Bạn đang theo dõi bài viết Chuyên viên đào tạo là gì? Mô tả công việc, mức lương hiện nay tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Với số lượng công ty được thành lập hằng ngày không ngừng tăng, nhu cầu đào tạo nhân sự một bài bản, chuyên nghiệp là một nhu cầu thiết yếu, bởi vì không có nó, công ty sẽ không thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả được. Do đó, chuyên viên đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc này. Vậy chuyên viên đào tạo là gì, yêu cầu trình độ ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
I. Chuyên viên đào tạo là gì?
Chuyên viên đào tạo là người đảm đương việc hướng dẫn, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho tất cả nhân viên có trong các phòng ban của công ty. Với mục đích cuối cùng là đảm bảo rằng nhân viên có đủ năng lực để hoàn thành tốt công việc của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyên viên đào tạo cũng giúp nhân viên bắt kịp xu thế có trên thị trường, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Để có thể thực hiện được việc đó, chuyên viên đào tạo sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị giáo án giảng dạy hoặc các khóa đào tạo nghiệp vụ. Giúp nhân viên công ty có thể tự đánh giá năng lực, kiến thức và có đường hướng cải thiện trình độ chuyên môn một cách bài bản, hiệu quả nhất. Nội dung đào tạo sẽ bị ảnh hưởng bởi xu hướng của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, phản hồi của cấp trên hay là phản hồi của nhân viên.
II. Mô tả công việc chuyên viên đào tạo một cách chi tiết
– Đánh giá hoạt động của cá nhân và tập thể:Chuyên viên đào tạo cần phải đánh giá được hoạt động của các cá nhân hay cả tập thể tại thời điểm hiện tại, đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu. Trên cơ sở đó mới có thể hoạch định được một chiến lược đào tạo phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp.
– Lập kế hoạch đào tạo chi tiết:Chuyên viên đào tạo cần cùng với các nhân viên cấp cao bàn bạc để thiết lập kế hoạch đào tạo một cách chi tiết. Bởi khi có một chương trình rõ ràng, chuyên viên đào tạo cũng như là nhân viên tham gia sẽ nắm được trình tự hoạt động, cũng như sẽ dễ dàng hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
– Tổ chức khóa đào tạo nhân sự:Chuyên viên đào tạo sẽ thực hiện tổ chức các khóa đào tạo nhân sự trong công ty, song song đó sẽ thông báo cho nhân viên trong các phòng ban của công ty để tham gia đầy đủ. Trong trường hợp công ty có nhiều phòng ban, chuyên viên đào tạo cũng cần sắp xếp thời gian sao cho các khóa đào tạo không bị chồng chéo thời gian với nhau.
– Xác định đối tượng tham gia đào tạo:Tùy vào mục tiêu của quá trình đào tạo thì chuyên viên đào tạo cần xác định được nhân viên nào là nhân viên cần được đào tạo, từ đó giảm thiểu được công sức và chi phí đào tạo cho công ty.
– Đảm bảo chất lượng nhân sự đầu ra cho doanh nghiệp:Chuyên viên đào tạo cần đảm bảo rằng nhân viên sau khi được đào tạo phải đạt đủ chất lượng mà ban lãnh đạo mong muốn. Đồng thời đảm bảo rằng họ có thể hoàn thành tốt những công việc mà cấp trên giao cho trong khả năng nghiệp vụ của mình.
– Xác định ngân sách cho quá trình đào tạo:Việc xác định được số lượng, địa điểm và thời gian diễn ra các khóa đào tạo sẽ giúp cho chuyên viên đào tạo hình dung được lượng ngân sách mà công ty sẽ phải chi trả. Thông qua đó, chuyên viên đào tạo sẽ nắm rõ tình hình để lên kế hoạch đào tạo phù hợp. Đồng thời tự tin hơn khi trình bày kế hoạch với các nhân viên cấp cao để được chấp thuận rót vốn.
– Theo dõi, hỗ trợ nhân viên trong quá trình đào tạo:Trong quá trình đào tạo nhân sự tại công ty, chuyên viên đào tạo cần phải theo dõi, hỗ trợ sát sao các thành viên tham gia để kịp đưa ra điều chỉnh trong quá trình đào tạo nếu như cần.
– Đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo:Việc đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo là vô cùng cần thiết bởi chúng sẽ giúp chuyên viên đào tạo nhìn nhận lại xem đâu là ưu điểm và đâu là khuyết điểm của quá trình đào tạo.
