Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo

Bạn đang theo dõi bài viết Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang có mục tiêu ứng tuyển vào các vị trí thuộc chuyên ngành Quản trị khách sạn, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin xoay quanh lĩnh vực này. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về cơ hội làm việc, phương hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn sắp và đang trở thành những tân sinh viên thuộc chuyên ngành này thì càng không nên bỏ lỡ bài viết này. Vì qua đây, bạn sẽ có thể những tiêu chí để lựa chọn ngôi trường phù hợp, cũng như lưu ý những vấn đề thường gặp của sinh viên ngành Quản trị khách sạn. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo

I. Quản trị khách sạn là gì?

1. Ngành Quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn (Hotel Management) là tổ chức, quản lý tất cả những hoạt động của khách sạn một cách khoa học học và hiệu quả. Người quản lý khách sạn sẽ lập ra các quy tắc trong quá trình quản lý từng bộ phận của khách sạn từ lễ tân, buồng đến ẩm thực, sự kiện, lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi liên quan đến hoạt động chung của khách sạn,…

2. Phân biệt Hospitality management và Hotel management

Ngành khách sạn và nhà hàng là những ngành chính của lĩnh vực du lịch và lữ hành. Cuối cùng, các khóa học liên quan đến những ngành này ngày càng trở nên phổ biến và điều này có thể là do ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 10,4% vào GDP toàn cầu. Trong khi cả hai ngành đều đang phát triển nhanh chóng, có một chút khác biệt giữa hai ngành. Đọc blog này để tìm hiểu thêm về hai ngành và sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bạn là gì.

Bằng tốt nghiệp về quản lý khách sạn (hospitality management) được thiết kế để trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kiến ​​thức liên quan đến quản trị khách sạn. Ngành khách sạn rất rộng lớn và bao gồm các ngành sau: Khách sạn và khu nghỉ mát, Công nghiệp thư giãn, Đồ ăn và đồ uống, Du lịch, Quản lý sự kiện.

Riêng hotel management liên quan đến việc học các kỹ thuật quản lý áp dụng cho quản trị khách sạn, tiếp thị, dọn phòng, bảo trì, phục vụ ăn uống,… Không giống như ngành khách sạn, quản lý khách sạn tập trung vào ngành khách sạn và hoạt động của nó.

Đối với hotel management, khu vực làm việc của bạn chỉ xoay quanh ngành khách sạn và hoạt động của nó, bạn sẽ đảm nhận các công việc chỉ có trong lĩnh vực khách sạn với các công việc như quản lý khách sạn, dọn phòng,… Với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm việc quản lý các hoạt động trong quyền hạn của mình.

Còn với hospitality management, khu vực làm việc của bạn khác mở rộng và liên quan đến các ngành khác nhau như thực phẩm và đồ uống, du lịch, quản lý sự kiện,… Bạn có thể đảm nhận những công việc trong các lĩnh vực khác nhau như quản lý sự kiện, quản lý khu nghỉ dưỡng,… Với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm việc quản lý các thành viên trong nhóm hay cấp dưới chịu quyền quản lý của bạn.

Tìm việc làm, việc làm quản trị bạn có thể quan tâm:

– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)

– Nhân viên Phát triển kênh đại lý bán hàng TGDĐ/ĐMX

II. Công việc của ngành Quản trị khách sạn

Công việc của ngành Quản trị khách sạn

– Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh: phối hợp định kỳ với các bộ phận liên quan để đặt ra các chỉ tiêu, định hướng từ đó lập kế hoạch kinh doanh một cách phù hợp với tình hình chung. Triển khai thực hiện các kế hoạch sao cho hiệu quả cao nhất, mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.

– Quản lý, điều phối các hoạt động trong khách sạn: duy trì và đảm bảo hoạt động liên tục của các bộ phận trong khách sạn. Kiểm tra thường xuyên chất lượng phòng ốc, vệ sinh sảnh, các lối đi,… Kiểm soát chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đi kèm phục vụ khách hàng. Giám sát thái độ – chất lượng phục vụ của nhân viên từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Kiểm tra công tác bảo trì – bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của khách sạn.

