Lập trình IoT là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đang theo dõi bài viết Lập trình IoT là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang có mục tiêu theo đuổi nghề lập trình viên IoT, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng hợp làm rõ lĩnh vực lập trình IoT, một số tố chất cần có ở một lập trình viên IoT, mức lương và cơ hội nghề nghiệp của nghề này. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về lĩnh vực lập trình IoT, lộ trình học lập trình IoT, các ngôn ngữ lập trình IoT và một số cơ sở đào tạo chất lượng. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Lập trình IoT là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp

I. Lập trình IoT là gì? Ứng dụng ra sao?

Lập trình IoT – Internet of Things có ý nghĩa là Internet kết nối vạn vật, hay hiểu cách khác, IoT chính là một mạng lưới khổng lồ kết nối giữa người, thiết bị máy tính, máy móc, vật dụng,… IoT được được công bố bởi Kevin Ashton vào năm 1999, nhưng tới tận giai đoạn 2008 – 2009, thuật ngữ này mới chính thức được xuất hiện.

Định hướng chính của IoT là tạo ra liên kết giữa nhiều đối tượng với con người nhằm tăng hiệu quả, tính tiện lợi trong quá trình sử dụng. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, IoT ngày càng trở nên thông dụng và có mặt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ giáo dục, công nghệ, kinh doanh cho tới các lĩnh vực đời sống như các thiết bị nhà bếp, thiết bị thể dục,…

Lập trình IoT là gì? Ứng dụng ra sao?

II. Lợi ích của lập trình IoT

Tiết kiệm thời gian, chi phí: IoT sở hữu khả năng thu thập, lưu trữ và truyền tải dữ liệu nhanh chóng, chính xác, điều này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian, chi phí và công sức.

An toàn, tiện lợi, hiệu quả: khi sử dụng IoT, các thông tin, công việc hầu như đều được tiến hành dựa trên công nghệ tự động hóa. Đồng thời, việc nối liền các bộ phận giúp tăng tính liên kết, dễ tra cứu, khai thác, trao đổi dữ liệu trong quá trình sử dụng, tránh sự nhầm lẫn, sai sót hay trùng thông tin. Không chỉ vậy, với ưu điểm là định danh tốt, lập trình IoT góp phần làm tăng tính bảo mật, an toàn cho các thông tin trong hệ thống nội bộ.

Khả năng thu thập dữ liệu phong phú: nhờ sự thông suốt giữa các nguồn, các bộ phận, mô hình thông tin, IoT thể hiện khả năng vượt trội trong việc thu thập dữ liệu. Người dùng có thể có trong tay các thông tin phong phú, đa dạng một cách tiết kiệm thời gian nhất.

Lợi ích của lập trình IoT

Tuyển dụng, việc làm Lập trình có thể bạn quan tâm:

– NET Core/Java Developers

– Nhân Viên Lập Trình Firmware

– Nhân viên IT Siêu thị (IT helpdesk)

III. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cùng sức ảnh hưởng to lớn của Internet tới cuộc sống, IoT được đánh giá là nhân tố có khả năng phát triển cực kỳ mạnh mẽ và sẽ trở thành một yếu tố quan trọng đối với con người. Do vậy, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực lập trình IoT là vô cùng rộng mở, đầy hứa hẹn. Một số vị trí việc làm trong lĩnh vực này như:

– Nghiên cứu, phát triển IoT và các thiết bị thông minh tại các cơ sở, viện nghiên cứu.

– Kỹ sư phần mềm tại các đơn vị cung cấp dịch vụ, hạ tầng.

– Lập trình viên.

Từ thống kê nghiên cứu, thu nhập của người làm trong lĩnh vực IoT hiện đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, mức lương hiện tại của một lập trình viên IoT dao động trong khoảng từ 20 đến 30 triệu/tháng, mức lương có thể lên tới 30 – 60 triệu/tháng phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và quy mô doanh nghiệp.

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp

IV. Những tố chất nên có ở lập trình viên IoT

Về kỹ năng mềm: một lập trình viên IoT cần có khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm. Bởi, IoT là lĩnh vực liên quan tới hệ thống, mạng lưới khổng lồ nên người vận hành cũng cần hợp tác tốt, nhuần nhuyễn với các thành viên trong team. Ngoài ra, bạn cũng cần có sự đam mê, kiên trì và không ngừng học hỏi kiến thức mới. Internet có thể nói là thứ có tốc độ thay đổi nhanh nhất trong xã hội con người, do đó, người làm việc vận hành cũng cần có khả năng chịu áp lực cao, linh hoạt, không ngừng đổi mới, thích nghi. Và để làm tốt, bạn cần có tình yêu, đam mê với nghề.

Về ngôn ngữ lập trình: để có khả năng đáp ứng được các yêu cầu từ công việc liên quan tới lập trình IoT, bạn cần có một nền kiến thức chuyên môn vững chắc và nắm rõ cách sử dụng của các ngôn ngữ lập trình như: C, C++, PHP, Python, Java.

