Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter

Bạn đang theo dõi bài viết Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong HR, có rất nhiều bộ phận trong đó Recruiter đóng vai trò rất quan trọng. Vậy Recruiter là gì? Bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa một Headhunter và Recruiter trong HR chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter

I. Recruiter là gì?

1. Khái niệm

Recruiter là thuật ngữ chỉ đến các Nhà tuyển dụng, người tìm kiếm các ứng viên phù hợp nhất với công việc mà doanh nghiệp cần, thuyết phục ứng viên đến làm việc với doanh nghiệp hoặc thuyết phục họ trở thành một thành viên trong đội ngũ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Với mỗi doanh nghiệp khác nhau, nhu cầu về tuyển dụng là khác nhau nhưng Nhà tuyển dụng có vai trò là làm những công việc phù hợp, lên kế hoạch phù hợp để tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với công việc mà doanh nghiệp cần.

Một Recruiter chính là người mang đến cơ hội việc làm đến cho một hoặc nhiều ứng viên có nhu cầu tìm việc làm phù hợp với mình, họ là cầu nối đưa ứng viên đến gần hơn với công việc trong một doanh nghiệp.Công việc của họ là tìm ra những ứng viên phù hợp bằng cách tìm kiếm, tuyển chọn, phân loại, phỏng vấn, sàng lọc,…

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Hành chính Nhân sự:

Nhân viên Tuyển Dụng

Nhân viên Quan hệ lao động – PR Nội bộ

2. Phân biệt Recruiter và Headhunter

– Headhunter là gì?

Headhunter (Thợ săn đầu người) khái niệm này được hiểu theo nghĩa bóng có nghĩa là những người chuyên tìm ra các ứng viên phù hợp, các nhân sự có những kỹ năng đặc biệt không thể tuyển dụng qua các kênh thông thường cho doanh nghiệp. Đa số họ sẽ đến từ những doanh nghiệp thứ 3, số ít còn lại là nhân viên của doanh nghiệp đó.

– Phân biệt Recruiter và Headhunter

+ Công việc và môi trường làm việc của Recruiter và Headhunter

Recruiter thường sẽ là nhân viên phòng nhân sự của doanh nghiệp đó. Recruiter là người chịu trách nhiệm chính cho việc tìm kiếm ứng viên.

Headhunter thường đến từ những đơn vị thứ ba được doanh nghiệp thuê để tìm kiếm người phù hợp. Doanh nghiệp tìm đến Headhunter không phải vì doanh nghiệp không có một đội ngũ Recruiter mà doanh nghiệp muốn tìm những ứng viên với những đặc điểm mà Recruiter không thể tìm kiếm. Headhunter thường xuất thân không từ ngành tuyển dụng, họ xuất thân từ chính ngành mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm nhân sự.

+ Số lượng và chất lượng ứng viên từ hai nguồn

Recruiter trả về những ứng viên có đặc điểm chung là “người tìm việc” nên chất lượng ứng viên thường sẽ thấp hơn kỳ vọng của doanh nghiệp. Số lượng ứng viên từ nguồn này là rất lớn nên chỉ cần tìm trong thời gian ngắn và ứng viên thường sẵn sàng đi làm luôn.

Headhunter mang lại những ứng viên có đặc điểm chung là “việc tìm người” nên chất lượng ứng viên thường thỏa mãn tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp. Chất lượng của ứng viên là rất cao so với mặt bằng chung.

+ Chi phí vận hành

Doanh nghiệp khi sử dụng Headhunter sẽ mất chi phí dịch vụ cho bên thứ ba.

Recruiter là “cây nhà lá vườn” nên chắc chắn chi phí sẽ là tối thiểu. Nhưng các chi phí ẩn khác như thời gian, chi phí quản lý, sàng lọc ứng viên,… sẽ rất khó để tính toán và phụ thuộc khá nhiều vào chuyên môn của nhân sự.

