Bạn đang theo dõi bài viết 10 kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Kỹ năng lãnh đạo là một trong những tố chất quan trọng giúp bạn thành công hơn trên con đường phát triển sự nghiệp. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp ích cho bạn trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ năng lãnh đạo là gì, và những phẩm chất cần có nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào trong bài viết nhé!
I. Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là việc dùng kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của bản thân để định hướng, tạo sự ảnh hưởng, thúc đẩy được mọi người hành động nhằm đạt được mục tiêu công việc chung. Người có kỹ năng lãnh đạo luôn có tầm nhìn xa, khả năng tư duy chiến lược, có đủ các kỹ năng mềm và biết cách quản lý nhân viên, cấp dưới của mình hiệu quả.
II. Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức
Bất kỳ một tổ chức, đội, nhóm nào cũng cần có một người lãnh đạo tài giỏi. Một người hội tụ đủ những phẩm chất, kinh nghiệm, kiến thức và tầm nhìn để có thể dẫn dắt cả tập thể đi theo định hướng đã đề ra.
Người lãnh đạo thường được ví như một “thuyền trưởng” hay “người lái tàu” luôn biết cách điều khiển con tàu hoạt động hết công suất nhằm đi đến đích một cách nhanh nhất. Trong một tổ chức, vai trò của người lãnh đạo cũng giống như vậy. Họ sẽ là người lên kế hoạch, triển khai, phân công nhiệm vụ và điều phối cả tập thể một cách nhịp nhàng. Và dưới sự điều phối đó, mọi người làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn. Dẫn đến kết quả chung là cả tập thể đạt được hoặc vượt trên cả mục tiêu đã đề ra.
Qua đó, có thể thấy rằng kỹ năng lãnh đạo đối với người đứng đầu tổ chức là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng rất quan trọng đối với các thành viên khác trong tổ chức, doanh nghiệp. Nhất là trong các doanh nghiệp lớn, bộ máy lãnh đạo sẽ được phân ra nhiều cấp từ cao đến thấp. Điều này sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả công việc, giúp cho tất cả mọi thành viên được cống hiến một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn ở mọi cấp độ.
Tìm việc làm, tuyển dụng thu mua có thể bạn quan tâm:
– Trưởng bộ phận Ngành hàng Trang Sức
– Trưởng bộ phận Mua hàng Phụ Kiện TGDĐ
– Trưởng bộ phận Phát Triển Bán Hàng Online
– Quản lý ngành hàng tại Thế Giới Di Động
III. Để trở thành nhà lãnh đạo tài năng
1. Kỹ năng cần khi lãnh đạo
– Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Là một người lãnh đạo, bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau. Do đó, bạn cần có khả năng ứng biến khi giao tiếp với từng người để đạt được sự đồng thuận, vui vẻ. Hơn thế nữa, bạn phải biết cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu để cấp dưới nắm được đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề: Đây là kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công của tập thể hoặc của một nhóm làm việc chung. Bởi vì trong quá trình làm việc chung sẽ luôn xảy ra các vấn đề dẫn đến việc các thành viên bất đồng ý kiến. Người lãnh đạo lúc này sẽ cần phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo, tìm ra các giải pháp tối ưu nhất cho cả tập thể. Đôi khi có những vấn đề khó và hóc búa, người lãnh đạo sẽ phải chủ động xem xét cũng như tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và tập hợp mọi người lại để cùng giải quyết.
– Kỹ năng ra quyết định: Việc ra quyết định của người lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến tập thể, doanh nghiệp. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, sự biến động của thị trường và các tác nhân khách quan là điều mà không ai có thể lường trước được. Vậy nên, người lãnh đạo phải nhìn nhận, phân tích được tình hình, nhận thấy các rủi ro và đưa ra quyết định kịp thời, sáng suốt nhất.
– Có tư duy chiến lược: Một người lãnh đạo tài giỏi chắc chắn đều là những người thông minh, có tư duy chiến lược. Đó là chìa khóa để họ có thể thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Với tư duy logic cùng sáng suốt, người lãnh đạo mới có thể phân tích sâu sắc và lập nên kế hoạch hiệu quả, vượt qua đối thủ, đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đề ra. Nếu không có tư duy chiến lược, người lãnh đạo sẽ rất khó đưa doanh nghiệp phát triển một cách vượt bậc.
