá trình thương hiệu được đón nhận bởi khách hàng qua việc dùng thử sản phẩm. Sau đó là sự cảm nhận, tình cảm, phản ứng với thương hiệu. Và mục đích cuối cùng của quá trình trải nghiệm là đưa thương hiệu đi vào tiềm thức của khách hàng.

4. Các bước xây dựng thương hiệu thành công

– Xác định đúng khách hàng mục tiêu: Trước khi xây dựng được thương hiệu, cần xác định một cách cụ thể về tệp khách hàng muốn hướng đến. Từ đó, xây dựng được hình ảnh và chiến lược cho thương hiệu một cách phù hợp.

– Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm cho thương hiệu: Sau khi đã chọn được tệp khách hàng phù hợp, bạn cần phải tuyên truyền về mục tiêu và sứ mệnh mà thương hiệu sẽ mang đến cho người tiêu dùng của mình. Điều này giúp cho thương hiệu tỏa sáng, dễ gây ấn tượng với khách hàng và giúp họ nhận diện được bạn giữa nhiều cái tên khác có trên thị trường. Cá tính được thể hiện trên mọi phương diện và cùng nhất quán với nhau.

– Tạo tính đồng điệu và tích hợp thương hiệu vào doanh nghiệp: Tất cả thương hiệu của doanh nghiệp cần phải xuất hiện trên những sản phẩm, phụ kiện có liên quan. Và tất cả chúng phải đồng nhất với nhau nhằm giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm khi có nhu cầu tiêu dùng.

– Xây dựng tính nhất quán và sự trung thành cho thương hiệu: Nhờ vào tính nhất quán mà doanh nghiệp có thể giữ được bản sắc và màu sắc của riêng mình. Điều này cũng góp phần giúp khách hàng tin tưởng và xây dựng sự trung thành dành cho các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Thế nên, khi đã đặt mục tiêu và hướng phát triển, bạn cần phải kiên định đến cùng thì mới gặt hái được kết quả tốt nhất.

VI. Các chiến lược mở rộng thương hiệu hiện nay

Các chiến lược mở rộng thương hiệu hiện nay

1. Phân loại chiến lược mở rộng thương hiệu

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm mới: các doanh nghiệp dựa vào sự trung thành của khách hàng để tung ra các sản phẩm mới. Những sản phẩm này không có sự liên quan nào đến các sản phẩm mà doanh nghiệp đã kinh doanh. Điển hình là thương hiệu cao cấp Gucci, họ vốn nổi tiếng chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang xa xỉ. Sau đó họ mở rộng sang kinh doanh các dòng sản phẩm nước hoa.

Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm liên quan: các doanh nghiệp sẽ dựa vào thương hiệu chính nhận được nhiều niềm tin của khách hàng. Từ đó tung ra các sản phẩm có liên quan mật thiết. Chẳng hạn như dòng sản phẩm sữa của Vinamilk nhận được nhiều sự yêu mến của khách hàng. Nhận thấy được điều đó, Vinamilk đã phát triển ra các sản phẩm như sữa chua, phô mai,…

Mở rộng thương hiệu cho nhóm khách hàng có sẵn: với chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ phát triển các dòng sản phẩm mới cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Như thương hiệu Johnson, họ sử dụng cái tên này cho mọi sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh bao gồm phấn, sữa tắm, dầu gội,…

Mở rộng thương hiệu cho một lĩnh vực kinh doanh: trong chiến lược này, các doanh nghiệp sẽ phải dùng tên thương hiệu của mình cho mọi lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể là thương hiệu Samsung, họ sử dụng cái tên này cho mọi lĩnh vực kinh doanh của mình như bất động sản, điện tử, đồ gia dụng,…

2. Ưu, nhược điểm khi tiến hành mở rộng thương hiệu

Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm khi tiến hành mở rộng thương hiệu:

Ưu điểm:

Việc mở rộng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện trên thị trường. Từ đó các sản phẩm sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận, giúp tăng trưởng doanh thu cao hơn. Bên cạnh đó, khi mở rộng thương hiệu, thị phần của doanh nghiệp cũng sẽ tăng cao. Giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ hơn.

Nhược điểm:

Chiến lược mở rộng thị trường sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả cao đối với những doanh nghiệp nổi tiếng, được sự yêu mến của khách hàng. Còn với những doanh nghiệp không được khách hàng yêu mến thì việc mở rộng thương hiệu rất dễ bị phản tác dụng. Các doanh nghiệp cần phải có một lĩnh vực chủ đạo, bởi vì khi có nhu cầu mua sắm trong lĩnh vực đó, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của doanh nghiệp.