II. Đặc điểm chung của Recruiter

1. Làm việc trong một doanh nghiệp:

Nếu bạn làm việc với vị trí Recruiter trong một doanh nghiệp nào đó thì vai trò của bạn là nhà tuyển dụng nội bộ tuyển dụng nhân viên phù hợp với công việc và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì là nhân viên làm việc trong một doanh nghiệp, bạn sẽ hiểu rất rõ về công việc và văn hóa công ty để tìm kiếm được những ứng viên chất lượng tốt nhất cho doanh nghiệp

2. Trực tiếp deal lương và tuyển dụng:

Trong buổi phỏng vấn với ứng viên, bạn chính là người thỏa thuận về mức lương với ứng viên của mình. Phụ thuộc vào từng vị trí công việc khác nhau, bạn được quyền đưa ra mức lương offer với ứng viên để thu hút và trao đổi về các điều khoản, quyền lợi khi trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem xét đưa ra những đề nghị thương lượng hợp lý để thuyết phục ứng viên.

3. Làm việc theo chuyên ngành:

Với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm việc tại bộ phận nhân sự phù hợp với chuyên môn của họ. Các nhà tuyển dụng đều cần học về chuyên ngành quản trị nhân lực để có thể trở thành một nhân viên tuyển dụng của doanh nghiệp.

III. Công việc của một Recruiter

1. Phân tích công việc cần tuyển

Từ việc biết được vị trí tuyển dụng mà doanh nghiệp cần, Nhà tuyển dụng cần tìm hiểu về vị trí công việc đó thật kỹ trong công ty mình và trên cả thị trường để đưa ra được các tiêu chí cụ thể, dựa vào đó có thể tìm kiếm được những ứng viên phù hợp nhất.

Doanh nghiệp luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực, chính vì vậy việc tuyển dụng ứng viên như nào sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng của ứng viên. Để đáp ứng những yêu cầu đó, Nhà tuyển dụng cần đưa ra những tiêu chí cụ thể và chuẩn nhất để mang về cho doanh nghiệp của minh đội ngũ nhân viên chất lượng.

2. Thu hút và sàng lọc ứng viên

Để thu hút, tìm kiếm được ứng viên phù hợp đòi hỏi Recruiter phải:

– Chủ động tìm hiểu về các website dịch vụ tuyển dụng, các công ty headhunt để lựa chọn sử dụng dịch vụ hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí công ty.

– Tận dụng diễn đàn online, mạng xã hội để chia sẻ thông tin tuyển dụng, kết nối với các ứng viên tiềm năng, thăm dò, thu thập thông tin thị trường lao động.

Nếu thu hút được nhiều ứng viên thì Recruiter phải sàng lọc ứng viên. Lúc này đòi hỏi Recruiter phải hết sức kiên nhẫn và có khả năng đọc và đánh giá nhanh để tránh mất thời gian nhưng không bị mất ứng viên tốt nào.

3. Tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng

Để tiến hành được một buổi phỏng vấn thì Recruiter phải chuẩn bị rất nhiều thứ: phòng phỏng vấn và các trang thiết bị cần thiết cho buổi phỏng vấn, book lịch họp, gọi điện thoại và gửi thông tin cho các bên liên quan.

Đối với Recruiter chuyên nghiệp thì phỏng vấn xong phải có khả năng tổng hợp thông tin từ các phỏng vấn viên, viết lại được những đánh giá về ứng viên và đưa ra những đề xuất phù hợp với từng ứng viên.

Khi gặp trường hợp phỏng vấn mãi nhưng không tìm được người phù hợp, lúc này bạn phải quay lại bước 1 để phân tích kỹ càng công việc cần tuyển để có thể thay đổi yêu cầu cho phù hợp với bối cảnh công ty/ thị trường lao động.

4. Hướng dẫn và giúp nhân viên mới hòa nhập

Sau buổi phỏng vấn và thông báo với ứng viên trúng tuyển thì Recruiter cần hướng dẫn nhân viên mới, thường xuyên trao đổi và chia sẻ những thông tin cần thiết, giúp ứng viên hòa nhập với môi trường làm việc, chính sách nhân sự của doanh nghiệp. Bạn cũng cần theo sát, phối hợp với bộ phận đào tạo nhân viên mới để tạo thuận lợi cho nhân viên mới, giúp họ tiếp cận công việc, nhanh chóng cập nhật và nắm bắt được công việc của mình.

IV. Hạn chế của Recruiter

1. Thiếu cái nhìn tổng quan:

Recruiter nắm rất rõ về công ty, văn hóa, hệ thống và data nghành công ty mình. Tuy nhiên, ứng viên “tốt” chưa bao giờ là đủ. Và vì “biết người biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”. Nên các Recruiter nên tạo mối quan hệ cùng với các Recruiter/ HR của công ty khác để biết thị trường đang diễn biến như thế nào. Có cái nhìn toàn cảnh các vị trí trên thị trường còn giúp Recruiter deal lương chính xác và tìm kiếm ứng viên nhanh hơn.

