Bạn đang theo dõi bài viết Content Creator là gì? Kỹ năng để trở thành Content Creator thành công tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Content Creator là một ngành nghề khá phổ biến đối với giới trẻ hiện nay và ở trong vòng nội dung của Marketing. Vì là một nghề đang rất hot nên có khá nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu và tham gia làm việc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Content Creator và những kỹ năng cần có để trở thành Content Creator thành công, cùng theo dõi nhé!
I. Content Creator là gì?
Content Creator là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành Marketing. Đây là thuật ngữ chỉ hoạt động của con người khi tận dụng khả năng sáng tạo, kinh nghiệm, câu chuyện, tài năng của bản thân để xây dựng các nội dung thu hút khách hàng và người xem trên các phương tiện truyền thông hay còn gọi là nhà sáng tạo nội dung. Vì đây là một nhánh của Marketing nên những người phải sử dụng đến Content Creator thường là các thương hiệu, các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá và giới thiệu sản phẩm hoặc tên tuổi.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – Việc làm Marketing:
– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động
– Nhân viên SEO và Content tin website TGDĐ ĐMX
II. Tại sao cần phải sáng tạo nội dung?
Cần phải sáng tạo nội dung vì việc này có vai trò vô cùng quan trọng và luôn được các doanh nghiệp, các thương hiệu săn đón. Việc sáng tạo nội dung tạo ra các cạnh tranh về truyền thông và quảng bá sản phẩm giữa các thương hiệu. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa các thương hiệu và tạo nên dấu ấn riêng của thương hiệu đối với khách hàng. Tóm lại, bước sáng tạo nội dung là bước cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và phải luôn đảm bảo nội dung luôn được cập nhật, đổi mới liên tục để việc cạnh tranh có kết quả tốt nhất.
III. Khác nhau giữa Content Creator và Copywriter
Content Creator khác với Copywriter bởi vì Copywriter chỉ thiên về hướng viết lách trên các trang, blog, fanpage và nội dung chủ yếu thường là các câu slogan, quảng cáo, quảng bá sản phẩm,… Còn về phía Content Creator thì lại có khả năng làm được nhiều thứ hơn, hoạt động trên phạm vi rộng hơn, đa năng hơn,…
IV. Công việc của một Content Creator
Một Content Creator có công việc chính là xây dựng video quảng bá, viết bài, thiết kế, chụp ảnh quảng cáo,… tùy theo người làm việc hoạt động tự do hoặc trong một doanh nghiệp. Phạm vi công việc của một Content Creator là không có giới hạn; tùy theo chức vụ và vị trí, những người làm Content Creator sẽ đảm nhận những công việc khác nhau.
Thường thì trong một doanh nghiệp, các Content Creator sẽ đảm nhận những công việc như: Viết các nội dung, kịch bản, slogan, email marketing, nội dung tạp chí, nội dung trang web, nội dung cho các bài đăng social media; xây dựng ý tưởng, xây dựng kế hoạch truyền thông; hỗ trợ các bộ phận khác để chạy quảng cáo, tổ chức event, hoạt động có tính chất marketing, sản xuất video quảng cáo, poster,…
Ngoài ra, nếu đảm nhận vị trí cao hơn là quản lý Content Creator thì bạn sẽ phải đảm nhận các công việc có tính chất quản lý và đánh giá như: Lên kế hoạch để đào tạo cho nhân sự, sắp xếp và quản lý công việc cho từng nhân sự, đánh giá chất lượng công việc của nhóm, chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình thực hiện công việc của nhóm Content Creator,…
V. Hành trình trở thành Content Creator chuyên nghiệp
1. Kiến thức, kinh nghiệm Content Creator cần có
– Bằng cấp hoặc chứng chỉ: Đây là hai thứ không thể hiện được đầy đủ khả năng của một người nhưng lại là thước đo đánh giá của người khác, của nhà tuyển dụng đối với bạn. Họ không thể chỉ vừa gặp mặt hoặc nói chuyện với bạn vài câu là có thể đánh giá được tiềm lực của bạn, vì vậy bằng cấp chính là thứ quan trọng để khẳng định khả năng chuyên môn và kiến thức trong ngành của bạn.
– Kiến thức chuyên môn: Bất kể công việc nào cũng vậy, để có thể thực hiện công việc đó năng suất và hiệu quả nhất đó chính là bạn buộc phải có kiến thức chuyên môn. Có kiến thức chuyên môn tốt sẽ giúp quá trình training hoặc quá trình làm việc sáng tạo của bạn hoàn thành nhanh hơn, dễ dàng hơn và có kết quả tốt hơn.
– Một số kỹ năng bổ sung hữu ích: Một nhà sáng tạo nội dung cần có nhiều hơn một kỹ năng viết. Bạn nên nhớ đây là Content Creator chứ không phải là Copywriter, vì vậy mà kỹ năng viết là không thể đủ cho một người làm việc sáng tạo nội dung. Chụp ảnh, chỉnh sửa video, thiết kế chính là những kỹ năng không quá khó giúp bạn có thể dễ dàng học tập và sở hữu những kỹ năng này.