– Chuẩn bị và cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan:Trước khi thực hiện đào tạo cho nhân viên, chuyên viên đào tạo cần phải chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan. Chẳng hạn như tài liệu chứa nội dung đào tạo hay mẫu phiếu yêu cầu đào tạo.
– Tham gia truyền thông nội bộ:Chuyên viên đào tạo cần phải hợp tác với các thành viên thuộc các bộ phận khác trong công ty để thực hiện truyền thông nội bộ. Từ đó giúp thông tin về các khóa đào tạo nghiệp vụ được toàn thể nhân viên nắm bắt và hưởng ứng sôi nổi hơn.
– Liên kết với phòng ban marketing:Một nhiệm vụ khác có thể kể đến của chuyên viên đào tạo là ngồi lại với các nhân viên của phòng ban Marketing. Sự hợp tác này nhằm đưa ra các chiến dịch truyền thông để quảng bá các buổi đào tạo nghiệp vụ đến với các ứng viên tiềm năng.
– Sáng tạo, đổi mới phương pháp học tập mới:Đây là một nhiệm vụ mà chuyên viên đào tạo cần phải đảm đương. Bởi vì sau một thời gian thì các kiến thức trong mục đào tạo có thể sẽ lỗi thời. Vậy nên việc sáng tạo và đổi mới phương pháp học tập mới sẽ giúp cho nhân viên tham gia không bị nhàm chán, đồng thời bắt kịp được với sự phát triển của thị trường.
– Hoàn thành KPI đã được công ty đề ra:Tương tự như các vị trí khác có trong công ty, chuyên viên đào tạo cũng cần phải hoàn thành KPI mà công ty đã đề ra. Chẳng hạn như số giờ đào tạo nhân sự, hay số lượng nhân viên cần được đào tạo trong tháng.
– Báo cáo lại quá trình đào tạo cho cấp trên:Một nhiệm vụ nữa mà chuyên viên đào tạo cần phải thực hiện chính là tổng hợp lại một cách chi tiết các công việc mà họ thực hiện được một cách định kỳ, chẳng hạn như theo tuần hay theo tháng.
III. Yêu cầu trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng đối với vị trí chuyên viên đào tạo
1. Yêu cầu về trình độ đối với vị trí chuyên viên đào tạo
Để có thể trở thành một chuyên viên đào tạo, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan đến đào tạo nhân lực. Việc này sẽ giúp công ty đảm bảo được bạn có khả năng trong việc xây dựng phương pháp giảng dạy hiệu quả và đa dạng cho nhiều đối tượng.
2. Yêu cầu về kinh nghiệm đối với vị trí chuyên viên đào tạo
Thông thường, vị trí chuyên viên đào tạo ở các công ty sẽ đòi hỏi ứng viên cần có kinh nghiệm trước khi đảm đương công việc này để đảm bảo rằng việc đào tạo nhân sự trong công ty trở nên hiệu quả. Tối thiểu, ứng viên nên có ít nhất 2 năm đảm đương công việc chuyên viên đào tạo (hoặc tương đương) và 1 năm trong việc tổ chức các khóa đào tạo hay các hội thảo trong công ty. Tất nhiên, cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn đối với những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
3. Yêu cầu về kỹ năng đối với vị trí chuyên viên đào tạo
– Kỹ năng tin học văn phòng:Một số thao tác tin học văn phòng đơn giản như sử dụng thành thạo Word, Excel hay PowerPoint là những yếu tố mà các nhà tuyển dụng cần đối với vị trí chuyên viên đào tạo. Bạn hoàn toàn có thể trau dồi các kỹ năng này thông qua các khóa học online.
– Kỹ năng lập kế hoạch:Đây là một kỹ năng khá quan trọng, đòi hỏi một chuyên viên đào tạo cần phải có để có thể vạch định hướng đào tạo rõ ràng dựa trên các mục tiêu mà công ty đã đề ra. Có thể nói rằng việc lập kế hoạch là nền móng cho tất cả bước phía sau trong quá trình đào tạo.
– Kỹ năng tổ chức công việc:Khi đảm đương công việc chuyên viên đào tạo, sẽ có rất nhiều công việc bên lề mà bạn cần phải giải quyết ngoài việc đào tạo nhân sự. Do đó, một chuyên viên đào tạo tốt là người có khả năng tổ chức công việc một cách khoa học và hiệu quả.
