Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án

Bạn đang theo dõi bài viết Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Đã bao giờ bạn nghe đến vị trí Product Owner, đặc biệt khi bạn là “dân chuyên” về lĩnh vực sản phẩm công nghệ. Vậy Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án có gì quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án

I. Tìm hiểu về vị trí Product Owner

Product Owner (Chủ sở hữu sản phẩm) là người lên kế hoạch cho mọi thứ liên quan đến sản phẩm bao gồm cả việc User Research, làm việc với UX/UI Designer, lên kế hoạch cho việc Release và Timeline cho sản phẩm.

1. Product Owner là gì?

Tổng quan về product owner

Trong Scrum (là một quy trình phát triển phần mềm theo phương pháp Agile), Product Owner (PO) là thành viên quan trọng chịu trách nhiệm mọi mặt về sản phẩm như lập kế hoạch, lựa chọn tính năng, giải quyết vấn đề từ phía User.

Nhiệm vụ của Product Owner là tối ưu hóa giá trị của sản phẩm thông qua việc tận dụng tốt nhất khả năng sản xuất của Nhà Phát Triển (Scrum Team). Trong một dự án Agile (là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất), Product Owner sẽ là đại diện cho nhóm Scrum để đứng giữa Doanh nghiệp, User và Khách hàng.

Product Owner sẽ lên kế hoạch cho mọi thứ liên quan đến sản phẩm bao gồm: User Research, làm việc với UX/UI Designer, lên kế hoạch cho việc Release và Timeline cho sản phẩm. Tuy nhiên Product Owner không có quyền hạn để yêu cầu team Developer phải làm như thế nào để hoàn thành một Sprint mà họ chỉ có thể giao phó, đưa ra yêu cầu mà họ muốn team Developer hoàn thành cho Scrum Master để Scrum Master truyền đạt lại cho team Developer.

Tìm việc làm, tuyển Thiết kế đồ họa có thể bạn quan tâm:

– PM & UX/UI Designer Bách Hóa Xanh

– Product Owner & UX/UI Designer (Web TGDĐ/ĐMX)

– Tìm việc Web Designer

2. Phân biệt vai trò của Product Owner và Scrum Master trong dự án Scrum

Vai trò của product owner trong dự án scum

– Product Owner: tiếp nhận những yêu cầu từ phía khách hàng, các stakeholder (hay các bên liên quan) để đảm bảo được ROI (tỷ suất hoàn vốn đầu tư hoặc tỷ lệ lợi nhuận), tiếp nhận những yêu cầu từ phía User, phát triển các tính năng để chuyển yêu cầu đến các Scrum Team.

– Scrum Master: là người đảm bảo sự vận hành tốt của Nhóm Scrum, hướng đến kết quả sản xuất tốt nhất bằng cách tuân thủ nguyên lý, các kỹ thuật và quy tắc của Scrum. Scrum Master không phải là người quản lý, cũng không phải là lãnh đạo của Nhóm. Thay vào đó, Scrum Master là người phục vụ Nhóm. Scrum Master làm tất cả những gì trong thẩm quyền phục vụ Product Owner, Nhóm Phát triển, và Tổ chức đi đến thành công.

Lưu ý:

– Product Owner không có quyền hạn để yêu cầu Nhà Phát triển làm thế nào để hoàn thành Sprint (Sprint trong Scrum là khoảng thời gian mà Nhóm Scrum tiến hành tất cả các hoạt động cần thiết để sản xuất).

– Product Owner là người có quyền và chịu trách nhiệm khi quyết định hủy Sprint (dừng Sprint bất thường).

3. Vai trò của Product Owner trong dự án

vai trò của product owner trong dự án

Trong quy trình Scrum, PO là người đại diện cho khách hàng để làm việc với team Developer, là người duy nhất có quyền hạn thay đổi thứ tự trong trong các Backlog (Sprint Backlog là bảng công việc được Nhóm Phát triển sử dụng để quản lý quá trình phát triển trong một Sprint).

