Bạn đang theo dõi bài viết Web Server là gì? Cách vận hành, lưu ý khi dùng web server tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Web Server là gì? Dù là một người sử dụng Internet thường xuyên nhưng cũng rất khó để trả lời câu hỏi này. Vốn là một định nghĩa khá khó hiểu với người ngoài chuyên môn, Web Server trở thành một cụm từ nghe quen mà lạ. Quen vì khi sử dụng Internet ta thường hay nghe hoặc bắt gặp phải cụm từ này. Lạ vì tuy nghe qua rất nhiều lần nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa rõ rệt cũng như vai trò của Web Server. Vì vậy, để tìm hiểu về Web Server bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn chưa biết: IT là gì
I. Khái quát chung về Web Server
1. Web Server là gì?
Web Server được hiểu là máy chủ web. Máy chủ web là một máy tính lớn có chứa toàn bộ dữ liệu mà nó được cấp quyền quản lý như hình ảnh, âm thanh, tập tin,… Và chịu trách nhiệm thực hiện kết nối mở rộng với các mạng máy tính khác. Ở mỗi Web Server sẽ có một địa chỉ IP riêng và có khả năng đọc đa dạng ngôn ngữ.
Ngoài việc quản lý dữ liệu được tải lên của người dùng, Web Server còn có khả năng cung cấp những thông tin, dữ liệu đó cho các máy chủ khách bằng HTTP trong môi trường có kết nối Internet. Để máy chủ luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất thì Web Server phải có dung lượng lớn và tốc độ kết nối Internet cao.
Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:
– Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)
– Mobile Developer (Java/Swift)
– Nhân viên Phát triển phần mềm
2. Lịch sử của Web Server
Ban đầu, Web Server xuất hiện dưới dự án WWW (1989 – 1991) do Sir Tim Berners-Lee đề xuất với công ty chủ quản CERN. Dự án được đề ra với mục tiêu sẽ giảm bớt thời gian trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học bằng hệ thống siêu văn bản. Từ cuối năm 1990 đến đầu năm 1991, Berners-Lee cùng các nhà phát triển khác đã viết ba chương trình chạy trên Hệ điều hành NeXTSTEP bao gồm trình duyệt WorldWideWeb. Sau đó, máy chủ web đầu tiên trên thế giới ra đời với tên gọi là CERN httpd.
Từ thành công vượt bậc của dự án WWW, Berner-Lee đẩy mạnh việc phát triển các chương trình đó bằng cách hướng chúng đến việc có thể hoạt động trên các hệ điều hành khác. Vào tháng 12/1991, một sự kiện quan trọng đánh dấu việc các trình duyệt web và máy chủ web có thể liên lạc xuyên lục địa đó chính là việc máy chủ web đầu tiên được cài đặt tại SLAC (U.S.A). Liên tục từ năm 1991 – 1993 chương trình máy chủ CERN httpd không ngừng phát triển và được đưa vào phát triển một cách công khai. Việc phát triển CERN httpd công khai sẽ giúp các nhà phát triển máy chủ web khác không gặp khó khăn về vấn đề pháp lý về việc phát triển hay tạo ra sản phẩm dựa trên mã nguồn của CERN httpd.
Năm 1994 Berners-Lee quyết định thành lập Hiệp hội Web toàn cầu (W3C) để tăng cường sự phát triển hơn nữa của nhiều công nghệ liên quan đến Web Server như HTTP, HTML,… Sau đó, vào giữa năm 1995, phiên bản đầu tiên của IIS được phát hành. Phiên bản này chạy trên hệ điều hành Windows NT. Không chỉ là một sự xuất hiện mới Web Server mà đây còn là một sự kiện đánh dấu sự gia nhập và phát triển trong lĩnh vực công nghệ World Wide Web.
3. Thành phần của Web Server
– Về mặt phần cứng: Phần cứng của Web Server là nơi lưu trữ các file thành phần của một website được kết nối với Internet và truy cập bằng một tên miền giống như mozilla.org.