– Xây dựng quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho khách sạn: phối hợp với các bộ phận liên quan trong khách sạn để xây dựng mô tả công việc, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ cho từng vị trí công việc cụ thể. Triển khai và đảm bảo nhân viên làm việc theo đúng quy trình chuẩn, đồng thời giám sát quá trình thực hiện từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Tiến hành sửa đổi, cải tiến các quy trình sao cho phù hợp với định hướng mới của khách sạn.

– Các công việc khác: đảm nhiệm công việc đại điện cho khách sạn phát ngôn với cơ quan báo chí, truyền thông. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhà cung cấp, chính quyền địa phương,… Chịu trách nhiệm phê duyệt, đánh giá kế hoạch, công việc của các bộ phận thuộc thẩm quyền quản lý. Trực tiếp tham gia vào các kế hoạch marketing, tiếp thị, truyền thông quảng bá hình ảnh khách sạn. Chủ động đề xuất với cấp trên giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, doanh thu cho khách sạn. Tổ chức và tham gia các buổi đào tạo, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho cấp dưới. Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ trong khách sạn. Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.

III. Yêu cầu khi làm việc ngành Quản trị khách sạn

Yêu cầu khi làm việc ngành Quản trị khách sạn

1. Có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa – xã hội

Là nhà quản trị khách sạn, bạn phải cần phải am hiểu và có kiến thức sâu rộng về văn hóa, ẩm thực, phong tục, truyền thống, tâm lý và con người,… của Việt Nam hay thậm chí các quốc gia khác trên thế giới, tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu của khách sạn nơi bạn đang làm việc. Chỉ khi có được yếu tố này, bạn mới tự tin và dễ dàng hiểu được tâm lý, nhu cầu khách hàng từ đó lựa chọn dịch vụ phù hợp mang lại cho khách hàng mức độ hài lòng cao nhất.

2. Tự tin, năng động, nhiệt tình và nhạy bén

Đây là những tố chất lãnh đạo mà một nhà quản trị khách sạn. Bởi phần lớn công việc nhà quản trị khách sạn là giao tiếp với khách hàng, cấp dưới và cả với cấp trên. Đặc thù công việc đòi hỏi bạn phải nắm bắt tâm lý đối phương, thân thiện, linh hoạt để giải quyết nhanh chóng và kịp thời những vấn đề phát sinh trong công việc,…

3. Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và chỉnh chu

Tinh ý và thấu hiểu những mong muốn của khách hàng từ sự sắp xếp, bày trí trong khách sạn như sảnh, phòng ăn, phòng ở đến các dịch vụ bổ sung khác; tận tình và khéo léo trong việc điều phối công việc giúp cấp dưới thoải mái và tự tin hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; chỉn chu trong tác phong, cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ và hành động, từ đó toát lên phong thái của người làm dịch vụ, gây ấn tượng và tạo sự tin tưởng với khách hàng mọi lúc mọi nơi.

4. Tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc

Là một nhà quản trị, bạn chắc chắn phải cần có khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc một cách hợp lý, hiệu quả đến từng bộ phận và nhân viên có liên quan. Từ đó giúp công việc được thực hiện liên tục, khoa học, đảm bảo hoàn thành mục tiêu và tiến độ.

5. Chịu được áp lực công việc

Ngành dịch vụ nói chung và ngành quản trị khách sạn nói riêng luôn có những áp lực về doanh thu, khối lượng công việc, số lượng khách hàng,… đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự có khả năng chịu áp lực công việc cao từ đó sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết những vấn đề đó một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất.

6. Khả năng ngoại ngữ tốt

Không chỉ trang bị kiến thức chuyên môn sâu rộng, nhà quản trị khách sạn cần có khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Thành thạo trong giao tiếp giúp bạn tiếp nhận thông tin hiệu quả và giao tiếp dễ dàng với mọi khách hàng của khách sạn.

7. Khả năng giao tiếp tốt, linh hoạt

Một người quản lý khách sạn sẽ sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng miệng khi thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau trong vai trò này. Họ có thể tạo thông báo bằng văn bản để phân phối cho các trưởng bộ phận hoặc thành viên nhóm khác nhau về các chính sách mới hoặc các thay đổi trong quy trình. Các nhà quản lý khách sạn cũng tương tác trực tiếp với khách tại khách sạn, vì vậy họ cần có khả năng lắng nghe và phản hồi các mối quan tâm một cách hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng khi học cách tương tác với những khách không hài lòng với dịch vụ của họ, vì người quản lý chịu trách nhiệm giải quyết và giải quyết các mối quan tâm. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, cũng như đào tạo và giáo dục trong các lĩnh vực liên quan.