Khi có vấn đề phát sinh xoay quanh sản phẩm, các Developer có quyền đặt ra câu hỏi và Product Owner phải là người giải đáp thắc mắc cho team Developer để team Developer có thể hiểu rõ hơn về tính năng mà Product Owner mong muốn ở một sản phẩm, từ đó cho ra đời những sản phẩm làm Product Owner hài lòng. Bạn có thể hình dung những vai trò cụ thể của Product Owner trong dự án như sau:

– Xác định tầm nhìn của sản phẩm.

– Đóng vai trò quản lý và giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến sản phẩm, là người chịu trách nhiệm cho tất cả các kế hoạch của sản phẩm.

– Giải quyết các vấn đề mang tính chất tổng quan, chiến lược của sản phẩm. Ví dụ như tầm nhìn, định vị sản phẩm trong thị trường, làm product roadmap v.v..

– Có quyền hạn thay đổi thứ tự trong các backlog.

– Xác định các yêu cầu cần ưu tiên để phát triển sản phẩm.

– Theo sát với quá trình phát triển sản phẩm, với tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, thứ tự ưu tiên tính năng của sản phẩm.

– Xác định rõ tầm nhìn (Vision) về sản phẩm mà team đang xây, và phải truyền tải tầm nhìn đó cho toàn Scrum team.

– Tham gia vào các cuộc họp của Scrum team và là người đánh giá tiến độ phát triển sản phẩm ở mỗi lần lặp lại.

4. Phân biệt với Product Manager

phân biệt product manager và product owner

Product Manager (Người quản lý sản phẩm) thường được hiểu là CEO của sản phẩm, chịu trách nhiệm dẫn dắt, kết nối các khâu để tạo ra một sản phẩm thành công cho công ty. Họ tham gia giám sát, định hướng mọi khía cạnh của một sản phẩm: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, thực hiện chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm, giám sát trải nghiệm người dùng,… thông qua việc phối hợp với các vị trí khác như Developer, Marketer, Designer,…

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Product Manager và Product Owner là về tính chất công việc và mảng công việc. Những việc Product Manager làm chủ yếu mang tính hoạch định tầm nhìn sản phẩm (product vision) và liên quan tới toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm để tìm ra đúng sản phẩm cần tạo ra (build the right product). Trong khi đó, vì có nguồn gốc từ một mô hình phát triển phần mềm (Scrum), Product Owner thiên nhiều hơn về hoạch định chiến lược cụ thể (actionable backlog) và tập trung chủ yếu ở khâu phát triển sản phẩm để tạo ra sản phẩm đúng cách (build the product right).

II. Nhiệm vụ của vị trí Product Owner

Nhiệm vụ của vị trí product owner

Công việc và nhiệm vụ của Product Owner đều rất đặc trưng theo đúng khung làm việc của Scrum.

1. Xác định tính năng mong muốn trong Product Backlog

Product Owner cần cần phải thấu hiểu sản phẩm, khách hàng để đưa ra các yêu cầu trong Product Backlog – đây là danh sách các hạng mục mà Nhà Phát triển dựa vào để làm việc và chuyển thành các tính năng của sản phẩm thật. Danh sách này sẽ được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển sản phẩm sao cho phù hợp.

2. Đánh giá và điều chỉnh tiến độ dự án phù hợp

Product Owner sẽ là người đánh giá và sắp xếp các hạng mục trong Product Backlog, từ đó để Nhà Phát triển sẽ dựa vào để triển khai. Do đặc điểm của Agile như tính lặp và tính tăng trưởng, vì vậy sẽ đòi hỏi Product Owner cần sắp xếp đúng các hạng mục công việc để sản phẩm đạt được tiến độ và hiệu quả nhất.

3. Tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)

Trong khi khả năng sản xuất của Nhà Phát triển thường có giới hạn nhất định, Product Owner cần tối ưu nhất khả năng này và nói “không” để loại bỏ những hạng mục không cần thiết. Việc chỉ tập trung vào những mục đích chính và công việc thực sự cũng chính là đặc trưng của Agile luôn được đề cao để tối ưu hóa công việc.

4. Đảm bảo tính minh bạch của Product Backlog

Product Backlog là một tạo tác (artifact) quan trọng đòi hỏi Product Owner cần giữ cho nó luôn được minh bạch và rõ ràng với tất cả mọi người.

5. Đưa đầy đủ thông tin đến Nhóm Phát triển

Đưa đầy đủ thông tin đến Nhóm Phát triển giúp nhóm hiểu rõ các hạng mục của Product Backlog mà họ triển khai.

6. Theo dõi tiến độ của sản phẩm

Kể cả khi sản phẩm đã Release thì Product Owner vẫn cần theo dõi các chỉ số và phản ứng của User để thay đổi và thích ứng khi cần thiết. Bởi Product Owner là người chịu trách nhiệm toàn bộ về sản phẩm, do đó Product Owner có thể sử dụng các công cụ như Biểu đồ Burndown, hay các công cụ khác để thực hiện nhiệm vụ này.

III. Những tố chất của một Product Owner giỏi cần có

cách trở thành product owner giỏi

Để có thể trở thành một Product Owner chuyên nghiệp và giỏi thì ngoài việc cố gắng bồi dưỡng kiến thức, bạn cần hiểu rõ điểm mạnh, yếu của mình để từ đó khắc phục. Dưới đây là những yếu tố có ở một Product Owner giỏi mà bạn có thể tham khảo:

1. Hiểu về sản phẩm, thị trường đang phụ trách

Có sự hiểu biết kỹ lưỡng về sản phẩm mà bản thân đang phụ trách là yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà một Product Owner bắt buộc phải có. Điều này giúp cho công việc của Product Owner trở nên hiệu quả hơn rất nhiều vì khi hiểu sản phẩm thì định hướng sản phẩm và kế hoạch sẽ chính xác hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hơn.Bên cạnh đó, một Product Owner có sự hiểu biết về sản phẩm lẫn thị trường sẽ có thể giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm được Release.

2. Công việc luôn được ưu tiên

Product Owner là người phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm, chính vì thế người làm Product Owner cần tập trung và dành thật nhiều thời gian cho công việc để có thể theo dõi tiến độ làm việc, các vấn đề phát sinh, cách giải quyết, kết quả đón nhận của User đối với sản phẩm…

3. Kỹ năng giao tiếp

Product Owner phải có kỹ năng giao tiếp và thương lượng tốt. Quá trình phát triển sản phẩm đòi hỏi Product Owner trao đổi và cộng tác thường xuyên với Nhóm phát triển và các bên liên quan, cùng với đó là việc phải thương lượng để đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến sản xuất và sản phẩm. Do đó, các kỹ năng này là rất quan trọng để đảm bảo công việc của Product Owner có thể kết quả cao nhất.

4. Kỹ năng quản lý công việc

Product Owner phải có đủ thời gian cho công việc của mình. Tốt nhất vẫn là làm việc toàn thời gian cho một sản phẩm duy nhất. Nếu Product Owner phải làm việc trên nhiều sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng mất tập trung, gây ra suy giảm đáng kể hiệu quả công việc.

5. Khả năng giải quyết vấn đề

Hàng ngày Product Owner sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình tối ưu hóa sản phẩm, vì vậy việc trang bị cho bản thân kỹ năng giải quyết vấn đề là rất cần thiết. Một Product Owner giỏi là một người biết lắng nghe ý kiến từ mọi người, đặt mình ở vai trò User cùng với kinh nghiệm làm việc và đưa ra quyết định cuối cùng hiệu quả nhất.