– Về mặt phần mềm: Phần mềm của Web server là một phần mềm tên HTTP server – phần mềm đọc hiểu URL và là nơi trình duyệt gửi yêu cầu file đến máy chủ, giúp người sử dụng có thể yêu cầu file từ trình duyệt.
– Để công khai một trang web: Cần một web server tĩnh hoặc một web server động để công khai một trang web. Web server có khả năng gửi file không có giá trị thay đổi đến trình duyệt của người dùng được gọi là web server tĩnh. Trong khi đó, web server có khả năng cập nhật, sửa chữa các tổ chức file trước khi các file đó được gửi về trình duyệt của người dùng sẽ được gọi là web server động. Web server động sẽ hoạt động dựa trên một web server tĩnh cùng với một số phần mềm mở rộng như application server, databases,…
II. Các đặc tính của Web Server
Web server là nơi có thể xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin đến máy người dùng thông qua giao thức HTTP và trong môi trường có kết nối Internet. Đặc tính của Web Server chính là việc một chiếc máy tính chỉ cần được cài đặt một chương trình Server Software và kết nối Internet thì đều có thể trở thành Web Server. Vì dữ liệu cần được lưu trữ trên các Web Server khá lớn, bất kể quy mô nào, các máy tính có giá thành vừa thường khó có thể đáp ứng được nên người ta thường thuê các máy chủ nhỏ, máy chủ ảo VPS hay Hosting để lưu trữ dữ liệu cho website của mình.
III. Vai trò và chức năng của Web Server
Web Server có vai trò khá quan trọng khi đây chính là nơi lưu trữ, xử lý và cung cấp dữ liệu rồi chuyển đến các máy tính người dùng hay tổ chức liên tục 24/7 qua mạng LAN hoặc Internet. Vì giữ vai trò quan trọng cho nên máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ được tắt đi tạm thời khi có sự cố cần được bảo trì. Không chỉ thế, vai trò của Web Server khi hoạt động trong một doanh nghiệp còn trở thành một bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp chỉ cần tập trung tối ưu hóa phần cứng cho hệ thống này mà không cần phải đầu tư nhiều vào các máy tính khác có trong doanh nghiệp.
Lưu trữ, xử lý sau đó điều hành, phân phối nội dung website đến với người dùng chính là chức năng cơ bản của Web Server. Việc xử lý dữ liệu sẽ diễn ra qua giao thức HTTP. Hơn hết, máy tính nào cũng có thể là một máy chủ nếu trên máy tính được cài đặt phần mềm server và có kết nối Internet. Đây chính là khả năng kết nối vô cùng linh hoạt của Web Server. Ngoài việc Web Server đảm nhận chức năng lưu trữ và khả năng kết nối linh hoạt, máy chủ web còn có khả năng chuyển đổi thông tin, người dùng dù ở đâu trên thế giới cũng đều có thể truy cập web và tìm kiếm những thông tin trên đó chỉ cần họ có thiết bị và có kết nối Internet. Riêng một số trang web cần có sự cho phép mới có thể truy xuất thông tin.
IV. Các bước lấy dữ liệu của một website
1. Hosting files – Web server lưu trữ các file của website
Web Server sẽ lưu trữ tất cả các file website như: JavaScript, video, ảnh, tài liệu HTML, file fonts,… Tuy nhiên, việc lưu trữ file trên Web Server hay không là quyền của người dùng, nếu không muốn người dùng hoàn toàn có thể lưu trữ các thông tin, dữ liệu trên máy tính của mình. Nhưng khi người dùng chấp nhận lưu trữ dữ liệu trên Web Server thì người dùng sẽ được hưởng các lợi ích như: có địa chỉ IP cố định, được bảo dưỡng và bảo vệ bởi nhà cung cấp, luôn kết nối tới mạng Internet và thông tin, dữ liệu luôn ở vị trí sẵn sàng để up and running.