– Kỹ năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch cũng là một kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo để vạch ra đường hướng, xác định mục tiêu và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên, cấp dưới. Người lãnh đạo giỏi sẽ lập được kế hoạch đầy đủ, chi tiết, có sự phân công hợp lý và giải quyết được vấn đề chung mà công ty hoặc tổ chức đang gặp phải.
– Kỹ năng quản lý con người: Một tập thể hay công ty đều gồm rất nhiều con người cùng làm việc và sinh hoạt với nhau. Mỗi người một tính cách, một quan điểm và điểm mạnh riêng. Do đó, người lãnh đạo cần phải nắm bắt được những yếu tố đặc biệt của từng người để biết cách sử dụng, khuyến khích cá nhân phát huy hết khả năng trong công việc. Đồng thời thông qua đó, người lãnh đạo còn có thể giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên một cách hợp lý và nhanh nhất.
– Khả năng xây dựng sự tin cậy: Bạn không thể nào trở thành một nhà lãnh đạo thành công nếu chỉ có một mình bạn. Mà bạn cần có sự ủng hộ, tin cậy từ tất cả mọi người trong một tập thể. Để tạo được sự tin tưởng đó, bạn phải luôn luôn thể hiện sự uy tín, năng lực của bản thân và đi đầu trong mọi công việc, nhiệm vụ.
– Truyền cảm hứng, tạo động lực: Một người lãnh đạo tốt không chỉ biết lo cho bản thân mà còn phải luôn nghĩ đến đồng đội và cấp dưới của mình. Trong những thời điểm công việc gặp khó khăn, mọi người nản lòng thì người lãnh đạo phải vững vàng, truyền năng lượng tích cực, hướng mọi người tới kết quả tương lai để tạo động lực cho họ tiếp tục làm việc.
– Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Người lãnh đạo tốt sẽ không chỉ giao việc từ trên xuống và theo dõi sát xao nhân viên của mình. Mà còn phải tìm đúng người, giao đúng việc, trao sự tin tưởng cho nhân viên và sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Điều đó sẽ khiến cho cấp dưới làm việc với tinh thần phấn khởi, công việc được hiệu quả hơn rất nhiều.
– Khả năng giảng dạy và cố vấn: Người lãnh đạo không chỉ là người đứng đầu mà còn là một người thầy, người tiền bối trong lĩnh vực. Do đó, nếu muốn trở thành người lãnh đạo tốt, được mọi người kính trọng thì bạn nên có khả năng cố vấn, chỉ bảo cho người khác, cho cấp dưới của mình, giúp họ vượt qua những khó khăn tạm thời.
2. Phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo
– Kiến thức chuyên môn chắc chắn: Tất nhiên bạn sẽ không thể chỉ có kỹ năng, kinh nghiệm để trở thành một lãnh đạo giỏi. Mà để đứng vững ở vị trí này, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực là điều quan trọng mà nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Bên cạnh đó, họ cũng phải có sự hiểu biết sâu rộng về doanh nghiệp, về tình hình kinh tế, chính trị – xã hội. Những kiến thức này sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra các định hướng và mục tiêu sáng suốt cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.
– Có niềm say mê, ham học hỏi: Nếu một người lãnh đạo thỏa mãn với những gì mình hiện tại có mà không tiếp tục trau dồi những điều mới mẻ thì rất có thể họ sẽ bị thay thế trong tương lai gần. Bởi vì thế giới luôn biến động, công nghệ phát triển không ngừng. Nếu muốn đứng vững ở bất kỳ ngành nghề nào thì người lãnh đạo cũng đều phải luôn say mê học hỏi, cập nhật thêm những kiến thức, kỹ năng mới nhất.
– Tầm nhìn xa và sâu rộng: Người thành công là người biết nhìn đến tương lai xa và đoán biết những điều có thể xảy ra. Người lãnh đạo cũng phải có tầm nhìn xa, phân tích sâu rộng mọi khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp và các vấn đề vi mô, vĩ mô để định hướng được cho tổ chức và doanh nghiệp theo một hướng đi có tiềm năng phát triển trong tương lai.
– Sự tự tin là tố chất bắt buộc: Sự tự tin của một nhà lãnh đạo có thể đem đến cho người khác, cụ thể là cấp dưới một sự an tâm, tin tưởng vào khả năng của cấp trên. Không những vậy, nó còn giúp cho người lãnh đạo được tôn trọng, tín nhiệm và trọng dụng trong mắt cả cấp dưới lẫn ban quản lý cấp cao.
