Top 10 khó khăn của nghề Sales, cách vượt qua hiệu quả

Bạn đang theo dõi bài viết Top 10 khó khăn của nghề Sales, cách vượt qua hiệu quả tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Làm việc với vị trí là một nhân viên kinh doanh luôn là một công việc khá khó. Nếu bạn đang định hướng cho mình theo nghề, trước tiên bạn phải tìm hiểu sơ qua các thử thách mà bạn sẽ phải đối mặt. Bài viết dưới đây nói về top 10 khó khăn của nghề sales, và một vài hướng dẫn giúp bạn đồng hành lâu dài với nghề.

Top 10 khó khăn của nghề Sales, cách vượt qua hiệu quả

I. Sơ lược về nghề Sales

Sơ lược về nghề Sales

Nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên sales chịu trách nhiệm giới thiệu và bán sản phẩm/dịch vụ. Họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và đáp ứng các mục tiêu bán hàng. Sales cũng là người trực tiếp thuyết trình, trưng bày sản phẩm, sau đó đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng.

Bạn có thể làm sales trong tất cả các ngành và lĩnh vực ở mọi doanh nghiệp. Bao gồm bán lẻ, tài chính, vận tải, sản xuất, bất động sản, du lịch, tư vấn tuyển dụng,…. Tùy thuộc vào sở thích và lĩnh vực chuyên môn của người làm sales, bạn có thể chọn làm việc thuộc các ngành hàng trên, bên cạnh một số lĩnh vực đặc thù như thiết bị y tế, dược phẩm, phần mềm CNTT, du lịch, phương tiện di chuyển, mỹ-dược phẩm…

Tìm việc làm, tuyển dụng Bán hàng/Thu ngân/Kỹ thuật/Kho siêu thị có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Thế Giới Di Động

– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Điện Máy Xanh

– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids

II. Thuận lợi của nhân viên sale

Thuận lợi của nhân viên sale

Nghề sales không chỉ mang lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định, nó cũng mang lại sự hài lòng cá nhân về các thành tựu đạt được trong doanh số, và nhiều cơ hội sự phát triển nghề nghiệp.

– Thu nhập hấp dẫn: Làm nghề sales sẽ chủ yếu ăn trên hoa hồng sản phẩm bán ra, không phụ thuộc quá nhiều vào lương cứng. Điều đó có nghĩa là, bạn bán được càng nhiều sản phẩm chất lượng, thì thu nhập của bạn càng cao.

– Phát triển kỹ năng mềm: Là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, bạn sẽ luôn phải trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết để thuyết phục khách hàng. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp để thôi thúc họ mua hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, tính nhẫn nại và cẩn thận trong công việc,…

– Thời gian làm việc linh hoạt: Bạn có thể đăng ký làm sales bán thời gian linh động theo ca tại các cửa hàng, nếu doanh nghiệp có nhu cầu. Hoặc nếu đã là nhân viên chính thức, bạn có quyền tự do quản lý thời gian và sắp xếp lịch trình trong ngày cho việc di chuyển đến văn phòng hay đi gặp khách hàng.

– Mở rộng mạng lưới quan hệ – networking: Bạn luôn phải tương tác với nhiều người, từ các bên liên quan nội bộ công ty đến nhà cung cấp sản phẩm và đương nhiên, là khách hàng. Do đó, là một nhân viên sales, bạn sẽ xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp với nhiều người hơn, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp phát triển trong tương lai.

– Không có quá nhiều yêu cầu khi mới bắt đầu vào nghề: Kinh nghiệm làm việc được đánh giá rất quan trọng đối với một nhân viên bán hàng. Do đó, các nhà tuyển dụng không cần người có bằng cấp quá cao để làm sales. Họ sẽ đánh giá ứng viên qua kinh nghiệm làm việc và mức độ thể hiện niềm yêu thích của vị trí bán hàng. Công việc bán lẻ thường là cấp độ đầu vào. Bộ phận tuyển dụng hoàn toàn có thể dành thời gian hướng dẫn với nhân viên thiếu kinh nghiệm để có thể làm việc lâu dài trong ngành.