– Kỹ năng làm việc nhóm:Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng mềm khác mà một chuyên viên đào tạo không được bỏ qua. Nếu có thể làm việc nhóm hiệu quả, bạn cùng đồng nghiệp có thể nhanh chóng thống nhất và hoàn thiện được một quy trình đào tạo sao cho thỏa mãn được tất cả thành viên.
– Kỹ năng tư duy logic:Tư duy logic sẽ đóng góp một phần lớn trong việc hình thành một quy trình đào tạo nhân sự thành công. Việc có được tư duy logic cũng giúp bạn dễ dàng chinh phục được sếp, hoặc các nhân viên tham gia đào tạo. Đây là một yếu tố đóng góp sự thành công của quá trình đào tạo nhân sự.
– Kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian làm việc:Bởi vì trong công ty có rất nhiều phòng ban khác nhau, thế nên để có thể đặt chân vào vị trí này, chuyên viên đào tạo cần trang bị cho mình kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian. Chính kỹ năng này sẽ giúp cho mọi người có thể thoải mái tham gia, không làm cản trở luồng công việc của công ty.
– Kỹ năng giao tiếp:Vì chuyên viên đào tạo thường xuyên phải tương tác với các nhân viên khác có trong công ty, vậy nên kỹ năng giao tiếp sẽ là một kỹ năng mềm khác mà một chuyên viên đào tạo giỏi cần phải có. Đây là một kỹ năng mà bạn hoàn toàn có thể trau dồi mà không phải là một năng khiếu bẩm sinh.
– Kỹ năng sư phạm:Để có thể truyền đạt được nội dung đào tạo một cách trơn tru và hiệu quả, chuyên viên đào tạo cần phải trau dồi cho bản thân kỹ năng sư phạm. Hay bạn cũng có thể hiểu kỹ năng sư phạm chính là kỹ năng giảng dạy để dễ hình dung hơn.
– Kỹ năng ứng biến linh hoạt:Chuyên viên đào tạo phải có kỹ năng ứng biến linh hoạt tốt trong mọi tình huống, và cần đưa ra các hướng giải quyết phù hợp cho từng tình huống đó. Không có bất kỳ một phương pháp hay hướng giải quyết nào là phù hợp với tất cả mọi người.
– Kỹ năng lắng nghe và phối hợp:Để có thể thấu hiểu và cảm thông được cho nhân viên khác, chuyên viên đào tạo cần phải có kỹ năng lắng nghe và phối hợp. Khi đó thì họ sẽ tin tưởng để hợp tác hoàn toàn với chuyên viên đào tạo.
IV. Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên đào tạo
Hiện nay, bởi vì số lượng công ty được mở ra hằng năm đang một dần tăng. Thế nên kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng chuyên viên đào tạo đang ngày một tăng cao. Và có thể nói rằng, chuyên viên đào tạo là một trong những thành viên nòng cốt của doanh nghiệp, trực tiếp quyết định đến năng suất và văn hóa làm việc của doanh nghiệp.
Vì vậy, mức lương của chuyên viên đào tạo hiện nay khá hấp dẫn, đồng thời cơ hội việc làm dành cho vị trí này luôn rộng mở. Đặc biệt nếu có trình độ ngoại ngữ từ khá đến tốt, bạn hoàn toàn có thể mở rộng cánh cửa việc làm cho bản thân thay vì chỉ giới hạn ở trong nước.
Việc làm hành chính nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Tuyển dụng nhân viên đào tạo
V. Mức lương của chuyên viên đào tạo
Trong trường hợp bạn mới bắt đầu thực hiện công việc chuyên viên đào tạo thì mức lương của bạn sẽ giao động ở khoảng mức 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Và mức lương của vị trí này sẽ gia tăng theo mức độ kinh nghiệm mà bạn có. Bạn hoàn toàn có thể nhận được mức lương từ 12 – 20 triệu nếu như có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên viên đào tạo. Lưu ý rằng các thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, và chúng có thể giao động tuỳ thuộc vào doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển.
VI. Quyền lợi của công việc chuyên viên đào tạo
Một số quyền lợi cơ bản mà bạn nhận được khi đảm đương công việc chuyên viên đào tạo, chẳng hạn như hưởng đầy đủ các chế độ cơ bản của người lao động như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp, hay sẽ được các đãi ngộ lương tháng thứ 13 hay là thưởng Tết.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có khả năng được thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong công ty, hay được cung cấp đầy đủ các thiết bị để phục vụ cho công việc. Mức lương ở vị trí chuyên viên đào tạo cũng khá tốt, và mức lương sẽ tỷ lệ thuận với số năm kinh nghiệm với nghề.
