Bạn đang theo dõi bài viết QA là gì? Các yếu tố cần để trở thành nhân viên QA ngành IT tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Bạn yêu thích ngành Công nghệ thông tin, nhưng lại chưa biết nhiều về vị trí QA trong ngànhIT là gì? Vậy thì trong bài viết dưới đây, chúng mình hãy cùng tìm hiểu về việc làm QA nói chung và ngành IT nói riêng, cùng với những tố chất để trở thành một nhân viên QAthành công. Cùng mình bắt đầu ngay nhé!
I. Tìm hiểu về ngành QA
1. Ngành QA là gì?
QA là viết tắt của cụm từ Quality Assurance, bao gồm những hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý nhằm đảm bảo các quy trình được thực hiện theo một chuẩn nhất định. Hay nói cách khác, QA sẽ định ra các quy trình cũng như thường xuyên kiểm tra, đánh giá sát sao nhằm đảm bảo chúng được thực thi đầy đủ và đạt yêu cầu.
Một số bạn dễ bị nhầm lẫn giữa định nghĩa QA và QC (Quality Control). Nếu QA là người đề ra quy trình sản xuất chung, thì QC lại là người chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất. QA sẽ chỉ kiểm tra về quy trình chứ không kiểm tra về mặt chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến khách hàng, và tất nhiên, công việc đó thuộc về QC.
2. Nhiệm vụ chung của nhân viên QA
– Đề xuất, đưa ra quy trình phát triển: Nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án. Việc đề đưa ra quy trình giúp cho QA dễ giám sát công việc, cũng như trình tự thực hiện từng công đoạn rõ ràng và .
– Đưa ra những tài liệu hướng dẫn: Để đảm bảo thống nhất về mục tiêu, chất lượng của sản phẩm cho tất cả các bộ phận có trong nhóm phát triển sản phẩm.
– Kiểm tra, audit việc thực thi quy trình: Thường xuyên kiểm tra xem các bộ phận có làm đúng theo quy trình đã đề ra. Đồng thời kiểm tra tiến độ làm việc của các bộ phận để đảm bảo về thời gian hoàn thành sản phẩm.
– Nhắc nhở đội ngũ phát triển: Trong quá trình vận hành – sản xuất, việc thường xuyên kiểm tra sẽ giúp phát hiện các lỗi và nhắc nhở các bộ phận liên quan sửa chữa kịp thời. Đồng thời, chấn chỉnh đội ngũ làm việc theo đúng quy trình để không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung.
– Theo dõi và điều chỉnh quy trình phù hợp: Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi sát sao nhằm đảm bảo công việc. Bên cạnh đó theo dõi từng bước để có thể điều chỉnh quy trình một cách phù hợp hơn và có hiệu quả hơn so với quy trình ban đầu.
II. Cơ hội nghề nghiệp của nhân viên QA ngành IT
Đối với một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì bộ phận QA đều giữ vai trò quan trọng. Bởi việc hoạch định quy trình vận hành, sản xuất,… sẽ quyết định rất nhiều đến sự thành công hay thất bại của một công ty. Chính vì vậy mà ngày càng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ, đặc biệt là trong ngành IT.
Không những vậy, thu nhập của nhân viên QA có thể nói là hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Tất nhiên sẽ còn tùy vào vị trí, quy mô doanh nghiệp và năng lực cá nhân mà mức lương có sự dao động, thậm chí là đi kèm với nhiều phúc lợi từ công ty.
Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên IT Triển khai nội bộ
– Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC
III. Lưu ý để trở thành nhân viên QA giỏi
1. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Làm việc ở vị trí QA đòi hỏi kiến thức rộng hơn là kiến thức sâu. Chính vì thế, việc nắm chắc kiến thức nền tảng của ngành IT như ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật,… là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải luôn học hỏi và trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn về quản trị dự án, quản trị chất lượng,…
2. Phát triển các kỹ năng mềm
– Khả năng giao tiếp tốt: Công việc của QA không những giao tiếp với máy móc mà còn giao tiếp với con người của các bộ phận. Là một người giám sát và theo dõi công việc, khả năng truyền đạt thông tin và phân tích chi tiết công việc cho các bộ phận là điều cần thiết.