III. Top 10 khó khăn của nghề Sales mà bạn cần biết

1. Áp lực doanh số, KPI

Nhân viên bán hàng có thể phải trải qua mức độ căng thẳng về doanh số, KPI cực kỳ cao. Luôn có KPI chỉ tiêu mà nhân viên sales phải hoàn thành. Ngành nghề này có tỉ lệ tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khó tính, khó giao tiếp hoặc thậm chí không quan tâm và không muốn mua sản phẩm, điều này có thể làm tăng căng thẳng cho sales.

2. Giải quyết khiếu nại

Luôn sẽ có những vấn đề phát sinh trong quá trình khách hàng đang và đã mua hàng. Trục trặc về bên sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng nhận được. Bạn luôn phải đối mặt với những câu hỏi, thắc mắc,.. vô lý hoặc khó hiểu của khách. Đương nhiên, với vai trò là một nhân viên sales chuyên nghiệp, bạn phải luôn giải quyết khiếu nại của khách hàng trong thời gian sớm nhất. Nhằm đảm bảo độ uy tín, lấy lại lòng tin của khách với doanh nghiệp.

3. Tỷ lệ nhảy việc cao nhất

Theo Sales Happiness Index, 43% nhân viên bán hàng muốn rời bỏ công việc hiện tại của họ với lý do thiếu phúc lợi và 31% với lý do tiền thưởng ít. Ngoài ra, cứ 10 nhân viên bán hàng thì có 6 người sẽ có động cơ rời bỏ công ty của họ vì những phúc lợi và lợi ích tốt hơn, trong khi 51% nhảy việc để được trả lương cao hơn ở các công ty khác.

4. Bị khách hàng từ chối

Trong nghề này, nhận được lời từ chối là rất bình thường. Sau khi gặp 10 đối tác/khách hàng và bị nhận lại 10 lần nói “không” trong một ngày, việc muốn bỏ cuộc và bỏ cuộc là điều tự nhiên.

Quyết định từ chối mua hàng của khách có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến cuối cùng là không “chốt đơn”. Các lý do này có thể do sản phẩm, dịch vụ sau mua hàng, chất lượng,… khiến khách cân nhắc lại việc thực hiện giao dịch.

5. Cạnh tranh gay gắt

Luôn luôn phải cạnh tranh trong những dự án khó nhằn nhất, về KPI hằng tháng, về doanh thu của quý, về đồng nghiệp, về đối thủ,… Áp lực về KPI lại càng tăng lên, và bạn luôn phải đối phó với nhiều trở ngại như vậy khi làm sales.

Top 10 khó khăn của nghề Sales mà bạn cần biết

6. Gặp khách hàng khó chiều, luôn kiểm soát cảm xúc

Là một nhân viên sales, luôn phải tiếp xúc với khách hàng thường xuyên, bạn sẽ gặp rất nhiều vị khách “khó tính”. Đương nhiên, đây là trường hợp không thể nào tránh khỏi, việc của bạn là phải giữ được phong thái chuyên nghiệp, bình tĩnh để thuyết phục và trò chuyện với khách hàng.

7. Cần thời gian và sự kiên trì

Công việc của nhân viên bán hàng không bao giờ kết thúc. Khách hàng cũng không bao giờ dễ thỏa mãn. Luôn sẽ có rất nhiều việc phát sinh phải hoàn thành.

Không hiếm nhiều nhân viên kinh doanh phải làm việc tăng ca, sau đó trở về nhà và tiếp tục giải quyết công việc với khách. Đã vào nghề sales, bạn chắc chắn sẽ phải dành rất nhiều thời gian và cả sự kiên trì để thành công.

8. Lương cơ bản thấp

Như đã đề cập ở trên, nhân viên sales có lương cơ bản khá thấp. Thu nhập của họ sẽ chủ yếu dựa trên số lượng sản phẩm tháng đó bán ra. Hoa hồng này sẽ tính theo phần trăm, do công ty quy định tối thiểu phần trăm trên từng sản phẩm. Do đó, mức thu nhập của sales thường thay đổi tuỳ theo tháng đó bán được nhiều hay ít.

9. Yêu cầu cao về kỹ năng mềm

Các công việc của sales thường liên quan đến việc tiếp thị sản phẩm, thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định thanh toán cuối cùng. Do đó, một nhân viên sales sẽ cần rất nhiều kỹ năng mềm phải được thể hiện tốt thông qua hành động, lời nói đến với khách hàng. Điển hình như bạn phải có tính kỷ luật cao, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt là giữ vững thái độ chuyên nghiệp, tự tin, niềm nở với khách.