2. Giao tiếp thông qua HTTP
Web Server sẽ tập hợp các quy tắc kết nối giữa hai máy tính bao gồm Textual và Stateless, tập hợp này được gọi là HTTP. Để giao tiếp thông qua HTTP Client phải cung cấp URL của file khi yêu cầu file đó thông qua HTTP và tất cả yêu cầu HTTP sẽ được Web Server trả lời. Sau đó, HTTP sẽ có trách nhiệm xử lý và trả lời các yêu cầu bằng cách kiểm tra URL được yêu cầu có trùng khớp với file, dữ liệu hiện có không? Nếu có, Web Server sẽ gửi dữ liệu được yêu cầu tới trình duyệt. Còn nếu không có, một Application server sẽ tạo ra file được yêu cầu và công việc của Web Server là gửi trả lại một thông điệp lỗi cho trình duyệt.
3. Nội dung static và dynamic web server
Static và dynamic web server nói chung có nội dung chính là việc máy chủ có thể xử lý nội dung hoặc có thể tạo ra dữ liệu dựa trên database. Đây là một giải pháp có tính linh hoạt cao nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn khi xây dựng web và xử lý. Cụ thể, Static web server sẽ có nhiều static, mỗi static sẽ bao gồm một Hardware kết hợp với HTTP Server; Còn Dynamic web server sẽ bao gồm một static cùng với một Application Server và một database, Application Server sẽ chịu trách nhiệm cập nhật những file được lưu trữ trực tiếp trên Database và gửi tới trình duyệt web thông qua HTTP Server.
V. Cách thức hoạt động của Web Server
– Bước 1 – Người dùng gửi yêu cầu: bạn truy cập trang web bất kỳ theo ý muốn trên một trình duyệt đã cài sẵn trên thiết bị. Giả sử, website bạn tìm kiếm là của Thế Giới Di Động với URL //www.thegioididong.com/
– Bước 2– Trình duyệt web gửi yêu cầu tới Web server để xử lý: sau khi thực hiện xong bước 1, trình duyệt bạn dùng (Chrome, Cốc Cốc,…) sẽ nhận yêu cầu truy cập và chuyển đổi địa chỉ từ tên miền sang IP theo tên miền đó thông qua các máy chủ DNS. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến web server thông qua giao thức HTTP để báo là có người đang truy xuất thông tin tại địa chỉ này. Lúc này, trình duyệt sẽ yêu cầu máy chủ trả ra kết quả cho người dùng.
Bước 3 – Máy chủ web kiểm tra, trả về kết quả và trình duyệt hiển thị kết quả cho người dùng: khi nhận được yêu cầu, máy chủ web sẽ kiểm tra lại hệ thống có tài nguyên nào phù hợp với địa chỉ mà người dùng đang cần tra cứu không. Nếu có, nó sẽ đưa ra thông tin đến trình duyệt thông qua giao thức HTTP và hiển thị với người dùng. Ngược lại, nếu không có, nó sẽ hiện lên thông báo lỗi hoặc nội dung không tìm thấy kết quả. Và cứ như thế, quy trình được lặp đi lặp lại.
VI. Các loại Web Server phổ biến hiện nay
1. IIS – Internet Information Services
Web Server IIS được sản xuất và phát hành bởi một tập đoàn vô cùng nổi tiếng đa quốc gia Microsoft. Web Server này có rất nhiều tính năng giống như Apache nhưng đây không sử dụng mã nguồn mở. Vì vậy mà việc chỉnh sửa các Module trên IIS theo ý muốn không hề dễ dàng.
2. Nginx
Web Server Nginx là một máy chủ bao gồm máy chủ POP3 và IMAP. Đây là một Web Server miễn phí có mã nguồn mở và sở hữu nhiều ưu điểm đáng để chú ý như là tính ổn định và hiệu suất cao, sử dụng ít tài nguyên thiết bị và có cấu hình đơn giản, dễ sử dụng. Web Server Nginx sử dụng kiến trúc lập trình theo sự kiện, có thể mở rộng để xử lý các yêu cầu chứ không cần phải sử dụng đến các chuỗi phức tạp. Hiện nay, có khá nhiều công ty web sử dụng Nginx, Nginx còn đang là một Web Server nắm giữ khoảng 7,5% các tên miền trên toàn thế giới.
