Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo

Bạn đang theo dõi bài viết Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Cùng với sự phát triển của nền công nghệ 4.0, thương mại điện tử là mô hình được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phát triển hiện nay vì nó mang lại lợi nhuận và doanh thu cao. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về thương mại điện tử, cơ hội việc làm và trường đào tạo hiện nay nhé!

Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo

I. Thương mại điện tử (E-commerce) là gì?

1. E-commerce là gì?

Thương mại điện tử (E-commerce) là các hoạt động mua hoặc bán các sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Hàng hóa sẽ được vận chuyển sau khi bên mua và bên bán giao dịch với nhau. Bạn có thể thanh toán trực tiếp khi nhận hàng hoặc thanh toán gián tiếp qua Internet Banking hay các ví điện tử thông dụng. Điều đặc biệt là bạn có thể đặt bất kỳ hàng hóa ở bất cứ đâu vào bất kể thời gian nào mà bạn mong muốn.

Thương mại điện tử được định nghĩa trong nghị định của Chính Phủ là: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử được đặt ra từ các tổ chức uy tín trên thế giới như WTO, APEC, Ủy ban Châu u,… Theo định nghĩa của tổ chức WTO thì “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giao hàng hóa và dịch vụ bằng phương tiện điện

Thương mại điện tử (E-commerce) là gì?

2. E-commerce website là gì?

Ecommerce Website là trang thông tin điện tử được thiết lập nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua bán hay cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Trước đây, thương mại điện tử được thực hiện thông qua email và các cuộc gọi điện thoại nhưng với sự phát triển mạnh mẽ từ những phương tiện truyền thông xã hội như Website, Facebook, Youtube,… thì Ecommerce mới thực sự trở nên phổ biến và đến gần hơn với người dùng.

3. Sự hình thành thương mại điện tử

Thương mại điện tử được bắt đầu từ khoảng 40 năm trước ở dạng thô sơ nhất. Cụ thể là:

– Năm 1969: Công nghệ CompuServe được thành lập bởi tiến sĩ John R.Goltz, Jeffery Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện bằng cách sử dụng kết nối quay số. Vào những năm 1980, CompuServe đã giới thiệu đến công chúng một số hình thức kết nối email và internet và thống lĩnh thị trường.

– Năm 1979: Một nhà phát minh người Anh – Michael Aldrich đã phát minh ra mua sắm điện tử bằng cách kết nối TV với máy tính xử lý giao dịch qua đường dây điện thoại.

– Năm 1982: Sàn giao dịch máy tính Boston ra mắt nhằm phục vụ như một thị trường trực tuyến cho việc mua bán máy tính cũ đã qua sử dụng.

– Năm 1992: Book Stacks Unlimited ra mắt thị trường sách trực tuyến đầu tiên.

– Năm 1994: Netscape Navigator ra mắt công cụ duyệt web và được sử dụng chủ yếu trên nền tảng Windows.

– Năm 1995: Amazon và Ebay ra mắt như một nền tảng thương mại điện tử cho sách.

– Năm 1998: PayPal được Max Levhin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery cho ra mắt như một hệ thống thanh toán thương mại điện tử.

– Năm 1999: Alibaba ra mắt như một thị trường trực tuyến với các nền tảng B2B, C2C, B2C và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay.

II. Vai trò E-commerce trong hoạt động kinh doanh

Vai trò E-commerce trong hoạt động kinh doanh

E-commerce là một loại hình kinh doanh khá phổ biến trong thời đại 4.0 hiện nay, nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như sự phát triển của các cá nhân, tổ chức. Không những thế, hình thức thương mại này đã làm thay đổi mô hình kinh doanh trên toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới được đánh giá là đang trong giai đoạn bùng nổ bởi vì người tiêu dùng đang có xu hướng mua hàng online rất lớn.

Thời gian qua, không chỉ có Việt Nam mà thế giới đã và đang đối mặt với dịch bệnh Covid nên việc mua sắm online để hạn chế tụ tập đông đúc đã trở nên thiết yếu. Các nhà kinh tế, nhà kinh doanh hay doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư E-commerce nhiều hơn nữa đặc biệt là E-commerce website, E-commerce app hay liên kết với các nền tảng trực tuyến để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Việc làm có thể bạn quan tâm – tuyển dụng thương mại điện tử:

– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)

– Nhân viên Phát triển kinh doanh Sàn E-Com (B2B/ Brand, Big seller)

III. Lợi ích của thương mại điện tử (E-commerce)

Lợi ích của thương mại điện tử (E-commerce)

– Không giới hạn khoảng cách: Với cửa hàng truyền thống thì bạn cần phải mở thêm nhiều chi nhánh khác trên các quốc gia thì mới có thể mang sản phẩm của mình đến với khách hàng. Tuy nhiên, với hình thức thương mại điện tử thì giới hạn này hoàn toàn được phá bỏ. Khách hàng chỉ cần lên website của cửa hàng và chọn hàng hóa mà mình mong muốn là có thể được giao đến tận nơi mà không cần đến tận cửa hàng để mua. Vậy bạn đã có thể bán cho bất cứ ai, dù họ ở đâu, trong nước hay trên thế giới thông qua hình thức thương mại điện tử trực tuyến.