6. Kỹ năng nghiên cứu hành vi của người dùng

Mỗi một Product Owner đều phải có sự hiểu biết kỹ lưỡng về sản phẩm mà bản thân đang phụ trách. Điều này giúp bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu Product Owner có sự hiểu biết về sản phẩm lẫn thị trường thì có thể giảm thiểu rủi ro khi sản phẩm được ra mắt.

7. Có tầm nhìn rộng và nhạy bén

Product Owner là người có trách nhiệm cao nhất về sản phẩm và là người dẫn dắt Nhà Phát triển. Vì vậy một Product Owner tài năng là người có tầm nhìn rộng và nhanh nhạy với thay đổi. Ví dụ như việc Product Owner cần hiểu được khách hàng đang thực sự muốn gì, thu hút bởi điều gì hay Nhóm Phát triển có khả năng làm được đến đâu.

IV. Cơ hội nghề nghiệp của vị trí Product Owner

cơ hội nghề nghiệp của vị trí product owner

Trở thành một Product Owner ngày càng được đánh giá cao và là mục tiêu của nhiều người bởi sự tiềm năng của vị trí này. Khi đã là một Product Owner, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được những vị trí dưới đây trên con đường sự nghiệp của một dân công nghệ:

1. Nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst)

Một Product Owner có năng lực phù hợp để trở thành một Business Analyst bởi đặc tính công việc: Xử lý các yêu cầu từ phía kinh doanh, khách hàng. Kiến thức này hoàn toàn rất có ích trong việc xử lý các vấn đề kinh doanh, vì vậy trở thành một Business Analyst sẽ là con đường tuyệt vời cho bạn sau khi là một Product Owner.

2. Người quản lý dự án (Project Manager)

Project Manager (PM) là một bước thăng tiến rất phù hợp từ 1 Product Owner. Khi trở thành PM, bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý dự án. Nếu bạn đang là một Business Analyst có năng lực và kinh nghiệm thì đây là cơ hội tiềm năng để trở thành Project Manager.

3. Người quản lý sản phẩm (Product Manager)

Product Manager cũng có thể là một sự lựa chọn, nơi bạn sẽ tập trung vào các yêu cầu rõ ràng cho một sản phẩm dựa trên các yêu cầu chiến lược và sự phù hợp với thị trường sản phẩm. Con đường dẫn đến vị trí này có thể kéo dài vì nó đòi hỏi bạn phải là một nhà phân tích kinh doanh (Business Analyst) trước tiên và cũng có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Nhưng một khi đã theo đuổi, đây sẽ là một trong những con đường sự nghiệp rất tốt cho bạn.

4. Giám đốc điều hành (CEO)

Senior Product Owners có xác suất lớn trở thành Giám đốc điều hành của một công ty (CEO). Điều này đòi hỏi ở ứng viên có nhiều kinh nghiệm, sự kiên trì và thời gian. Kinh nghiệm thu được từ việc trở thành Product Owner là một tài sản quý giá và là nền tảng khi bạn trở thành 1 CEO. Bởi trở thành Product Owner là khi bạn đã học được cách làm sao để phát triển một sản phẩm thành công, làm sao để điều phối nhóm và quản lý nhân lực, cách quản lý và tối ưu ROI, cách thu hút khách hàng,… Tất cả những phẩm chất này là những gì đang được tìm kiếm ở một Giám đốc điều hành (CEO) – người có kiến thức và tầm nhìn cao nhất để quản lý toàn bộ công ty và để đưa nó đến con đường thành công lớn.

[Xem thêm]

>> IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng

>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật chi tiết, ấn tượng

Bài viết trên đây đã tổng hợp toàn bộ kiến thức về vị trí Product Owner. Hãy để lại bình luận nếu có thắc mắc và chia sẻ bài viết hữu ích này nhé. Nếu bạn là một người có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ và yêu thích các công việc xây dựng, tối ưu hóa sản phẩm để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng thì hãy ứng tuyển ngay vào vị trí này nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.