– Xây dựng và duy trì thương hiệu cá nhân: Việc bạn có thể xây dựng và duy trì thương hiệu cá nhân của mình chính là thứ khẳng định khả năng của bạn – một nhà sáng tạo nội dung. Đây cũng là một kiểu content, vì vậy bạn hãy nên không ngừng khẳng định thương hiệu riêng cho mình, các nhà tuyển dụng, đối tác, khách hàng sẽ tìm đến bạn sớm thôi.
2. Kỹ năng một Content Creator cần trang bị
– Kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ: Đây là một kỹ năng cần có hàng đầu ở một Content Creator, để người khác có thể nhìn nhận được nội dung sáng tạo của mình thì bạn phải có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt. Vốn từ phong phú, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt chính là những kỹ năng giúp bạn có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt.
– Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát ở đây không chỉ là kỹ năng dùng mắt để đánh giá, theo dõi đối phương mà là phải tận dụng tất cả các giác quan để cảm nhận và quan sát vấn đề. Từ đó mới dựa vào những thứ mà ta quan sát được làm tiền đề cho sự sáng tạo.
– Kỹ năng sáng tạo: Công việc sáng tạo nội dung thì dĩ nhiên sẽ cần đến kỹ năng sáng tạo. Sáng tạo chính là thứ giúp các nội dung, thương hiệu, sản phẩm bạn cần quảng bá dễ dàng tiếp cận và là sự lựa chọn của người tiêu dùng, khách hàng. Biến những thứ đơn giản, gần gũi trở nên mới lạ chính là mục tiêu sáng tạo của các Content Creator.
– Kỹ năng tư duy hình ảnh: Tại thời điểm mà content hiện đang vô cùng phát triển như bây giờ thì hình ảnh chính là thứ dẫn dắt người xem sâu hơn và nội dung. Hình ảnh đẹp, lôi cuồn thì mới khiến cho các khách hàng có cảm hứng đối với thương hiệu, sản phẩm được quảng bá. Để có kỹ năng tư duy hình ảnh, bạn cần là người phải có gu thẩm mỹ, tư duy hình ảnh tốt và có hiểu biết về nguyên tắc thị giác cơ bản.
3. Thói quen của một Content Creator thành công
– Đọc nhiều, biết rộng và hiểu sâu: Có hiểu biết, kiến thức sâu rộng sẽ là thứ hỗ trợ đắc lực nhất cho một Content Creator. Để có những kiến thức sâu rộng đó bạn cần phải rèn luyện thói quen đọc sách có chọn lọc, hiểu và sau đó đúc kết nội dung sau mỗi lần đọc.
– Hiểu biết rõ đối tượng khách hàng: Để có thể tạo ra nội dung có sức hút đối với khách hàng thì điều đầu tiên chính là xác định rõ đối tượng khách hàng, mong muốn cũng như là sở thích của đại đa số. Một nội dung nếu có hay, có tuyệt vời thế nào nhưng lại không phù hợp với đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến thì cũng là một nội dung tệ. Vì vậy, trước khi tạo dựng một nội dung nào đó, bạn hãy ngồi lại và tìm hiểu về họ trước nhé!
– Sản xuất nội dung thường xuyên: Là một nhà sáng tạo nội dung, bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen có thể sản xuất ra liên tục các nội dung mới lạ. Từ đó phạm vi chọn lọc nội dung của bạn sẽ mở rộng hơn và dễ dàng tìm thấy nội dung mang nhiều tính hấp dẫn, độc lạ, mới mẻ và thu hút khách hàng hơn.
– Mang đến giá trị cho khách hàng: Một content tốt là một content mới lạ nhưng không sáo rỗng, chúng tuy mới nhưng lại có gốc của sự thân quen, gần gũi với khách hàng và mang một ý nghĩa nào đó. Những content như vậy sẽ đem lại giá trị cho khách hàng, khiến họ cảm thấy được tôn trọng và từ đó sự chú trọng đến sản phẩm được nâng cao.
– Lựa chọn đúng nền tảng để phát triển: Nền tảng phát triển cũng là một yếu tố khá quan trọng đối với một Content Creator. Nền tảng phải phù hợp với đối tượng khách hàng bạn hướng đến thì content đó mới có sự thu hút. Ví dụ các content giải trí phù hợp với giới trẻ thường sẽ được phát triển trên các trang mạng xã hội vì đây là nơi có rất đông đảo lượt truy cập của giới trẻ.
– Liên tục đặt câu hỏi “Tại sao, tại sao và tại sao?”: Liên tục đặt vô vàn các câu hỏi vì sao sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng trong hành trình sáng tạo nội dung. Bạn cần đặt ra một list câu hỏi như: Đối tượng muốn hướng đến, tại sao có chủ đề này, điểm hấp dẫn của chủ đề, thời điểm này có phù hợp với chủ đề không, nên truyền tải nội dung qua hình thức nào,… trước khi xây dựng nội dung. Việc đặt ra những câu hỏi như vậy không những giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng mà còn có khả năng giúp bạn sáng tạo nội dung có tính logic hơn, chặt chẽ hơn.