– Không giới hạn vị trí cửa hàng: Điểm khác biệt giữa bán hàng truyền thống và sử dụng E-commerce là E-commerce sẽ giúp cho cửa hàng không bị giới hạn bởi vị trí thực của nó. Nó cho phép bạn ra mắt sản phẩm với số lượng không giới hạn vì bạn hoàn toàn không bị giới hạn bởi không gian. Bên cạnh đó, nó giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí thuê mặt bằng hay thuê nhân viên để bạn có thêm chi phí tối ưu trang web hơn nữa.

– Không giới hạn thời gian: Khi bạn áp dụng mô hình thương mại điện tử thì cửa hàng của bạn có thể truy cập cả ngày. Nó cho phép mọi người mua sắm 24h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm bất kể họ sống ở đâu trên thế giới. Thậm chí khi bạn chưa kịp xử lý đơn đặt hàng của khách hàng thì ngay lập tức nó vẫn có thể duyệt các mặt hàng đã mua hàng ở cửa hàng của bạn. Điều này vừa mang lại nhiều cơ hội cho khách hàng mua sắm vừa tạo cơ hội cho nhà kinh doanh thu hút thêm nhiều lợi nhuận.

– Quản lý hàng tồn kho tự động: Trong thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công cụ điện tử hỗ trợ cho việc đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán quản lý hàng tồn kho. Việc làm này sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

– Tiết kiệm chi phí: Việc tạo và duy trì một trang web sẽ ít tốn kém hơn so với việc vận hành một cửa hàng truyền thống. Nếu như cửa hàng trực tiếp buộc bạn phải chi ra một khoản tiền lớn để thuê mặt bằng, nhân viên, trả tiền điện hoặc các khoản bảo trì khác,… thì với thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí đó. Bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm để đầu tư hình ảnh cho trang web để nó đến gần với khách hàng hơn.

IV. Yếu tố cơ bản cấu thành E-commerce

Yếu tố cơ bản cấu thành E-commerce

1. Khảo hàng trực tuyến (Online shopping)

Khảo hàng trực tuyến (Online shopping) bao gồm tất cả các hoạt động tìm kiếm, tìm hiểu chi tiết sản phẩm và đưa ra lựa chọn hàng hóa của khách hàng cũng như hoạt động cung cấp thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của người bán thông qua Internet. Các thông tin này được truyền đạt thông qua các E-commerce website, app nhằm giúp khách hàng cân nhắc việc mua bán hàng hóa.

Khách hàng sẽ truy cập trực tiếp vào trang web của cửa hàng bằng các công cụ tìm kiếm mua sắm như: Shopee, Lazada, Tiki,… để xem danh mục sản phẩm hoặc tìm kiếm mặt hàng mà người tiêu dùng quan tâm. Sau khi tìm kiếm thì sản phẩm quan tâm sẽ được hiển thị kèm với mức giá trên tất cả các cửa hàng và tất cả các sản phẩm riêng biệt trên nền tảng công nghệ đó.

Online shopping được diễn ra giữa các cửa hàng trực tuyến với nhau (business to business) hay giữa cửa hàng trực tuyến với khách hàng (business to customer) thông qua các thiết bị công nghệ để mua sắm trực tuyến như: máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, TV thông minh,… Khách hàng thường sử dụng chức năng “tìm kiếm” để lọc ra các sản phẩm theo các loại, các mẫu, thương hiệu,… để việc mua sắm diễn ra một cách tiện lợi và nhanh chóng.

2. Mua hàng trực tuyến (Online purchase)

Mua hàng trực tuyến (Online purchase) cho phép người tiêu dùng trực tiếp mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán thông qua Internet bằng các trình duyệt web hoặc các nền tảng công nghệ khác. Hình thức mua hàng trực tuyến bao gồm các hoạt động trao đổi, yêu cầu mua bán, giao hàng của khách hàng với bên bán hàng thông qua E-commerce website, app,… cung cấp.