– Kiên định trong mọi quyết định: Người đứng đầu cần phải có sự kiên định khi đưa ra một quyết định nào đó và phải tin vào chính bản thân của mình. Đôi khi sẽ gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều nhưng nếu bạn tin chắc rằng đó là quyết định đúng đắn thì hãy vững vàng, bảo vệ quyết định ấy đến cùng.
– Biết chấp nhận mạo hiểm và rủi ro: Tuy bạn giỏi, tài năng đến đâu thì cũng không thể biết được chuyện gì có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên là một người lãnh đạo thì phải biết chấp nhận những rủi ro đó và đặc biệt là biết cách ứng biến, đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất tại thời điểm đó.
– Tạo môi trường làm việc tích cực: Bên cạnh sự nghiêm túc, tự tin thì một người lãnh đạo đôi khi phải biết cách làm cho không khí làm việc trở nên vui vẻ, thoải mái, tạo tinh thần làm việc tích cực cho mọi người. Điều này sẽ giúp tinh thần làm việc của cả tập thể được nâng cao dẫn đến cải thiện hiệu quả và chất lượng công việc.
– Biết cách làm việc nhóm hiệu quả: Người lãnh đạo không phải chỉ biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới mà còn phải tham gia làm việc cùng với mọi người. Biết cách phân công, hợp tác với các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ chung của nhóm, của tập thể.
– Có sự kiên trì, bền bỉ: Để theo đuổi một mục tiêu lớn của tổ chức, của nhóm thì phải trải qua thời gian dài và gặp nhiều sự thử thách, khó khăn. Là một người lãnh đạo giỏi thì bạn phải kiên trì, mạnh mẽ, bền bỉ trong cuộc đua để đến được đích cuối cùng. Dó đó bạn phải rèn luyện sức chịu đựng, sự kiên trì trong mọi công việc ngay từ bây giờ.
– Tuân thủ cam kết với nhân viên: Nếu người lãnh đạo muốn nhân viên, cấp dưới của mình thực hiện đúng nhiệm vụ, đúng nội quy thì chính bản thân họ phải làm được điều đó trước. Chỉ khi tuân thủ mọi cam kết, nhân viên hoặc cấp dưới mới dành cho bạn sự tin tưởng, tôn trọng.
– Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: Nhìn bên ngoài, người lãnh đạo có thể là một người đứng đầu, thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo. Song thật ra, họ phải hy sinh rất nhiều và luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Bởi vì trọng trách càng cao thì trách nhiệm càng lớn nên người lãnh đạo đôi khi sẽ phải hy sinh lợi ích của mình để đảm bảo đạt mục tiêu công việc.
– Sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm: Ai cũng có thể mắc phải sai lầm, không ít thì nhiều, kể cả một người lãnh đạo. Và người lãnh đạo giỏi sẽ không đổ trách nhiệm hoặc tránh né lỗi sai của bản thân. Mà họ sẽ dũng cảm nhận lỗi của mình để làm gương cho những nhân viên khác.
– Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh: Người lãnh đạo giỏi là người có thể ứng biến, thay đổi nhanh kế hoạch cho phù hợp với mọi hoàn cảnh khác nhau. Họ cần có sự linh hoạt, thông minh để tiến hành các phương án dự phòng nhằm cải thiện tình hình trong những trường hợp cần sự thích ứng nhanh.
IV. Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo
1. Nghiên cứu phong cách lãnh đạo yêu thích
Mỗi nhà lãnh đạo thường sẽ có phong cách lãnh đạo riêng, đôi khi họ sẽ thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với tính chất của dự án. Một số phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay là: huấn luyện viên (coach), nhìn xa trông rộng (visionary), phục vụ (servant), chuyên quyền (autocratic), dân chủ (democratic), lãnh đạo ủy thác (hands off), lãnh đạo giao dịch (transactional), quan liêu (bureaucratic), dẫn đầu (pacesetter).
2. Trở thành nhà lãnh đạo tập sự từ bây giờ
Bạn hãy tận dụng mọi cơ hội nhỏ nhất ngay từ việc làm nhóm trưởng một môn học, một câu lạc bộ hay dự án nào đó để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Đó là cách tốt nhất để bạn có thể nắm được cách thức và tâm lý của một người lãnh đạo dù ở một vị trí không quá quan trọng.