– Không ngừng tìm tòi, khám phá những cái mới: Đã là một người trong ngành sáng tạo nội dung thì đương nhiên bạn sẽ phải luôn luôn tìm tòi và khám phá những cái mới chứ không thể mãi quanh quẩn ở những hố sâu cũ được. Việc một content được lặp đi lặp lại sẽ khiến đối tượng khách hàng chán ngán và tìm đến những nội dung mới lạ, thu hút hơn.
– Học thêm các công cụ hỗ trợ sáng tạo nội dung: Một Content Creator có rất nhiều phương thức để có thể sáng tạo và truyền tải nội dung như qua video, hình ảnh, infographic,… Vì vậy, chỉ có một kỹ năng là không hề đủ đối với một Content Creator. Để có thể phát triển với nghề này, bạn cần học hỏi thêm nhiều kỹ năng khác như: Kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm ý tưởng (có khả năng sử dụng Google Trend, Keyword Planner, Google Search Console,…); kỹ năng thiết kế banner, ảnh, poster (có khả năng sử dụng Canva, Photoshop, Illustrator,…); kỹ năng quay và chỉnh sửa video (có khả năng sử dụng Premiere Pro, Filmora 9, Movavi Slideshow,…).
– Liên tục đo lường, đánh giá hiệu quả và cải thiện: Một yếu tố dẫn đến sự thành công nữa không phải chỉ là khả năng sáng tạo nội dung, mà đó là việc chú ý và đánh giá hiệu quả công việc thường xuyên, liên tục. Việc đánh giá và so sánh xem chủ đề nào có tính thu hút hơn so với các chủ đề khác và chủ đề nào có tính thu hút kém so với các chủ đề còn lại từ đó rút ra các phương pháp, phương hướng sáng tạo tăng hiệu quả công việc.
VI. Cơ hội nghề nghiệp ngành
1. Mức lương nhân viên Content Creator
Mức lương của một nhân viên Content Creator tại các công ty, doanh nghiệp sẽ thường giao động từ 8 – 15 triệu đồng tùy theo đơn vị, chức vụ và khối lượng công việc. Còn đối với các Content Creator làm việc tự do sẽ có mức lương đa dạng hơn tùy thuộc vào khả năng, kinh nghiệm và thương hiệu của bản thân. Tuy nhiên thì mức lương của các Content Creator không hề có một khoảng cố định nào, chúng có thể giao động từ vài trăm nghìn lúc mới bắt đầu cho đến vài chục triệu cho những người có kinh nghiệm và có thương hiệu cá nhân tốt.
2. Cơ hội việc làm của Content Creator
Tại Việt Nam, rất nhiều các công ty, doanh nghiệp luôn sẵn sàng săn đón các Content Creator với mức lương vô cùng hấp dẫn. Người làm vị trí Content Creator giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển và đánh bóng thương hiệu của các doanh nghiệp nên vô cùng được trú trọng. Người làm ngành sáng tạo nội dung sẽ có cơ hội việc làm vô cùng cao do nhu cầu của các công ty ngày càng lớn, cho nên nếu bạn đủ khả năng để cạnh tranh thì không phải sợ thiếu việc nhé! Một Content Creator sẽ có thể đảm nhận các công việc như: Phỏng vấn các chuyên gia, khách hàng và lồng ghép quảng cáo đăng tải lên các phương tiện truyền thông; sáng tạo các nội dung như video, các bài viết PR media; tạo và phân phối bài viết để quảng cáo cho công ty và sản phẩm của công ty; nghiên cứu và viết các bài viết về lĩnh vực công ty đang hoạt động; quảng bá nội dung trên mạng xã hội và theo dõi mức độ tương tác; lên chiến dịch nội dung phát triển từ kế hoạch Marketing tổng thể, đảm bảo việc liên kết các chiến dịch khác; xác định nhu cầu của khách hàng và đề xuất các chủ đề mới;… Ngoài việc làm các công việc như trên, các Content Creator còn có thể trở thành Youtuber, reviewer hay một TikToker ( TikTok – một trang mạng xã hội đang được sử dụng nhiều hiện nay).
Xem thêm:
>> Tư duy sáng tạo là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo
>> Tư duy phản biện: Vai trò và phương pháp rèn luyện hiệu quả
>> Thị trường là gì? Tìm hiểu chức năng và hình thái của thị trường
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng cần biết về Content Creator. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về nghề Content Creator và các kỹ năng cần có để trở thành một Content Creator, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Nguồn tham khảo: //en.wikipedia.org/wiki/Content_creation
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Content Creator là gì? Kỹ năng để trở thành Content Creator thành công do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.