10. Bỏ quên khâu chăm sóc sau bán hàng

Nếu bạn chỉ niềm nở với khách khi họ ra quyết định thanh toán mà bỏ quên việc hỏi han khách hàng sau khi mua hoặc sau khi sử dụng dịch vụ thì sẽ không bao giờ ghi điểm thân thiện với khách. Khách hàng luôn có ấn tượng với doanh nghiệp rất tốt nếu họ có khâu chăm sóc sau dịch vụ. Một cuộc gọi sau khoảng 1-2 ngày mua và sử dụng sản phẩm, hỏi họ về chất lượng, về dịch vụ cũng như những điều mà khách muốn đóng góp phát triển,… Khâu này sẽ đóng vai trò rất quan trọng nếu bạn luôn muốn tạo các mối quan hệ lâu dài với “khách quen”. Khách sẽ luôn nhớ đến những công ty đã có dịch vụ chăm sóc tận tuỵ như thế này.

IV. Những típ giúp dân Sales thăng tiến trong sự nghiệp

Những típ giúp dân Sales thăng tiến trong sự nghiệp

1. Luôn chủ động tìm kiếm và tận dụng cơ hội

Thông thường, chúng ta sẽ rất ít mạo hiểm hoặc thử thách bản thân để đưa ra quyết định khi cơ hội đến. Tuy nhiên, một khi chúng ta vượt qua nỗi sợ và vùng an toàn của bản thân thì việc tận dụng cơ hội thì mở ra rất nhiều con đường với nhiều trải nghiệm, thử thách để bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn.

Do đó, hãy luôn phát triển bản thân bằng cách nắm lấy cơ hội, đây là chìa khóa dẫn đến thành công khi bạn đã trải qua hết các khó khăn trong nghề sales.

2. Trau dồi kiến thức về sản phẩm, dịch vụ

Luôn trau dồi kiến thức và vốn hiểu biết về sản phẩm/dịch vụ để bạn có thể giới thiệu, thuyết phục cho khách hàng về những đặc tính của chúng, khiến họ nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Bạn phải luôn tìm hiểu chi tiết, rõ ràng về các tính năng, lợi ích và cách sử dụng mọi sản phẩm, dịch vụ. Nhờ đó, bạn sẽ giúp khách hàng thấy hài lòng với quá trình mua hàng, hài lòng với sản phẩm, và sau đó, tạo thêm thiện chí cho họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3. Rèn luyện kỹ năng mềm

Bên cạnh các kiến thức về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, bạn muốn làm tốt ở vị trí là một nhân viên kinh doanh, hãy luôn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết. Luôn trau dồi và phát triển bản thân trong mọi lĩnh vực, nhất là về cách giải quyết các mối quan hệ giữa khách hàng.

4. Tạo dựng, duy trì mối quan hệ

Một mối quan hệ tốt với khách hàng sẽ dựa trên trải nghiệm của khách hàng. Một nghiên cứu của Chris Palin cho biết rằng nếu chỉ ‘làm hài lòng’ khách hàng là không đủ để đảm bảo họ sẽ quay trở lại. Do đó, một nhân viên sales sẽ luôn không ngừng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Đây là điều cơ bản nhất để bạn thiết lập được lòng trung thành của họ đối với thương hiệu. Hãy thường xuyên gửi mail, gọi điện và đảm bảo chỉn chu trong cả khâu chăm sóc khách hàng sau dịch vụ.

5. Dành thời gian giải tỏa căng thẳng sau làm việc

Sau thời gian làm việc căng thẳng, hãy thư giãn bản thân để có thêm nhiều nguồn cảm hứng mới trong công việc. Đừng quên dành thời gian chăm sóc bản thân, ngủ đủ giấc, tập thể dục,… để bản thân được nghỉ ngơi nhé!

Xem thêm:

– 20 kỹ năng chăm sóc khách hàng cần thiết phải có ở nhân viên

– Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và cơ hội việc làm

– Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn đang và sẽ bắt đầu với vị trí nhân viên kinh doanh. Mong bạn sẽ phần nào nắm được các khó khăn của nghề sales, và biết được cách vượt qua hiệu quả. Đừng quên để lại cảm nghĩ ở phần bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết này nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 10 khó khăn của nghề Sales, cách vượt qua hiệu quả do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.