Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Bạn đang theo dõi bài viết Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông thường khi viết CV, mọi người có xu hướng bỏ qua mục sở thích của bản thân. Tuy nhiên, bạn không biết rằng thông qua phần sở thích các nhà tuyển dụng có thể biết được khả năng làm việc cũng như nguồn năng lượng của ứng viên. Hãy cùng bài viết bên dưới tìm hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như những lưu ý khi viết mục sở thích trong CV của bạn nhé!

Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

I. Lợi ích của việc viết sở thích trong CV

Với các mẫu CV hiện nay thường sẽ không có mục sở thích, vì đây không phải là mục bắt buộc phải có. Nếu bạn chỉ viết theo mẫu chuẩn thì các CV sẽ không có nhiều điểm khác biệt và thường tương tự nhau. Điều đó dễ gây sự nhàm chán cho nhà tuyển dụng và có thể CV của bạn cũng bị bỏ qua khi không có được sự nổi bật thu hút nhà tuyển dụng. Vậy nên, hãy tận dụng những sở thích của bản thân để tạo ra điểm nổi bật và sự mới mẻ trong CV của chính mình, cho nhà tuyển dụng thấy được những lợi thế mà bạn có.

Việc ghi sở thích trong CV có thể đem lại những lợi ích cụ thể như:

– Giúp bạn thể hiện được những kỹ năng nổi bật của bản thân nhằm thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng..- Tạo nên sự khác biệt giữa bạn so với những ứng viên khác.- Thể hiện được màu sắc cá tính của riêng bạn, không bị trùng lặp với bất kỳ ai.- Cung cấp những gợi ý thú vị về tính cách cũng như con người bạn để có thể trao đổi với nhà tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng luôn mong muốn lựa chọn được những ứng viên vừa có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc tốt mà lại vừa có ý chí phát triển bản thân và hết mình cống hiến cho doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua sở thích trong – – CV của các ứng viên các nhà tuyển dụng có thể lựa chọn được những đặc điểm phù hợp với vị trí tuyển dụng và đánh giá được sự thích ứng của các ứng viên trong môi trường làm việc.

Do đó, bạn nên thêm vào CV mục sở thích của bản thân và đừng bỏ qua những điểm nổi bật có thể thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé!

Mời bạn tham khảo thêm Cách viết CV

II. Lúc nào nên có sở thích trong CV

1. Nên có

– Sở thích có thể giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Sở thích đặc biệt có thể gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

– Sở thích liên quan đến công việc đang tuyển dụng.

– Sở thích phù hợp với văn hóa công ty, môi trường làm việc.

– Sở thích thể hiện được năng lượng làm việc, sự đam mê với công việc.

2. Không nên

– Cố tình viết các sở thích mình không có để lấp đầy CV.

– Liệt kê những sở thích không liên quan đến vị trí ứng tuyển (như đọc truyện, chơi game,…).

– Liệt kê những sở thích không phù hợp với môi trường làm việc.

– Liệt kê nhiều sở thích, không có chọn lọc gây loãng CV.

– Chỉ nêu được những sở thích cá nhân mà không có sở thích hỗ trợ cho công việc.

III. Những đối tượng nên có sở thích trong CV

Đối với những ai có ý định thêm sở thích trong CV để rút ngắn phần mô tả bản thân thì cần nên cân nhắc thêm. Vì nếu lạm dụng mục sở thích có thể sẽ không tạo được ấn tượng, mà còn khiến nhà tuyển dụng thấy bạn không đủ điều kiện để ứng tuyển cho vị trí công việc. Vì vậy, những đối tượng nên có mục sở thích trong CV bao gồm:

– Người xin việc khi đang còn đi học.- Sinh viên tốt nghiệp.- Những người thiếu kinh nghiệm việc làm.- Những người ứng tuyển cho vị trí liên quan trực tiếp đến những sở thích cá nhân.

Phần lớn là những đối tượng còn thiếu kinh nghiệm việc làm, nên cần có mục sở thích để nhà tuyển dụng thấy được tích cách cũng như khả năng làm việc của họ. Ngoài ra, với những vị trí ứng tuyển đòi hỏi phải có những sở thích cá nhân bạn cũng nên bổ sung vào CV cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm: việc làm điện lạnh.

IV. Nếu không có sở thích nên viết như thế nào

Khi bạn không có những sở thích đáng chú ý hay thậm chí không thể nghĩ ra bất kỳ sở thích, đam mê nào cụ thể thì cũng không nên viết những sở thích mang tính chung chung và không nổi bật. Điều đó sẽ làm CV của bạn trở nên sáo rỗng và không có mục tiêu rõ ràng.

