Marketing Communication là gì? Lợi ích và các công cụ Marcom phổ biến

Bạn đang theo dõi bài viết Marketing Communication là gì? Lợi ích và các công cụ Marcom phổ biến tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Marketing Communication là chiến lược tiếp thị tổng thể của một doanh nghiệp và được sử dụng để xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về định nghĩa marcom là gì, bạn nhé!

I. Khái niệm và mục tiêu chính của Marketing Communication

Marketing Communication là gì? Lợi ích và các công cụ Marcom phổ biến

1. Khái niệm của Marketing Communication

Truyền thông tiếp thị (Marketing Communication) đề cập đến các phương tiện mà các công ty sử dụng để truyền đạt thông điệp về sản phẩm và thương hiệu mà họ bán, trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng nhằm thuyết phục họ mua hàng.

Nói cách khác, Marketing Communication là các phương thức khác nhau mà doanh nghiệp áp dụng để trao đổi thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Các hoạt động trong Marketing Communication có thể kể đến như quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì, hiện diện trực tuyến, tài liệu in ấn, hoạt động quan hệ công chúng (PR), thuyết trình bán hàng, tài trợ, các hoạt động diễn ra tại triển lãm thương mại,…

2. Mục tiêu của Marketing Communication

Marketing communication có 02 mục tiêu chính sau:

Tạo ra và duy trì nhu cầu và sự ưu tiên cho sản phẩm: nhằm xây dựng sự nhận biết, tạo dựng hấp dẫn và tạo niềm tin đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Marketing Communication giúp tạo ra nhu cầu và mong muốn từ phía khách hàng, tăng cường sự nhận thức và đánh giá tích cực về sản phẩm, đồng thời duy trì sự ưu tiên của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm của công ty trong một thị trường cạnh tranh.

Rút ngắn chu kỳ bán hàng: nhằm “tăng tốc” quá trình mua hàng của khách hàng từ giai đoạn nhận biết sản phẩm đến giai đoạn ra quyết định mua hàng. Marketing communication thông qua việc truyền tải thông điệp rõ ràng, hấp dẫn và thuyết phục giúp tạo ra tác động tích cực đối với quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng. Điều này giúp rút ngắn thời gian từ khi khách hàng nhận thức về sản phẩm cho đến khi thực hiện giao dịch mua hàng.

Tìm việc làm, tuyển dụng việc làm nhân viên marketing có thể bạn quan tâm:

– Senior Digital Marketing

– Thực tập sinh phòng Marketing (Fresher mảng Digital, Branding, Thiết kế)

II. Tầm quan trọng và lợi ích của Marketing Communication

Tầm quan trọng và lợi ích của Marketing Communication

1. Xây dựng chiến lược

Nhờ vào Marketing Communication, doanh nghiệp có thể phát triển tầm nhìn chiến lược và tạo ra kế hoạch vận hành – phát triển. Các quản lý tiếp thị có thể phát triển những ý tưởng sáng tạo để thúc đẩy doanh thu bằng cách sử dụng các nền tảng và cơ hội tiếp thị khác nhau. Bằng cách chia sẻ đặc điểm đặc biệt của sản phẩm, các công ty sử dụng giao tiếp tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

2. Cạnh tranh với đối thủ

Có rất nhiều sự cạnh tranh trong các ngành công nghiệp khác nhau và do đó, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau. Marketing Communication có thể giúp các thương hiệu tạo ra những ý tưởng sáng tạo và thu hút khách hàng đến với mình. Điều này giúp thương hiệu có một lợi thế riêng so với các đối thủ cạnh tranh.

3. Xây dựng thương hiệu

Để tạo lòng tin và xây dựng thương hiệu vững mạnh với khách hàng, Marketing Communication sẽ là phương tiện truyền thông phổ biến nhất để gửi thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các nền tảng (từ trực tuyến đến trực tiếp). Quá trình xây dựng thương hiệu bằng phương pháp Macom sẽ là con đường dễ đi vào tiềm thức của công chúng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

4. Tiếp cận đúng tệp khách hàng

Từ tạp chí đến biển quảng cáo, từ đài phát thanh đến mạng xã hội,… mọi phương thức tiếp cận với người tiêu dùng rất đa dạng. Do đó, với nhiều kênh và nền tảng khả dụng, thách thức đối với các nhóm công việc PR ngày nay là xác định các phương tiện có ý nghĩa nhất kèm theo đó là việc sáng tạo nội dung sao cho phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.

III. Những công cụ Marketing Communication phổ biến

Những công cụ Marketing Communication phổ biến

1. Email Marketing

Các công cụ cho phép xây dựng nội dung và thiết kế trên mẫu có sẵn dành cho các chiến diện email marketing như MailChimp, Constant Contact, hoặc ConvertKit sẽ giúp doanh nghiệp gửi email hàng loạt đến khách hàng hoặc người đăng ký. Chúng cung cấp tính năng tự động hóa, phân tích và tối ưu hóa để tăng tỷ lệ mở email và tương tác.

