Áp lực công việc là gì? Cách vượt qua áp lực công việc khi gặp stress hiệu quả

Bạn đang theo dõi bài viết Áp lực công việc là gì? Cách vượt qua áp lực công việc khi gặp stress hiệu quả tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang có quan tâm tới thông tin về áp lực công việc, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin tổng quan nhất xoay quanh định nghĩa về áp lực công việc và các ảnh hưởng của nó. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về áp lực công việc, một số biểu hiện, ảnh hưởng và các cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

I. Áp lực công việc là gì?

1. Thế nào là áp lực công việc?

Áp lực công việc (Work pressure) diễn tả trạng thái tinh thần, lo lắng, phiền muộn, căng thẳng vì các vấn đề trong công việc. Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là xuất phát từ yếu tố công việc.

Tình trạng này thường xảy ra khi con người phải đối mặt với lượng công việc lớn, gặp các trục trặc, khó khăn, không như ý trong quá trình làm việc. Khi tình trạng này kéo dài, nó có thể mang lại những ảnh hưởng sâu sắc tới sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.

2. Tác hại của stress

Stress là một yếu tố tất yếu, thường gặp trong cuộc sống của tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi stress độc hại kéo dài, nó sẽ mang tới những ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Điều dễ thấy nhất là sức khỏe giảm sút, bạn có thể gặp chứng khó ngủ, mất ngủ, chán ăn hoặc ăn, ngủ rất nhiều, các chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh.

Stress khiến con người luôn trong trạng thái căng thẳng, lo âu, làm suy giảm cảm nhận hạnh phúc. Đặc biệt, stress kéo dài có khả năng dẫn tới trầm cảm, ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống, sức khỏe, công việc và sự an toàn của chính bạn lẫn người thân xung quanh.

Tuyển dụng, việc làm Tổng đài có thể bạn quan tâm:

– Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh

– Nhân viên Callcenter Bách Hóa Xanh

– Nhân viên Tổng Đài Tư Vấn Nhà Thuốc An Khang (Callcenter)

II. Biểu hiện của áp lực công việc

Một số biểu hiện của áp lực công việc bao gồm:

– Cảm giác mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng, chán nản trong công việc, hết hứng thú và động lực hoàn thành các nhiệm vụ của công việc.

– Khó hòa hợp với đồng nghiệp, thu mình, tự tách ra khỏi tập thể.

– Xuất hiện suy nghĩ nghỉ việc, thay đổi công việc.

– Luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, ít có khi nào có cảm giác thư giãn.

Áp lực công việc là gì? Cách vượt qua áp lực công việc khi gặp stress hiệu quả

– Cảm thấy bản thân cô độc, lạc lõng trong công việc và cuộc sống.

– Cảm xúc thất thường, dễ nổi nóng, gắt gỏng khi công việc không thuận lợi.

– Các dấu hiệu thể lý: mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…

III. Áp lực công việc ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống

Hầu hết người đã và đang đi làm đều gặp phải áp lực công việc. Đôi khi áp lực công việc được coi là một yếu tố giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc của người lao động. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài với cường độ cao, con người sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, áp lực công việc có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe thể chất. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi, chứng mất ngủ, suy giảm trí nhớ, làm ảnh hưởng tới hiệu suất công việc cũng như gây khó khăn trong đời sống thường ngày.

Áp lực công việc ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống

Đặc biệt, nếu tình trạng áp lực công việc cao không được giải quyết sớm, điều này sẽ dẫn tới các mối nguy hại tới sức khỏe tinh thần. Người lao động có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn mất ngủ,… Đây đều là các chứng rối loạn nghiêm trọng và ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống.

IV. Cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả

Lập kế hoạch làm việc khoa học: Việc lập kế hoạch làm việc sẽ giúp bạn hệ thống được các công việc mình cần thực hiện một cách rõ ràng. Điều này giúp bạn sắp xếp được công việc, đảm bảo tiến độ được giao, nhưng cũng đồng thời giúp bạn không bị rơi vào tình trạng kiệt sức.

Thư giãn hoặc nghỉ ngơi để tìm lại hứng thú: Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, quá tải với công việc, hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này giúp bạn tái nạp lại năng lượng, xả bớt các cảm xúc tiêu cực và chuẩn bị tiếp tục công việc của mình.

Học cách nói lời từ chối: Kỹ năng từ chối là một kỹ năng mềm quan trọng, giúp bạn quản lý được công việc cũng như kiểm soát cường độ, khối lượng công việc mình phải thực hiện. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, phòng tránh áp lực quá mức vì ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc. Hãy đánh giá khả năng, năng lực của bản thân trước khi nhận bất kỳ công việc nào đó. Khi cảm thấy bản thân đang bị quá tải, hãy thẳng thắn trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp để được hỗ trợ.

Chia sẻ với người khác: Chia sẻ là một cách tuyệt vời giúp bạn làm giảm áp lực công việc. Bạn có thể chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc trong công việc để tìm kiếm lời khuyên, sự đồng cảm hoặc đơn giản chỉ là nói chuyện phiếm. Việc chia sẻ với ai đó giúp bạn tái kết nối với các mối quan hệ lành mạnh, đây là nguồn lực tuyệt vời của con người, giúp bạn bình tâm hơn, thoải mái hơn.

Cách vượt qua áp lực công việc hiệu quả

Trau dồi khả năng giải quyết công việc: Khi bạn liên tục gặp phải áp lực trong công việc, hãy đánh giá lại và tìm kiếm giải pháp trau dồi khả năng giải quyết công việc. Điều này giúp bạn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, đồng thời làm tăng năng suất cũng như kỹ năng của mình. Khi khả năng giải quyết vấn đề của bạn được tăng lên, chắc chắn rằng số lần gặp khó khăn trong công việc cũng sẽ được giảm bớt.

Học cách chấp nhận thực tế: Một trong những nguyên nhân khiến con người không hạnh phúc, thường xuyên căng thẳng, lo âu đó là kỳ vọng quá cao. Bạn cần học cách nhìn nhận và chấp nhận thực tế, thay vì liên tục cố gắng cho một mục tiêu quá xa và gặp áp lực vì chưa thành công. Bạn hãy đánh giá tình hình thực tế, từ đó vạch ra các mục tiêu ngắn hạn cùng các bước thực hiện để hoàn thành chúng. Điều này sẽ giúp bạn vững vàng hơn, tập trung vào công việc hơn và bình tâm hơn.

Tập thể dục: Tập thể dục có vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động này không chỉ có tác động tới sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu cho thấy, những người chăm chỉ tập thể dục có chỉ số hạnh phúc cao hơn người không tập thể dục. Đồng thời, vận động toát mồ hôi cũng là cách hiệu quả để xả stress và các cảm xúc tiêu cực.

Tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý: Khi bạn cảm thấy vấn đề của mình đã trở nên quá khó khăn để có thể tự giải quyết theo các cách trên, hãy đừng ngần ngại mà tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ chuyên nghiệp, kịp thời.

Xem thêm:

– 10+ cách sắp xếp thời gian hợp lý bằng phương pháp khoa học

– 11 mẹo xóa tan áp lực công việc văn phòng hiệu quả

– Vì sao bạn luôn bận rộn, làm cả ngày vẫn không hết việc?

Trên đây là một số thông tin tham khảo về áp lực công việc, biểu hiện, ảnh hưởng cũng như một số cách để vượt qua áp lực công việc hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về áp lực công việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Áp lực công việc là gì? Cách vượt qua áp lực công việc khi gặp stress hiệu quả do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.