3. Xây dựng tư duy phản biện
Bạn có thể luyện tập tư duy phản biện trong đời sống cũng như trong khi học tập, làm việc nhóm. Hãy tập suy luận, dám bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như góp ý cho người khác nếu cảm thấy có vấn đề nào đó cần sửa đổi.
4. Luôn đưa ra các sáng kiến
Hãy năng nổ và cố gắng đưa ra nhiều sáng kiến sáng tạo, độc đáo trong quá trình làm việc nhóm, họp tìm ý tưởng. Thông qua đó kích thích não bộ phát triển và quen với những lối suy nghĩ mới lạ. Chắc chắn điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trên con đường trở thành một người đi đầu, một lãnh đạo tài năng.
5. Nâng cao kỹ năng lắng nghe
Hãy tập hạ mình xuống và lắng nghe người khác. Không chỉ lắng nghe những góp ý từ người khác để sửa đổi bản thân, cải thiện công việc. Mà còn lắng nghe để hiểu những người cùng đồng công với mình trong công việc. Nó sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu mến, tin tưởng.
6. Rèn luyện tính kỷ luật
Trên con đường thành công thì không có dấu chân của kẻ lười biếng. Đó là câu nói hoàn toàn đúng với tất cả những nhà lãnh đạo. Bạn phải rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân, phải có nếp sống khác với người bình thường thì mới có thể trở thành một người “khác thường”.
7. Tạo động lực cho người khác
Hiện tại nếu bạn chỉ đang là sinh viên hoặc một nhân viên bình thường thì cũng hãy luôn tạo ra nguồn năng lượng tích cực, nghiêm túc và cố gắng nhất có thể trong mọi công việc. Điều này cũng có thể giúp tạo động lực cho người khác tiếp tục công việc và xây dựng bầu không khí làm việc vui vẻ, lành mạnh.
8. Xây dựng tầm ảnh hưởng
Trước hết bạn hãy tạo dựng nhiều mối quan hệ với bạn học, đồng nghiệp, tiền bối hay hậu bối trong ngành. Bên cạnh đó, hãy luôn cố gắng làm tốt nhất có thể mọi công việc để tạo được danh tiếng tốt, sức ảnh hưởng với mọi người. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai.
9. Chịu trách nhiệm xử lý xung đột
Nhiều người thường sẽ chọn việc né tránh xung đột để tìm sự bình yên cho bản thân. Tuy nhiên nếu bạn đang mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo thì hãy làm điều ngược lại. Tức là tìm cơ hội để tập đứng ra giải quyết các vấn đề từ nhỏ nhất như các mối quan hệ trong lớp, trong phòng ban. Điều này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn khi giải quyết các vấn đề với vai trò là người lãnh đạo.
V. Làm nổi bật kỹ năng lãnh đạo khi đi xin việc
1. Đối với CV tuyển dụng
Bạn hãy thể hiện vai trò là người lãnh đạo hoặc leader trong tất cả các dự án lớn nhỏ mà bạn đã tham gia một cách ngắn gọn. Bên cạnh đó cũng phải nêu rõ nhiệm vụ, công việc và kết quả mà đội nhóm, tổ chức đạt được nhờ có sự lãnh đạo của bạn như thế nào. Khiến cho nhà tuyển dụng hiểu được phần nào khả năng lãnh đạo của bạn để tăng cơ hội được duyệt qua vòng CV.
2. Thể hiện trong email xin việc
Trong email xin việc thì bạn cần phải nêu rõ hơn về khả năng lãnh đạo đội nhóm của bản thân. Cụ thể là vai trò, công việc của bạn là gì và khả năng định hướng, kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề ra sao qua các dự án nổi bật nhất của bạn. Nói chung bạn hãy viết thật rõ ràng, cụ thể và cô đọng nhất để giúp nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng lãnh đạo trong bạn thông qua những vai trò từng trải nghiệm qua.
Xem thêm:
– Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút
– Quản trị nguồn nhân lực – Vai trò, mục tiêu và các chức năng chính
– Ngành quản trị nhân sự – Khái niệm, vai trò và các vị trí công việc
Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có một cái nhìn rõ hơn kỹ năng lãnh đạo và vai trò của một nhà lãnh đạo trong tổ chức. Hãy chia sẻ cho nhiều người bài viết này nếu bạn thấy hay, bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: //www.thebalancecareers.com/
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 10 kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo giỏi do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.