Bạn đang theo dõi bài viết Ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Công việc, mức lương khi ra trường tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Nếu bạn đang có dự định theo đuổi ngành Kinh tế xây dựng, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về ngành, cơ hội việc làm, mức thu nhập trung bình, các tố chất cần có ở người làm kinh tế xây dựng, các cơ đào tạo uy tín tại Việt Nam. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về ngành kinh tế xây dựng, tiềm năng nghề nghiệp, một số cơ sở đào tạo ngành kinh tế xây dựng uy tín. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
I. Ngành kinh tế xây dựng là gì?
Kinh tế xây dựng là ngành đặc thù, bao gồm các lý thuyết, công cụ của lĩnh vực kinh tế kết hợp với quản lý xây dựng, một số công việc cụ thể như: tài chính, thống kê, kế toán; công tác định giá và quản lý chi phí, lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình.
Tuyển dụng, việc làm Điện máy bạn có thể quan tâm:
– Cộng Tác Viên Giao Hàng Lắp Đặt Điện Máy Xanh
– Nhân viên Sửa Chữa Điện Máy tại Kho Tận Tâm
– Cộng tác viên Sửa chữa điện máy tại nhà
II. Ngành kinh tế xây dựng học những gì?
Ngành kinh tế xây dựng là kết hợp giữa kinh tế và quản lý xây dựng. Bởi vậy, khi theo học ngành này, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn cả về lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực xây dựng. Sinh viên sẽ được học các kỹ năng chuyên chuyên môn như: kỹ năng tư vấn dự án đầu tư xây dựng, xây dựng kế hoạch cho dự án, quản trị dự án, giám sát, quản lý ngân sách, đấu thầu, triển khai dự án xây dựng, khảo sát thực địa ở công trường,… Ngoài ra các kiến thức chuyên ngành, khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm được chú trọng bồi dưỡng.
III. Tố chất cần có để học tốt ngành kinh tế xây dựng
Một người để học tốt ngành Kinh tế xây dựng, trước hết cần có khả năng tiếp thu tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý và khả năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, bạn còn cần có niềm yêu thích với ngành, có đam mê tìm tòi, học hỏi không ngừng. Bạn cần có một sức khỏe tốt và khả năng chịu áp lực cao. Ngoài ra, một số kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người học ngành Kinh tế xây dựng như:
1. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích đặc biệt cần thiết trong việc đánh giá tính khả thi và lượng giá rủi ro của một dự án, ước tính nguồn vốn được tài trợ. Đây là một kỹ năng không thể thiếu, đặc biệt đối với vị trí thẩm định dự án tại các ngân hàng, công ty bảo hiểm. Việc thuần thục kỹ năng này giúp đảm bảo dự án được thi công một cách trơn tru và hạn chế tối thiểu rủi ro tài chính có thể xảy ra.
2. Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc, nhất là với vị trí quản lý và giám sát dự án. Xây dựng là một ngành nghề đòi hỏi làm việc nhóm nhiều, và việc xảy bất đồng ý kiến là điều hoàn toàn có thể, lúc này rất cần thiết một người quản lý có kỹ năng đàm phán tốt để có thể điều hòa, thống nhất đội nhóm, đảm bảo tiến trình thi công. Ngoài ra, trong trình thực hiện dự án, bạn có thể có các cuộc đàm phán với đối tác kinh doanh.
3. Kỹ năng làm việc độc lập
Bên cạnh kỹ năng làm việc nhóm, bạn cũng cần có kỹ năng làm việc độc lập để có thể làm tốt trong ngành Kinh tế xây dựng. Kỹ năng này giúp bạn trở nên độc lập, có chính kiến và khả năng đưa ra quyết định hợp lý, tránh khỏi thiên kiến đám đông. Khả năng làm việc độc lập cũng giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy, đủ khả năng xử lý vấn đề tự thân và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình.