Khách hàng sẽ tìm hiểu về các sản phẩm mong muốn bằng các thông tin chi tiết mà người bán cung cấp rối đưa ra quyết định có mua hàng trực tuyến hay không. Thông qua các website, các ứng dụng mà khách hàng sẽ liên hệ với đại diện bán hàng để thỏa thuận về giá, cách thức thanh toán, giao hàng,… Sau khi thỏa thuận với người bán, khách hàng sẽ chọn thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán trên các nền tảng trực tuyến như: ví Momo, Zalo Pay,…

Các sản phẩm vật lý như: quần áo, mỹ phẩm,… sẽ được các đơn vị phụ trách giao hàng vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu. Tuy nhiên, các sản phẩm kỹ thuật số như các file âm thanh, file tài liệu mềm,… sẽ được gửi bằng tệp hoặc bằng tin nhắn đến khách hàng qua mạng Internet.

V. Các hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce

Các hình thức hoạt động chủ yếu của E-commerce

– Thư điện tử: Đây là hình thức giao tiếp được các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ ưa chuộng sử dụng. Nó đóng vai trò như một hình thức giao tiếp trực tuyến qua Internet, còn được gọi là email (electronic mail)

– Thanh toán điện tử: Là sự chi trả các khoản tiền cho một dịch vụ nào đó thông qua mô hình trực tuyến. Cụ thể là trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, thanh toán tiền mua hàng qua các ví điện tử, thẻ tín dụng,… Tuy nhiên, thanh toán điện tử ngày nay đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới như: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange), thanh toán tiền điện tử (Internet Cash), Dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử (Cash of Delivery),…

– Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): Đây là hình thức trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc bằng cách chuyển thông tin từ máy tính điện tử này sang thiết bị khác hay chuyển đổi giữa các đơn vị công ty đã thỏa thuận với nhau.

– Truyền dung liệu: Nói một cách dễ hiểu thì đây là hình thức truyền nội dung của hàng hóa số. Giá trị thực của nó tồn tại bên trong bản thân nội dung của nó. Mọi hàng hóa số đều có thể thực hiện dưới hình thức giao hàng qua mạng.

– Mua bán hàng hóa hữu hình: Những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như: đồ gia dụng, quần áo,… hay những món hàng có giá trị lớn như: điện thoại, xe máy,… đều được đặt hàng trên các trang thương mại điện tử. Đó chính là hình thức mua bán hàng hóa hữu hình mà thị trường hiện nay đang hướng đến.

VI. Triển vọng nghề nghiệp ngành Thương mại điện tử

Triển vọng nghề nghiệp ngành Thương mại điện tử

1. Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của trung tâm kinh doanh toàn cầu Đại học Tufts thì Việt Nam đứng thứ 48 trên 60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế nhanh trên thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn xếp hạng thứ 22 về tốc độ phát triển số hóa. Việt Nam đang trong nền kinh tế số hóa là cơ hội tốt nhất để lĩnh vực thương mại điện tử lên ngôi.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 53% dân số sử dụng Internet và 50 triệu thuê bao smartphone. Con số này chứng tỏ thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ bùng nổ trong thời gian sớm nhất. Điều này cũng đã được chứng minh qua kết quả khảo sát của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018, tốc độ tăng trưởng của năm 2017 tăng 25% so với năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.

Theo thông tin từ NAPAS (Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam), năm 2017 có số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016, giá trị giao dịch tăng tới 75%. Theo thống kê của tập đoàn iPrice, Việt Nam đang nắm bắt được hầu hết các xu hướng của khu vực, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến của Việt Nam đạt mức 26% trong năm 2017. Cũng trong năm này, tỷ lệ chuyển đổi của Việt Nam được đánh giá là tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trong khu vực lên đến 65%. Dựa vào kết quả khảo sát của hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2018 số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần so với năm 2017 (2,7% so với 0,9%).

Ngoài ra, những nhà đầu tư nước ngoài cũng mạnh mẽ đầu tư vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể là Alipay của Alibaba ký thỏa thuận chiến lược với Napas, Tencent đầu tư 500 triệu USD vào Shopee,…Đến năm 2020, Việt Nam dự kiến sẽ có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online. Thị trường thương mại điện tử sẽ phát triển hơn nữa để thu hút người dùng mua hàng trên các trang thương mại điện tử.