2. Hạn chế về data và network:

Một bộ phận Tuyển Dụng chắc chắn không thể so sánh tiềm lực data với một công ty Headhunt cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, công nghệ cũng góp phần khiến data của Recruiter không thể bằng Headhunter.

Một điểm hạn chế nữa của Recruiter là về network. Với Headhunter, đặc biệt với phân khúc cao thì network của họ không chỉ xoay quanh các mối quan hệ mà bao gồm cả những ứng viên – Những nhân sự giữ vị trí cấp cao ở các công ty, tập đoàn được Headhunter giới thiệu thành công vị trí tốt. Ngược lại, khi ứng viên quyết định “quit” một công việc, họ thường ít khi liên hệ lại với HR công ty cũ.

3. Tốc độ xử lý và tìm kiếm chậm hơn Headhunter:

Do gặp những hạn chế đã nêu trên: giới hạn ngành, data, network, công nghệ nên tốc độ xử lý và tìm kiếm của Recruiter cũng bị hạn chế so với Headhunter.

V. Để trở thành một nhà tuyển dụng giỏi

Để trở thành một Nhà tuyển dụng giỏi thì đòi hỏi bạn cần có tiềm năng và các kỹ năng phù hợp để đảm bảo việc đáp ứng nguồn nhân lực một cách tốt nhất. Dưới đây là một số yếu tố cần có của một Nhà tuyển dụng chuyên nghiệp:

1. Có thể bao quát công việc

Khi làm việc với vai trò là một Nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp, bạn sẽ là người đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Không chỉ vậy, để có thể tuyển dụng được ứng viên phù hợp và chất lượng thì nhà tuyển dụng cần hiểu rõ, bao quát được các công việc trong doanh nghiệp để có thể đưa ra các tiêu chí tuyển dụng phù hợp cho từng vị trí công việc đó.

2. Khả năng giao tiếp tốt

Nhà tuyển dụng là công việc làm việc với con người, bạn sẽ giao tiếp trực tiếp với ứng viên do đó kỹ năng giao tiếp tốt là rất cần thiết. Không những thế, bạn còn là người truyền đạt thông tin, thuyết phục ứng viên làm việc tại doanh nghiệp,… nên để đạt hiệu quả tốt nhất, giao tiếp tốt chính là chìa khóa đưa bạn đến thành công. Dựa vào kỹ năng giao tiếp, Nhà tuyển dụng có thể khai thác được thông tin và đối thoại với nhiều ứng viên, mang đến những buổi phỏng vấn thành công.

3. Biết cách tạo dựng và duy trì mối quan hệ

Biết cách tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp sẽ đem đến cho bạn những ứng viên tốt và chất lượng nhất. Các nguồn ứng viên giới thiệu giúp bạn có thêm ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc bạn đang tuyển dụng. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt cũng là một trong những cách để thu hút được những nhân viên tốt về làm việc tại doanh nghiệp.

4. Có khả năng chịu được áp lực công việc

Là một Recruiter, bạn sẽ phải chịu áp lực từ rất nhiều phía như ứng viên, cấp trên và nhu cầu tuyển dụng của công ty, Chính vì vậy, bạn cần phải có khả năng chịu áp lực tốt và biết cách xử lý khéo léo để giảm bớt áp lực công việc cho chính bản thân mình.

5. Nắm bắt nhanh những xu hướng mới

Việc nắm bắt xu hướng mới trong hình thức tuyển dụng giúp nhà tuyển dụng làm việc hiệu quả hơn với doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức hiện đại, mang tính xu hướng sẽ giúp bạn có được nhiều ứng viên và nguồn nhân lực dồi dào phù hợp với doanh nghiệp.

6. Học hỏi không ngừng để phát triển bản thân

Thành công sẽ đến với người chăm chỉ và luôn biết cách học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Bạn cần học hỏi không ngừng với kiến thức vô tận, biết rút ra bài học sau mỗi lần vấp ngã để khi gặp phải, bạn sẽ biết cách tự đứng dậy.

[Xem thêm]

50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Điểm yếu trong CV là gì? Cách viết điểm yếu vẫn thu hút tuyển dụng

HR là gì? Các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về vị trí Recruiter, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích và để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé. Chúc các bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.