– Kỹ năng quản lý thời gian: Sở hữu kỹ năng quản lý thời gian giúp nhân viên QA giám sát và theo dõi được tiến độ công việc hơn. Khoảng thời gian cần thiết cho mỗi quy trình mà QA theo dõi không giống nhau.
– Kỹ năng phân tích logic: Với vị trí một người giám sát, phân tích logic trước khi xây dựng các quy trình làm việc. Ngay cả khi đang trong quá trình vận hành, kỹ năng này giúp cho các bộ phận diễn ra trôi chảy và đồng nhất.
– Kỹ năng tổ chức công việc: Bởi công việc chính của QA là xây dựng nên quy trình làm việc, vì vậy bạn cần phải vạch ra kế hoạch cho công việc và phân chia nhiệm vụ cho các phòng ban cụ thể. Thế nên kỹ năng tổ chức công việc là điều tất yếu phải có.
– Tư duy sáng tạo: Là một người giám sát và theo dõi công việc, công việc của QA giải quyết rất nhiều vấn đề phát sinh, tư duy sáng tạo sẽ giúp tìm ra được cách giải quyết tốt nhất, hiệu quả nhất. Một người có tư duy sáng tạo sẽ không mãi đi theo một lối mòn.
3. Rèn luyện thái độ làm việc chuyên nghiệp
Vai trò của QA trong doanh nghiệp được xem là quan trọng, chính vì thế bạn cần phải có tinh thần ham học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, bạn cũng nên cập nhật các xu hướng công nghệ mới và phát triển tư duy sáng tạo. Ngoài ra, bạn có thể rèn luyện thêm cho mình sự tỉ mỉ, chi tiết và kiên nhẫn trong quá trình làm việc nhằm đạt được thành tích tốt nhất, cũng như ghi điểm với cấp trên của mình nhé!
IV. Lộ trình thăng tiến của vị trí QA ngành IT
Cũng giống như những ngành nghề khác QA ngành IT cũng có lộ trình thăng tiến từ những vị trí thấp để lên được vị trí cao. Tùy thuộc vào từng công ty sẽ quy trình lên bậc khác nhau, nhưng nhìn chung đều là: Nhân viên QA – QA Team Leader hoặc QA Leader – QA Manager.
Thông thường nhiệm vụ của một QA ngành IT sẽ liên quan đến việc giám sát và kiểm tra chất lượng dự án để có thể hạn chế sai sót trong quá trình làm việc. Ngoài ra nhân viên QA cũng phải theo dõi tiến độ dự án có diễn ra theo đúng kế hoạch hay không. Thông thường vị trí nhân viên QA phải làm việc ít nhất 2 – 3 năm để có thể lên bậc cao hơn.
Ở những vị trí cao hơn của ngành QA, người quản lý có trách nhiệm đào tạo, phân công, đảm bảo những nhân viên của mình làm việc nghiêm túc và chính xác. Bên cạnh đó leader là người chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc QA và báo cáo nó đến lãnh đạo công ty.
V. Nên học QA ngành IT ở đâu?
Bạn có thể lên kế hoạch để theo đuổi công việc QA ngành IT bằng cách theo học tại các trường đại học đào tạo chính quy chuyên về ngành IT như:
– Đại học Bách Khoa.
– Đại học Công Nghệ Thông Tin
– Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
– Đại học FPT
Chương trình đào tạo hệ chính quy thường là 4 năm đối với đại học và 3 năm đối với cao đẳng. Tại đây bạn có thể được đào tạo chuyên về khoa học máy tính lập trình và chuyên sâu về QA đối với IT.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm tư nhân chuyên về lập trình. Tại đây bạn sẽ được học các môn học tương tự như các trường đại học nhưng chỉ chuyên về giám sát cho vị trí QA. Lộ trình đào tạo thường mất từ 6 – 10 tháng tùy theo giáo trình của các trung tâm mà bạn đăng ký.
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
–Tổng hợp 20 chứng chỉ IT quan trọng nhất trong ngành CNTT
– Lương nhân viên IT có cao không? Cách để tăng thu nhập với nghề IT
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị về vị trí QA ngành IT. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!
Nguồn tham khảo:
//en.wikipedia.org/wiki/Quality_assurance
//cio-wiki.org/wiki/Quality_Assurance_(QA)
//www.guru99.com/all-about-quality-assurance.html
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết QA là gì? Các yếu tố cần để trở thành nhân viên QA ngành IT do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.