2. Môi trường làm việc và mức lương

Thương mại điện tử đang là một ngành khá hot hiện nay đặc biệt được nhiều bạn trẻ quan tâm. Theo báo cáo của Iprice từ quý 4 năm 2016 – quý 3 năm 2018, quy mô nhân sự của các công ty thương mại điện tử lớn trong khu vực Đông Nam Á như: Shopee, Lazada,… tăng vượt bậc với tỷ lệ 15%/ năm. Mặc dù vậy nhưng để tìm kiếm được nguồn nhân sự chất lượng đạt yêu cầu là điều không dễ dàng. Chính vì thế, mức lương của ngành nghề này vô cùng hấp dẫn khoảng từ 10 triệu – 100 triệu/tháng tuỳ từng cấp bậc và trình độ của mỗi người.

3. Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử

Đây là ngành học được khá nhiều bạn trẻ săn lùng, chính vì thế cơ hội việc làm của ngành này tương đối nhiều. Khi theo đuổi ngành này bạn sẽ có cơ hội đảm nhận một số vị trí như:

– Chuyên viên phân tích, đánh giá sự phát triển của thương mại điện tử.

– Chuyên viên quản trị, xây dựng hệ thống giao dịch thương mại và kinh doanh trực tuyến.

– Chuyên viên quản lý và duy trì hiệu suất hoạt động thương mại điện tử.

– Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển hệ thống thông tin.

– Tư vấn viên thương mại và quản trị doanh nghiệp điện tử.

– Giảng viên ngành Thương mại điện tử tại các trường đại học.

– Nhà nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, phát triển hệ thống bảo mật thông tin.

– Nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên nhập liệu, nhân viên content, nhân viên Marketing online,…

VII. Các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

Các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

1. Ngành Thương mại điện tử học gì?

Thương mại điện tử là ngành kết hợp giữa ngành kinh doanh và công nghệ thông tin. Chính vì thế, khi theo đuổi ngành học này bạn sẽ được đào tạo các kiến thức như: khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng website, thiết bị di động, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội dung trên nền tảng Facebook, Google, Youtube, quản trị đơn hàng, bán hàng, quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực, phát triển hệ thống và chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp,… Bên cạnh đó, bạn sẽ được đào tạo một số lĩnh vực chuyên sâu như: kỹ năng thực chiến trong lĩnh vực thương mại điện tử, kỹ năng thấu hiểu khách hàng, kỹ năng giúp người học tạo ra khác biệt để thành công.

2. Trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

– Trường Đại học Thương Mại:đây là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, hoạt động theo cơ chế tự chủ. Với khả năng đào tạo tốt, trường đã đào tạo thành công hàng trăm cử bậc tốt nghiệp ngành Thương mại quốc tế.

– Trường Đại học Ngoại Thương:đây là trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Ngoại thương có ba cơ sở, ngoài trụ sở chính ở thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở III ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ đa dạng; đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ. Với khả năng đào tạo tốt thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm chọn trường làm nơi phát triển của tương lai.

– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:đây là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam,nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Không những thế, đây là một trong những trường Đại học danh giá và xuất sắc nhất Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ đã và đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về Kinh tế và Kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng.

– Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP. HCM:đây là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 24/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, trường chuyên sâu về đào tạo nhân sự trong ngành kinh tế, kinh doanh và tài chính của Việt Nam. Trường đã thành công trong việc đạo tạo nên nhiều nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử. Chính vì thế, đây là một sự lựa chọn hoàn toàn sáng suốt nếu bạn muốn theo đuổi ngành học này.

– Trường Đại học Công nghệ HUTECH: trường chính thức chuyển từ loại hình dân lập sang tư thục theo quyết định số 702/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ kể từ ngày 19/05/2010. Hiện tại, hệ thống giáo dục HUTECH bao gồm 2 trường đại học thành viên là Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) và Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (UEF). Trường có 1109 giảng viên bao gồm có 9 Giáo sư, 32 Phó giáo sư, 181 Tiến sĩ, 707 Thạc sĩ và 191 giảng viên có trình độ Đại học. Với đội ngũ giảng viên chất lượng thì đây là ngôi trường hoàn toàn xứng đáng cho bạn theo đuổi ngành thương mại điện tử.

Xem thêm:

9 mô hình thương mại điện tử điển hình ở Việt Nam hiện nay

Kinh doanh thương mại điện tử: Cơ hội việc làm và điều kiện đăng ký

– Những sự thật về ngành thương mại điện tử mà bạn muốn biết

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ biết được thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo ra sao và nhận biết bản thân có phù hợp với lĩnh vực này hay không. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, vậy thì đừng quên chia sẻ với mọi người nhé. Chúc bạn luôn thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

Nguồn tham khảo

//vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.