3. Apache HTTP server
Apache HTTP server là một trong những Web Server có mã nguồn mở nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới được phát triển bởi Quỹ Phần mềm Apache. Apache HTTP server hỗ trợ hầu hết trên các hệ điều hành như Windows, macOS X, Unix, Linux, FreeBSD,… Web server Apache có tính ổn định cao và có thể giải quyết dễ dàng khi xảy ra lỗi.
Apache HTTP server là chương trình máy chủ mã nguồn mở duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ Sun Java System. Độ phổ biến của Apache HTTP server không ngừng phát triển kể từ lúc nó được phát hành.
4. Apache Tomcat
Apache Tomcat là một Web Server HTTP có tính ổn định cao và có tất cả các tính năng của một ứng dụng web thương mại. Được phát triển bởi Apache Software Foundation, Apache Tomcat hỗ trợ cho ứng dụng Java thay vì website tĩnh. Cũng vì điều này mà Web Server này có thể chạy trên nhiều bản Java chuyên biệt như JavaServer Pages (JSP), Java Servlet, Java EL, và WebSocket.
5. Lighttpd
Lighttpd là một Web Server miễn phí có mã nguồn mở được phát triển bởi Jan Kneschke bằng ngôn ngữ C hoạt động trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, Solaris,… và được phân phối theo OpenBSD. Đây là một Web Server phù hợp với những người dùng có máy tính không quá mạnh bởi phần mềm này chiếm khá ít tài nguyên, dung lượng Ram và CPU. Lighttpd có tính năng lưu trữ nhiều tên miền trên cùng một IP; chuyển hướng HTTP và ghi lại URL; hỗ trợ FastCGI, SCGI và CGI. Ngoài những tính năng đã được kể trên, Lighttpd còn có tính năng chứng thực, hỗ trợ HTTPS, virtual hosting,…
6. Sun Java System Web Server
Sun Java System là một Web Server miễn phí của công ty sản xuất phần mềm Sun Microsystems được thành lập vào năm 1983 do một nhóm 4 sinh viên tốt nghiệp trường đại học Stanford thành lập. Web Server Sun Java System được thiết kế để chạy các trang web, dịch vụ web từ vừa đến lớn và có thể hoạt động trên rất nhiều hệ điều hành thông dụng như: Windows, Linux, Unix.
VII. Một số lưu ý khi sử dụng Web Server
Để sử dụng Web Server, điều cơ bản nhất chính là máy tính của bạn phải có cấu hình cao, có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu. Bởi vì Web Server là nơi giúp người dùng tìm kiếm thông tin. Không chỉ dừng lại ở mức máy tính phải có cấu hình cao và dung lượng lớn. Không chỉ thế, bạn cần phải đảm bảo Web Server hoạt động liên tục 24/24 để cung cấp thông tin cho người dùng giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi, cung cấp thông tin từ máy chủ đến người dùng. Việc duy trì như vậy là vô cùng khó, vì vậy mà ngày nay thường xuất hiện các dịch vụ cho thuê Web Server. Tuy nhiên, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc lựa chọn nơi thuê uy tín và có hiệu quả nhất bởi không phải dịch vụ của nơi nào cũng tốt.
Xem thêm:
– Big Data là gì? Đặc điểm, vai trò và ứng dụng Big Data hiện nay
– Data Science là gì? Tố chất để trở thành Data Scientist chuyên nghiệp
– Kỹ sư phần mềm là gì? Công việc, cơ hội phát triển của kỹ sư phần mềm
Bài viết trên đã cung cấp tất cả thông tin về Web Server cũng như trả lời câu hỏi Web Server là gì. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được các thắc mắc của bạn về Web Server, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/Máy_chủ_web
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Web Server là gì? Cách vận hành, lưu ý khi dùng web server do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.