8. Có sự đầu tư và chăm chút ngoại hình

Đây là vị trí đòi hỏi bạn phải biết chăm sóc cho ngoại hình, vì đây không những là bộ mặt của khách sạn mà nó còn ảnh hưởng đến việc trải nghiệm dịch vụ của khách hàng tại đây. Do đó, việc đầu tư cho ngoại hình là yêu cầu không thể khi bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này.

IV. Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn

 Cơ hội việc làm ngành Quản trị khách sạn

Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các ngành dịch vụ cũng phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong số đó không thể không kể đến ngành quản trị khách sạn. Sở dĩ ngành nghề này có số lượng đăng ký theo học ngày càng cao là bởi cơ hội làm việc khi ra trường rất lớn. Ngoài ra, đây cũng là ngành nghề có mức thu nhập rất lý tưởng.

Hằng năm, nước ta có hàng triệu lượt khách du lịch quốc tế. Ngoài ra, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân trong nước cũng ngày càng cao. Vì thế, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành khách sạn phát triển nhanh chóng. Hàng năm, có không ít khách sạn, nhà hàng “mọc” lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn. Chính vì thế, mức lương của bạn sẽ khá tương xứng với bề dày kinh nghiệm và năng lực làm việc của chính bạn khi ứng tuyển vào vị trí công việc này. Nếu bạn có ý định làm việc và phát triển bản thân trong lĩnh vực này thì đây sẽ là hướng phát triển dành cho bạn trong tương lai.

– Lễ tân khách sạn: Lễ tân khách sạn là những người làm việc tại bộ phận tiền sảnh của khách sạn. Nhiệm vụ chính của lễ tân khách sạn là tiếp nhận điện thoại của khách hàng gọi điện đến khách sạn, chào đón khách, giới thiệu, quảng bá hình ảnh của khách sạn tới khách hàng, làm thủ tục nhận phòng (check in), thủ tục trả phòng (check out), giải đáp thắc mắc của khách hàng trong suốt thời gian lưu trú tại khách sạn.

– Giám sát bộ phận khách sạn: Đây là một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý. Trong ngành khách sạn – nhà hàng, các vị trí như giám sát lễ tân, giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng… có vai trò hỗ trợ các quản lý thuộc bộ phận tương ứng theo dõi, điều phối các hoạt động của bộ phận như chia ca, phân công công việc cho nhân viên; điều phối, hỗ trợ phục vụ khách hàng; giám sát thực hiện công việc của nhân viên, phối hợp giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ và một số công việc khác. Những khách sạn – nhà hàng có hình thức phục vụ chuyên nghiệp đều có vị trí giám sát từng bộ phận. Từ đó quy trình vận hành sẽ “trơn tru” và hiệu quả hơn.

– Trưởng bộ phận khách sạn: Là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của các nhân viên trong bộ phận này. Công việc cụ thể còn tùy thuộc vào quy mô, tính chất của khách sạn. Cũng như dựa vào số lượng đội ngũ nhân viên trong bộ phận buồng phòng mà mỗi quản lý sẽ có công việc cụ thể.

– Giám đốc điều hành khách sạn: Là người chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động trong khách sạn đảm bảo hiệu quả và đồng bộ giữa tất cả các bộ phận. Tạo ra môi trường làm việc tích cực, hiệu quả, thân thiện. Quản trị cung ứng chất lượng dịch vụ tốt, đảm bảo sự hài lòng và đánh giá cao của khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Quản trị tốt tài sản của khách sạn. Xây dựng, Tổ chức, Đào tạo và Quản lý nhân sự.