Bạn có thể lược bỏ mục sở thích nhưng tuyệt đối không được liệt kê những sở thích mình không có hay những sở thích mang tính cá nhân (như đi ăn với bạn bè, xem phim cùng gia đình,…). Vì những gì bạn nêu ra không thể tăng giá trị cho CV, mà còn làm nhà tuyển dụng thấy bản CV ấy trở nên vô nghĩa khi trình bày những yếu tố không liên quan và không phục vụ được cho công việc.

V. Cách viết sở thích trong CV

Một CV ấn tượng là cho nhà tuyển dụng thấy được những phẩm chất và tiềm năng trong bạn, vừa phù hợp với yêu cầu công việc vừa đảm bảo thể hiện được cá tính riêng. Thế nên thay vì chỉ gạch ra những đầu dòng mang tính liệt kê đơn giản và nhàm chán, bạn hãy mô tả ngắn để làm rõ được sở thích cũng như ý nghĩa của nó. Nhằm giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn điều mà bạn muốn truyền đạt và thấy được tính cách của bản thân thông qua những sở thích.

Trình bày mục sở thích rõ ràng, mô tả ngắn nhưng đảm bảo vẫn đủ những ý chính muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng. Cho họ thấy được rằng bạn có đủ trách nhiệm và năng lực cho vị trí công việc này và không ngừng cải thiện tốt lên mỗi ngày. Những điều này cũng có thể làm tăng giá trị cho bản CV trong mắt nhà tuyển dụng đấy nhé!

Tìm việc làm, tuyển dụng Thiết kế có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Graphic Designer (phòng Marketing)

– Nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)

VI. Các sở thích gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

1. Sở thích về những trò mang tính tư duy cao

Với sở thích này, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có năng lực hoạch định chiến lược, thích tìm tòi những hướng đi mới để đạt được mục tiêu đề ra. Nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến việc hoạch định và xây dựng kế hoạch phát triển, thì sở thích này chính là điểm nổi bật cho nhà tuyển dụng chú ý đến bạn.

2. Sở thích về đọc sách và viết lách

Khi ứng tuyển vào các việc làm marketing, truyền thông, quan hệ công chúng,… thì đây là điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Thông qua sở thích này, thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có kỹ năng viết và truyền đạt tốt, ngôn ngữ phong phú và thích tìm tòi, học hỏi qua những cuốn sách.

3. Sở thích về sáng tạo hay về lĩnh vực nghệ thuật

Với những sở thích đặc biệt về lĩnh vực nghệ thuật hay thích sự sáng tạo như vẽ tranh, chỉnh sửa ảnh, nấu ăn,… là những yếu tố quan trọng cho việc ứng tuyển vào các vị trí xây dựng thương hiệu, thiết kế thời trang,… Đừng ngần ngại mà hãy trình bày sở thích này của bạn với nhà tuyển dụng để thể hiện sự khác biệt với những ứng viên khác. Đây còn được xem là một điểm mạnh khi đi xin việc đấy!

4. Sở thích về tham gia các hoạt động tình nguyện

Nếu tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện và đây còn là một trong những sở thích đặc biệt của bạn thì hãy mạnh dạn chia sẻ với nhà tuyển dụng. Bởi chính sở thích này cho nhà tuyển dụng thấy được tính cách hòa đồng, sự đồng cảm và sự sẻ chia của bạn với mọi người, làm tăng thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, điều này cho thấy, bạn sẵn sàng hỗ trợ các đồng nghiệp, nhiệt tình trong công việc và luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp với mọi người.

5. Sở thích về các bộ môn thể thao

Phần lớn các bộ môn thể thao sẽ đòi hỏi người tham gia có tính đồng đội cao và có kỹ năng làm việc nhóm tốt. Chính vì vậy, đối với những công việc luôn phải làm việc theo nhóm thì sở thích này chính là điểm mạnh khi bạn ứng tuyển vào các vị trí này.

Ngoài ra, đối với những bộ môn thể thao đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt, bền bỉ, kiên trì, kiểm soát được năng lượng bản thân. Đây chính là yếu tố quan trọng cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể đáp ứng tốt năng lượng cho công việc, có thể làm việc ở cường độ cao và có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

6. Sở thích liên quan đến sự mạo hiểm

Việc yêu thích các hoạt động mạo hiểm như nhảy dù, leo núi,… cho thấy bạn thuộc tuýp người có cá tính mạnh, thích đương đầu với nỗi sợ, khó khăn và luôn muốn vượt qua các giới hạn của bản thân. Thông qua sở thích này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá cao bạn trong việc không ngại khó khăn, thử thách và có khả năng làm việc ở môi trường cường độ làm việc cao.

Xem thêm:

>> Top 10 tính cách giúp bạn sẽ “hạ gục” được nhà tuyển dụng

>> 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

>> Cách viết CV xin thực tập cho tất cả các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh

Bạn vừa tìm hiểu xong mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này hữu ích và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẹo ghi sở thích trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.