IV. Cơ hội việc làm và mức lương của ngành kinh tế xây dựng
Xây dựng là một ngành luôn khát nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao hay các vị trí đặc thù, yêu cầu trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng. Theo khảo sát, ngành Kinh tế xây dựng nằm thứ 10 trong 12 ngành thu hút nhất mọi thời kỳ, mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng. Đồng thời, đi kèm với mức thu nhập và đãi ngộ hậu hĩnh, yêu cầu của ngành cũng rất cao đối với người lao động, bạn cần tích cực trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, các kỹ năng, ngoại ngữ để có thể phát triển được trong ngành. Một số vị trí việc làm dành cho cử nhân tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng như:
– Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
– Nghiên cứu tại các cơ sở, viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
– Quản lý doanh nghiệp, quản lý công trường, đấu thầu tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng
– Tư vấn và phân tích dự án đầu tư, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầy tại các công ty tư vấn đầu tư xây dựng
– Thẩm định dự án
– Quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
V. Những trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng tốt nhất
– Đại học Xây dựng: Đại học Xây dựng là một trong những đại học có bề dày lịch sử đào tạo tại Việt Nam, được đánh giá là một cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín hàng đầu trong nước. Với kinh nghiệm, truyền thống giảng dạy và đội ngũ cán bộ chuyên môn cao, sinh viên tốt nghiệp đại học Xây dựng luôn là lựa chọn sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng ngành Xây dựng.
– Đại học Giao thông Vận tải: Trường Đại học Giao thông vận tải là một trung tâm đào tạo uy tín, có chất lượng được công nhận. Với lịch sử phát triển lâu đời, đội ngũ giảng viên uy tín, đây là một địa chỉ vô cùng phù hợp để học ngành Kinh tế xây dựng.
– Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: Đây là một địa chỉ đào tạo với thành tích nổi bật, chất lượng được công nhận với lịch sử phát triển, các thành tích đạt được cùng triết lý giáo dục nhân văn. Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng là lựa chọn hàng đầu cho học viên ngành Kinh tế xây dựng ở khu vực miền Trung.
– Trường Đại học Vinh: Trường đại học Vinh là cơ sở đào tạo uy tín, không chỉ ở trong nước mà còn cả quốc tế. Học viên ngành Kinh tế xây dựng tại trường sẽ được đào tạo với chương trình bài bản, đảm bảo chất lượng chuyên môn, kỹ năng của ngành.
– Trường Phân hiệu Đại học Huế: Trường Phân hiệu Đại học Huế trực thuộc Đại học Huế, được đặt tại tỉnh Quảng Trị. Tuy với tuổi đời non trẻ nhưng trường đã chứng minh được khả năng cũng như chất lượng giảng dạy của trường. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại đây được xây dựng bài bản, chi tiết, không chỉ chú trọng vào kiến thức chuyên môn mà còn quan tâm tới các công cụ bổ trợ, như ngoại ngữ.
– Trường Đại học công nghệ TP.HCM: Trường Đại học công nghệ TP.HCM là một cơ sở đào tạo năng động, hiện đại, không ngừng phát triển với nhiều nhánh đào tạo các ngành ứng dụng rất cần nhân lực hiện nay. Một trong những ngành được đầu tư mạnh tại đây là Quản lý xây dựng, ngành gần của Kinh tế xây dựng. Đây là một địa chỉ rất đáng cân nhắc nếu bạn có ý định học ngành Kinh tế xây dựng tại TP.HCM.
– Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM: Đây là một trung tâm đào tạo lớn tại TP.HCM với quy mô trên 15.000 sinh viên. Sinh viên ngành Kinh tế xây dựng tại trường được đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và các kỹ năng phụ trợ khác.
Xem thêm:
– Top 35+ câu hỏi và trả lời phỏng vấn tiếng Anh
– Hướng dẫn lập mẫu bảng cân đối kế toán chính xác nhất
– Công thức tính giờ tăng ca và mức lương mà bạn có thể nhận được
Trên đây là một số tham khảo các thông tin tổng quan về ngành kinh tế xây dựng, cơ hội việc làm, các tố chất cần có và một số cơ sở đào tạo ngành này chất lượng, uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về ngành Kinh tế xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Công việc, mức lương khi ra trường do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.