V. Sai lầm của sinh viên ngành Quản trị khách sạn

Sai lầm của sinh viên ngành Quản trị khách sạn

1. Chỉ cần sở hữu bằng cấp là sẽ xin được việc

Nhiều sinh viên đến nay vẫn còn có suy nghĩ sai lệch về cơ hội việc làm của bản thân sau tốt nghiệp. Rằng mình có bằng cấp, được đào tạo bài bản thì chắc chắn sẽ hơn những ứng viên còn lại là lao động phổ thông và sẽ dễ dàng xin được việc, nhất là những công việc đặc thù như lễ tân. Tuy nhiên, khi tuyển người, nhiều nhà tuyển dụng không quá đề cao vấn đề bằng cấp hay trình độ, họ trọng thái độ và kinh nghiệm, ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng lại càng ưu tiên. Khi đó, bằng cấp chỉ là yếu tố phụ trợ bổ sung vào hồ sơ xin việc của bạn.

2. Học Đại học thì không thể làm nhân viên

Nhân viên ở đây là những công việc đòi hỏi sức lực, cần sức khỏe và vận động tay chân như buồng phòng, phục vụ, bellman, vệ sinh công cộng… đó là những công việc của người không có trình độ, họ không học đến nơi đến chốn nên mới phải làm những công việc nặng nhọc này. Đây là quan điểm sai lầm và tai hại mà phần đông sinh viên hiện đang mắc phải, nói theo kiểu ngôn ngữ teen là đang “ảo tưởng sức mạnh”. Đúng là với tấm bằng cử nhân đại học hay cao đẳng chính quy mà bạn sở hữu, bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến và thăng tiến nhanh hơn những người yếu thế hơn bạn vì bạn có sự năng động, có nền tảng kiến thức lý thuyết tốt, tiếp thu nhanh, nhận thức đúng và hòa nhập, thích nghi với công việc dễ dàng hơn nếu thực sự nỗ lực. Còn lại, ở bất cứ ngành nghề nào, muốn lên được cấp quản lý và quản lý hiệu quả, bạn phải có kinh nghiệm, mà điều này chỉ được tích lũy khi khởi đầu ở vị trí nhân viên.

3. Học quản trị phải được làm quản lý ngay

Các trường Đại học – Cao đẳng mở khóa đào tạo ngành Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch lữ hành đều chỉ ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp là trở thành người quản lý. Họ quên hay lờ đi quy luật phát triển tất yếu của nghề là nên bắt đầu từ vị trí nhân viên. Hơn nữa, lầm tưởng về tốt nghiệp trường danh tiếng, bằng cấp loại ưu thì tất nhiên phải được bắt đầu ở vị trí tương xứng khiến sinh viên hình thành những khởi điểm để bắt đầu công việc sau tốt nghiệp chưa chính xác. Ngoài ra, nghiệp vụ kém, ngoại ngữ yếu cũng là rào cản lớn khiến ứng viên khó apply vào những khách sạn, nhà hàng chuyên nghiệp, có quy mô để học hỏi, rèn luyện và hoàn thiện bản thân, tìm kiếm cơ hội thăng tiến.

4. Xin việc phải ứng tuyển vào vị trí cao

Khi xin việc, không ít sinh viên tốt nghiệp ngành khách sạn – nhà hàng chăm chăm ứng tuyển vào các cấp quản lý, giám sát vì cho rằng mình có đủ kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ để áp dụng vào công việc thực tế. Sai! Lý thuyết là một chuyện, áp dụng vào thực tế hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Có thể những bài học và chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên, những kinh nghiệm làm việc partime khi còn là sinh viên của bạn là không sai nhưng lại không phù hợp với trường hợp này. Đừng vì ham thích những chức danh nghe oách tai như quản lý nhà hàng, trưởng bộ phận tiền sảnh mà apply vào những vị trí chưa phù hợp, hãy tự đánh giá năng lực của bản thân để bắt đầu từ vị trí xứng đáng nhất nhé!

5. Học gì làm nấy, chú trọng lý thuyết

Tất nhiên, ai đã bỏ nhiều năm trời để theo học chính quy một ngành nào đó mà không mong muốn được làm đúng công việc liên quan đến những gì mình đã được học. Tuy nhiên, là một ngành đặc thù phục vụ khách hàng, bạn có thể có cơ hội làm việc và trải nghiệm ở nhiều vị trí thuộc nhiều bộ phận nếu đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là trong thời điểm khách sạn, nhà hàng áp dụng hình thức đào tạo như cross-training (đào tạo chéo).