2. Quản lý mạng xã hội

Các nền tảng quản lý mạng xã hội như Hootsuite, Buffer hoặc Sprout Social giúp doanh nghiệp quản lý và lên lịch đăng bài trên nhiều mạng xã hội khác nhau cùng một lúc. Chúng cung cấp tính năng theo dõi và phân tích kết quả để bạn có thể đo lường hiệu quả chiến dịch.

3. Hệ thống quản lý nội dung (CMS)

Các CMS như WordPress, Drupal, hay Joomla cho phép quản lý và cập nhật nội dung trên website dễ dàng. Chúng cung cấp giao diện dễ sử dụng và nhiều tính năng tùy chỉnh để xây dựng và quản lý trang web tiện dụng hơn bao giờ hết.

4. Trò chuyện trực tuyến và hỗ trợ khách hàng

Các công cụ như LiveChat, Intercom hoặc Zendesk Chat giúp bạn tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua hộp chat trực tuyến trên trang web. Điều này giúp cung cấp hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng.

5. Công cụ quảng cáo trực tuyến

Google Ads và Facebook Ads là hai công cụ quảng cáo trực tuyến phổ biến. Các công cụ này cho phép tạo và truyền thông quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm và các mạng xã hội của Meta và của Google như Facebook, Instagram, YouTube,…

6. Công cụ SEO

Các công cụ như SEMrush, Moz, hoặc Ahrefs giúp nghiên cứu từ khóa, theo dõi hiệu suất SEO, và tối ưu hóa trang web để cải thiện vị trí của nó trên kết quả tìm kiếm.

7. Công cụ phân tích và đo lường

Google Analytics là công cụ phân tích website phổ biến, giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập, nguồn khách hàng, và hành vi người dùng trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ khác như Kissmetrics, Mixpanel, hoặc Adobe Analytics để phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả chiến dịch.

IV. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing Communication

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực Marketing Communication

Dưới đây là các cơ hội và ngành nghề liên quan, mong rằng sẽ giúp các bạn tham khảo và định hướng công việc trong lĩnh vực Marketing Communication.

1. Chuyên viên Marketing Communication

– Mức lương tham khảo: 9.000.000 – 15.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: chuyên viên Marketing Communication thực hiện nghiên cứu thị trường và sử dụng kiến thức về sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu của công ty để tạo nội dung quảng cáo cho các sản phẩm mới ra mắt và chiến dịch marketing. Họ làm việc và tiếp nhận phản hồi để tập trung vào trải nghiệm khách hàng.

2. Brand Manager – Brand Ambassador

– Mức lương tham khảo: 15.000.000 – 28.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: Đây là cấp độ làm việc với các đối tác để đại diện cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Họ tạo nội dung, tham gia các sự kiện quảng cáo và cung cấp thông tin cho các chuyên gia marketing về đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Đại sứ thường làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong một văn phòng hoặc studio và thường có kỹ năng viết lách hoặc tạo nội dung và có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội.

3. Quản lý truyền thông mạng xã hội

– Mức lương tham khảo: 9.000.000 – 12.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: quản lý truyền thông xã hội giám sát tất cả các tài khoản truyền thông xã hội của một doanh nghiệp. Họ phản hồi vào các bình luận, phát triển lịch đăng bài và phối hợp các đối tác ảnh hưởng. Quản lý cũng có thể giám sát một nhóm chuyên viên truyền thông xã hội và marketing giúp tùy chỉnh các trang của công ty để thu hút khách hàng mới và tăng lưu lượng truy cập. Quản lý thường làm việc toàn thời gian trong một văn phòng.

4. Tổ chức sự kiện

– Mức lương tham khảo: 8.000.000 – 10.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: Hỗ trợ phát triển tài liệu quảng cáo và thực thi các kế hoạch tổ chức sự kiện giúp bán các sản phẩm của công ty. Đảm bảo mỗi chiến dịch, mỗi sự kiện đều hấp dẫn, lôi kéo được đối tượng khách hàng để đạt hiệu quả tối đa.

5. Trợ lý truyền thông Marketing

– Mức lương tham khảo: 8.000.000 – 10.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: là người thực hiện các nhiệm vụ truyền thông và quảng cáo bao gồm việc tạo nội dung, phát triển chiến dịch marketing và quảng bá sự kiện. Họ cũng làm việc chặt chẽ với các bộ phận quảng cáo (ads) và marketing.

6. Marcom Manager

– Mức lương tham khảo: 20.000.000 – 40.000.000 VND/tháng.

– Công việc chính: chịu trách nhiệm đảm bảo rằng thông điệp truyền thông của công ty được truyền tải một cách hiệu quả và ảnh hưởng tích cực đến khách hàng và thị trường. Họ làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty như bộ phận tiếp thị, bộ phận kinh doanh và bộ phận sáng tạo để đảm bảo rằng hoạt động truyền thông được tích hợp và phù hợp với mục tiêu tổng thể của công ty.

Xem thêm:

– Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng trong CV xin việc

– Marketing Mix là gì? Giải mã 4P trong chiến lược Marketing Mix

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thể tự trả lời câu hỏi Marketing Communication là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho người thân nếu bạn thấy bài viết này bổ ích nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Marketing Communication là gì? Lợi ích và các công cụ Marcom phổ biến do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.