Những tố chất nên có ở lập trình viên IoT

Về công nghệ: về mặt công nghệ, bạn cần đáp ứng những yêu cầu như: nhuần nhuyễn kỹ năng lập trình Mobile, có khả năng làm việc với Big Data, ứng dụng được công nghệ điện toán đám mây trong công việc, có hiểu biết về công nghệ bảo mật, an ninh mạng.

V. Lộ trình học IoT như thế nào?

1. Lộ trình học để trở thành Kỹ sư thiết kế phần cứng

Các kiến thức cần học: để trở thành một Kỹ sư thiết kế phần cứng, bạn cần trang bị các kiến thức về điện cơ bản, dòng điện, nắm được các công thức tính toán và các định luật căn bản.

Linh kiện học: về linh kiện học, bạn cần nắm vững các loại linh kiện, chức năng, cách đọc datasheet linh kiện và các loại linh kiện phổ biến hiện nay.

Mạch điện: các kiến thức cần thiết về mạch điện bao gồm: các loại mạch điện đơn giản, mạch nguồn, mạch Opamp, cách công xuất, cách ly của mạch.

Sử dụng các công cụ: bạn cần biết cách sử dụng các loại công cụ đo đạc (oscilloscope, đồng hồ đo,…); công cụ mô phỏng.

Thiết kế mạch in: về thiết kế mạch in, bạn cần trang bị kiến thức thiết kế mạch nguyên lý, cách vẽ mạch in, thuần thục ít nhất một phần mềm như Kicad, Altium,… cùng các công cụ sản xuất mạch in.

Sản xuất mạch in: sau khi thuần thục ở các bước trên, để có khả năng sản xuất mạch in, bạn cần nắm vững các phương pháp chế tạo mạch in (cảm quang, cắt khắc cnc, in nhiệt,…) cùng các phương pháp sản xuất mạch như Nhúng, SMT,…

Khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể trở thành một Embedded Hardware designer và FPGA designer.

Lộ trình học IoT như thế nào?

2. Lộ trình học để trở thành Kỹ sư thiết kế phần mềm

Ngôn ngữ lập trình: về ngôn ngữ lập trình, bạn cần hiểu rõ ngôn ngữ máy là gì, đồng thời hiểu và sử dụng được các ngôn ngữ như: ASM, C,… cũng như có khả năng giải các bài toán lập trình cơ bản.

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: ở phần này, bạn cần xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc về các loại dữ liệu, giải thuật và xử lý được bài toán lập trình.

Kiến trúc vi điều khiển: ngoài ra, bạn còn cần có hiểu biết về kiến trúc của vi xử lý và vi điều khiển, bộ nhớ và ngoại vi.

Kiến trúc một chương trình nhúng: các kiến thức cần có ở phần này bao gồm: các lớp trong lập trình nhúng, phương pháp biên dịch chương trình nhúng, kiến thức và cách sử dụng IDE.

Lập trình điều khiển thanh ghi: bạn cần hiểu bản chất của lập trình thanh ghi, nắm vững cách đọc reference manual, cách thay đổi giá trị của thanh ghi, có khả năng lập trình với các ngoại vi (SPI, ADC, I2C, UART,….) và thực hiện một số bài toán cụ thể.

Lập trình driver: ngoài ra, bạn còn cần thông thạo phương pháp đọc datasheet của linh kiện và tạo lập thư viện cho linh kiện.

Lập trình vi điều khiển với thư viện: tiếp đó, khi tới phần lập trình vi điều khiển với thư viện, bạn cần hiểu rõ lý do nên sử dụng thư viện, biết cách lựa chọn công cụ và thư viện cùng khả năng lập trình một số ứng dụng cụ thể.

Sau khi hoàn thành các kiến thức ở trên, bạn có thể sử dụng các hệ điều hành như: hệ điều hành thời gian thực RTOS hay hệ điều hành Linux.

VI. Có thể học lập trình IoT ở đâu?

Khu vực miền Bắc: tại miền Bắc, một số cơ sở đào tạo chất lượng, uy tín hàng đầu về công nghệ thông tin có chương trình đào tạo lập trình IoT như:

– Đại học Bách Khoa Hà Nội

– Trường Đại học FPT

– Trường Đại học Điện lực

– Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Khu vực miền Trung: khu vực miền Trung cũng có những cơ sở đào tạo quy mô lớn, uy tín, đảm bảo chất lượng về lĩnh vực này như:

– Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng

– Trường Đại học Nha Trang

Khu vực miền Nam: một số cơ sở đào tạo tin cậy, đảm bảo cung cấp đầy đủ chuyên môn về lĩnh vực IoT với số lượng thí sinh lớn tại khu vực miền Nam như:

– Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

– Trường Đại học Quy Nhơn

Xem thêm:

– Bản mô tả công việc của nhân viên IT chính xác, đầy đủ nhất

– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc

– Sinh viên thực tập công nghệ thông tin và những kinh nghiệm cần nắm

Trên đây là một số thông tin tham khảo về lập trình IoT, một số yêu cầu cần có ở một người lập trình viên IoT, mức lương, cơ hội nghề nghiệp, lộ trình đào tạo và một số cơ sở đào tạo lập trình IoT uy tín. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực lập trình IoT. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lập trình IoT là gì? Lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.