6. Thái độ không quan trọng, quan trọng là kỹ năng

Nhiều bạn trẻ ỷ mình học trường lớn, tốt nghiệp bằng loại giỏi, từng thực tập tại khách sạn 4-5 sao nên tỏ thái độ kiêu ngạo, thiếu thiện chí và sự chuyên nghiệp khi làm việc trong một môi trường mới, phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với những gì mình làm thay vì được giúp đỡ, chiếu cố như khi là sinh viên thực tập. Việc đi trễ về sớm, không kiềm chế cảm xúc khi bị khách nói nặng, cãi tay đôi với khách hay hách dịch với đồng nghiệp, quản lý là những điều cấm kỵ mà người làm dịch vụ không được phạm phải. Phẩm chất nghề nghiệp kém (từ tác phong đến thái độ làm việc) là nguyên nhân chính khiến nhiều bạn trẻ sớm bị đào thải khỏi nghề.

VI. Tiêu chuẩn chọn trường học Quản trị khách sạn

Tiêu chuẩn chọn trường học Quản trị khách sạn

Bất kỳ ai cũng sẽ luôn muốn lựa chọn học tại những ngôi trường chất lượng và đảm bảo được đầu ra. Tuy nhiên, để có thể chọn đúng trường phù hợp với khả năng học của mình vừa có chất lượng đào tạo tốt thì bạn hãy đảm bảo đầy đủ các tiêu chí dưới đây để có thể lựa chọn một môi trường học tập phù hợp cho chính mình.

Tiêu chí đầu tiên chính là trường phải có cơ sở vật chất đảm bảo gồm: phòng thực hành chức năng cũng như các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc (máy tính, phần mềm chuyên dụng…). Song song đó chính là mức độ uy tín của trường, đối với những trường có danh tiếng trong nước sẽ là nơi có đội ngũ giảng viên chất lượng, có nhiều sinh viên giỏi được đào tạo ở đây. Khi chọn các trường này, bạn sẽ có cơ hội học tập trong môi trường đào tạo tốt, có thể trau dồi nhiều kiến thức mới mẻ và đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, bạn sẽ có cơ hội kiếm được việc làm cao hơn và đúng chuyên ngành hơn các trường khác.

Điều đáng chú ý tiếp theo chính là chương trình quản trị khách sạn ở trường. Nếu muốn có kiến thức vững, chuyên môn quản trị cao thì đòi hỏi chương trình đào tạo phải có các kiến thức cơ bản và bám sát thực tiễn. Bạn cũng có thể chọn những trường có chương trình đào tạo chuẩn của nước ngoài để có được hiệu quả tốt nhất. Thông thường những trường có chất lượng đào tạo tốt sẽ chú trọng nhiều vào việc thực hành để giúp sinh viên có được những thao tác và kỹ năng cần thiết của ngành mình theo học. Vì vậy việc chọn trường dựa vào phương pháp giảng dạy được áp dụng cũng là một tiêu chí bạn cần xem xét qua.

Tiêu chí cuối cùng đó là các chính sách hỗ trợ cũng là một tiêu chí quan trọng để bạn căn cứ và lựa chọn trường học tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những trường có hỗ trợ sinh viên tiếp cận tối ưu với các kiến thức chuyên ngành như: mời chuyên gia về đứng lớp để truyền đạt kinh nghiệm; giới thiệu địa chỉ thực tập cho sinh viên; giới thiệu việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế… Điều này sẽ giúp bạn có được một môi trường học tập tốt và hiệu quả hơn rất nhiều.

VII. Trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn

 Trường đào tạo ngành Quản trị khách sạn

1. Tại Hà Nội

– Đại học Kinh tế Quốc dân

– Đại học Thương Mại

– Đại học Văn hóa Hà Nội

– Đại học Kinh doanh và Công nghệ

2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Đại học Tài chính – Marketing

– Đại học Kinh tế TP.HCM

– Đại học Văn hóa TP.HCM

– Đại học Công nghệ TP.HCM

– Đại học Văn Lang

– Đại học Hoa Sen

Xem thêm:

– Trade Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Trade Marketer

– Logistics là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành logistics hiện nay

– Quan hệ công chúng là gì? Ngành học và các trường đào tạo hiện nay

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về tổng quan chuyên ngành quản trị khách sạn, giúp bạn bỏ túi được những kiến thức mới mẻ và nắm được các tiêu chí nhằm chọn trường phù hợp với chính bản thân. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.