VII. Cách để có được nhận thức tích cực từ người tiêu dùng

Cách để có được nhận thức tích cực từ người tiêu dùng

Nhận thức thương hiệu cảm tính

Nhận thức cảm tính là việc các thương hiệu chinh phục được khách hàng từ cảm nhận hay hình thức bên ngoài. Có rất nhiều thương hiệu chi rất nhiều tiền để xây dựng hình ảnh hay đưa ra những lời quảng cáo để thu hút khách hàng. Việc tăng độ nhận thức thương hiệu theo cách này không có gì đáng nói. Tuy nhiên nếu mục đích sử dụng của đội ngũ xây dựng thương hiệu sai, thì lại là chuyện cần được quan tâm.

Nhận thức thương hiệu lý tính

Nhận thức thương hiệu lý tính sẽ được thể hiện khi khách hàng đã trải nghiệm, sử dụng qua sản phẩm. Sau đó họ sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá rõ ràng nhất cho sản phẩm mà họ đã mua.

Tóm lại, cách để có được nhận thức tích cực từ người tiêu dùng đó chính là kết hợp giữa cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Các doanh nghiệp cần phải chứng minh cho khách hàng thấy được giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp hoàn toàn đúng với những gì họ quảng cáo. Đồng thời giá trị này cũng xứng đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra.

VIII. Một số khái niệm liên quan đến thương hiệu khác

Một số khái niệm liên quan đến thương hiệu khác

1. Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu được hiểu là một kế hoạch lâu dài bao gồm các hướng dẫn, giải pháp và mục tiêu. Đích đến cuối cùng của chiến lược thương hiệu là mở rộng được thị trường, định vị thương hiệu và đạt được những mục tiêu cụ thể.

Chiến lược thương hiệu giúp tăng tính cạnh tranh, làm chủ thị trường đồng thời xây dựng niềm tin vững chắc với khách hàng. Để xây dựng được chiến lược hiệu quả cần phải xác định được khách hàng mục tiêu, từ đó xác định cơ hội trên thị trường mục tiêu của mình và xây dựng thương hiệu.

2. Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp mà doanh nghiệp đặt ra và hướng tới trong xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tầm nhìn thương hiệu giúp doanh nghiệp định hướng được đường lối phát triển trong hiện tại và tương lai.

Với tầm nhìn thương hiệu, doanh nghiệp có thể thống nhất được mục đích phát triển trong mọi hoạt động quản trị. Tầm nhìn thương hiệu là công cụ đo lường sự phát triển lâu dài và tạo tiền đề cho việc phát triển mục tiêu.

3. Bản sắc thương hiệu

Tổng hợp các yếu tố để tạo nên được nét riêng cho thương hiệu, tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu bao gồm logo, video, website,… Tùy vào mô hình và định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những bản sắc riêng. Bản sắc thương hiệu tuy khác biệt nhưng phải đồng nhất với số đông khách hàng và phù hợp với môi trường nội bộ doanh nghiệp.

Nó chỉ là sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, tạo nên sự nổi bật với các doanh nghiệp bên ngoài. Bản sắc thương hiệu tuy mang lại tính cạnh tranh cao, dẫn đầu xu hướng nhưng vẫn bị đe dọa bởi sự thay đổi của môi trường bên ngoài.

4. Câu chuyện thương hiệu

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về thương hiệu thì lựa chọn đúng đắn nhất là tìm hiểu về câu chuyện thương hiệu. Đây là nơi tường thuật lại từ giai đoạn trước khi hình thành, thúc đẩy sứ mệnh và tầm nhìn. Sau đó là quá trình xây dựng nên thương hiệu thành công.

Câu chuyện thương hiệu giúp khách hàng hiểu hơn về những cố gắng, sự thay đổi tích cực của doanh nghiệp trong việc tạo nên những giá trị tốt đẹp cho người tiêu dùng và xã hội. Từ đó thay đổi cách nhìn và đánh giá của người tiêu dùng dành cho doanh nghiệp. Đồng thời thông qua sự đồng cảm, câu chuyện thương hiệu cũng tạo nên sợi dây kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với nhóm khách hàng mục tiêu.

5. Giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ hay thương hiệu. Giá trị thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng tin và cam kết về thương hiệu.

Một ví dụ dễ dàng nhận thấy của những tín đồ cà phê là Starbucks. Khi khách hàng đến với Starbucks, họ nhận được rất nhiều dịch vụ mà Starbucks đã mang đến để thỏa mãn được hết những nhu cầu của khách hàng qua nhiều năm cải thiện.

Xem thêm:

>> Guideline là gì? Vai trò guideline trong xây dựng thương hiệu

>> Nhãn hiệu là gì? Phân loại và điều kiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền

>> Slogan là gì? Cách tạo nên một slogan cho riêng cho bạn

Vậy là chúng mình đã cùng tìm hiểu về khái niệm thương hiệu là gì, cũng như cách tạo thương hiệu thành công nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến những giá trị hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn thành công hơn nữa trong tương lai!

Nguồn tham khảo://vi.wikipedia.org/wiki/Thương_hiệu

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.