VII. Cách trở thành một chuyên viên đào tạo giỏi
1. Chuyên viên đào tạo cần là nhà tư tưởng chiến lược
Chuyên viên đào tạo giỏi là một nhà tư tưởng chiến lược, và hiểu rõ được quá trình đào tạo này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành tối ưu hóa quy trình đào tạo bằng cách đặt ra những mục tiêu đào tạo cụ thể, rõ ràng và chất lượng. Trên cơ sở đó, chuyên viên đào tạo sẽ vẽ ra các bước thực hiện chi tiết sao cho đạt được nhiều nhất các mục tiêu đã đề ra.
2. Thuần thục trong việc xây dựng chương trình giảng dạy
Một chuyên viên đào tạo giỏi là người có khả năng xây dựng chương trình giảng dạy một cách thuần thục. Bất kể đó là chương trình đào tạo cho doanh nghiệp hay phòng ban nào. Để có thể thuần thục được thì đòi hỏi chuyên viên đào tạo phải tích góp kinh nghiệm của bản thân. Đồng thời quan sát đồng nghiệp xung quanh mình làm việc như thế nào để trau dồi kỹ năng cho bản thân.
3. Kiên nhẫn và lắng nghe nhân viên
Không phải bất kỳ một chuyên viên đào tạo nào cũng có được sự kiên nhẫn và khả năng lắng nghe nhân viên của mình. Tuy nhiên, hầu như những người đảm nhận vị trí chuyên viên đào tạo lâu năm đều vận dụng thuần thục các kỹ năng trên. Nếu như nhân viên cảm thấy mình được lắng nghe và cảm thông trong lúc đào tạo, họ sẽ sẵn sàng mở lòng hơn, từ đó tăng hiệu quả của quá trình đào tạo.
4. Sử dụng các kỹ năng đào tạo một cách có chiến thuật
Việc áp dụng các kỹ năng đào tạo trong quá trình đào tạo cần phải được tính toán kỹ lưỡng, tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, nhân viên tham gia. Chuyên viên đào tạo giỏi là người hiểu được từng kỹ năng đào tạo một sẽ đưa ra các kết quả khác nhau.
5. Khuyến khích nhân viên năng nổ trong quá trình đào tạo
Bởi vì quá trình đào tạo là một quá trình tương tác hai chiều, do đó, nếu như chỉ có một chiều tương tác từ phía chuyên viên đào tạo mà không có phản hồi lại thì quá trình đào tạo đó coi như là thất bại. Vì lẽ đó, một chuyên viên đào tạo giỏi là người phải có khả năng thúc đẩy được tinh thần của nhân viên, giúp họ hoạt bát, năng nổ hơn trong quá trình tham gia khóa đào tạo.
6. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo có hệ thống
Chuyên viên đào tạo có chuyên môn là người có khả năng tạo ra chương trình đào tạo có hệ thống, rõ ràng, mạch lạc để người tham gia có thể hiểu được. Ngoài ra, nếu như có một kế hoạch đào tạo có hệ thống, bạn cũng hoàn toàn có khả năng truyền nó lại cho các thế hệ chuyên viên đào tạo sau này.
7. Đánh giá lại và cải thiện quy trình đào tạo
Sau mỗi quá trình đào tạo nhân sự trong công ty, chuyên viên đào tạo cần phải đánh giá lại quá trình đó có những ưu và nhược điểm nào. Để biết được điều này, chuyên viên đào tạo có thể thu thập thông tin từ các nhân viên có tham gia vào trong khóa đào tạo
Xem thêm:
– HR là gì? Các vị trí trong ngành và cơ hội thăng tiến trong tương lai
– Hành chính Nhân sự là gì? Công việc của nhân viên hành chính nhân sự
– Ngành quản trị nhân sự – Khái niệm, vai trò và các vị trí công việc
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích về vị trí chuyên viên đào tạo mà có thể bạn chưa biết. Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng ngại chia sẻ rộng rãi với mọi người. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ thú vị sau nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Chuyên viên đào tạo là gì? Mô tả công việc, mức lương hiện nay do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.