Bạn đang theo dõi bài viết Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán chi tiết nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Kế toán luôn được xem là nghề “khó nhằn” và yêu cầu chuyên môn cao khi phải liên tục làm việc với những con số tài chính. Chính vì vậy, trước khi làm chính thức thì sinh viên cần hoàn thành tốt công việc thực tập kế toán để có nền tảng kinh nghiệm. Cùng tìm hiểu chi tiết công việc thực tập sinh kế toán, con đường từ thực tập đến nhân viên chính thức xuất sắc qua bài viết này nhé.
I. Tổng quan về vị trí thực tập sinh kế toán
Thực tập sinh kế toán là vị trí công việc không chính thức ở công ty. Bạn sẽ học hỏi và làm việc dưới sự hướng dẫn, quản lý của kế toán viên, người hướng dẫn trực tiếp.
Vị trí thực tập sinh thường dành cho những bạn sinh viên năm 3, năm cuối hoặc sinh viên đợi bằng tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm việc làm. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ không yêu cầu quá cao với thực tập sinh, tuy nhiên bạn phải luôn nỗ lực học tập và làm việc. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3-6 tháng, có thể làm full time hoặc part time tủy theo lịch học cá nhân.
Thực tập sinh kế toán có thể lựa chọn trong nhiều công ty, lĩnh vực kinh doanh đa dạng như: công ty kinh doanh, công ty sản xuất, công ty tư vấn, tổ chức phi lợi nhuận, hay các bệnh viện. Bởi vì tất cả các tổ chức đều cần đến kế toán.
Tuyển dụng kế toán có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh TGDĐ
– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Kế Toán Nhà thuốc An Khang
Các doanh nghiệp thường xuyên tuyển thực tập sinh kế toán để có nguồn nhân lực làm việc chính thức sau này. Đồng thời, việc tuyển dụng thực tập sinh kế toán giúp bộ phận kế toán có được sự năng động, nhiệt huyết từ nguồn nhân lực trẻ.
II. Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán chi tiết
Thực tập sinh kế toán là người sẽ thực hiện và hỗ trợ các nhân viên chính thức trong các nghiệp vụ kế toán. Thực tập sinh làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên kế toán, thuộc phòng Kế toán – Tài chính công ty. Mặc dù không nhận trách nhiệm chính, nhưng thực tập sinh phải hoàn thành các công việc tương tự như nhân viên. Nhờ vậy mà có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế và trau dồi kiến thức chuyên môn.
Công việc của thực tập sinh rất đa dạng tùy thuộc vào từng công ty, các bộ phận kế toán khác nhau như kế toán công tổng hợp, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán kho, hay kế toán nội bộ,… Nhìn chung, công việc của thực tập sinh gồm thu thập thông tin, ghi chép số liệu, hỗ trợ làm báo cáo tổng hợp.
Chi tiết công việc của thực tập sinh kế toán có thể liệt kê như sau:
– Hoàn thành các nhiệm vụ phân công của kế toán, người hướng dẫn trực tiếp, kế toán trưởng;
– Đọc hiểu ngành nghề kinh doanh của công ty, các tài khoản ghi sổ thường dùng;
– Hỗ trợ kiểm tra các tài khoản ghi sổ;
– Hỗ trợ phòng kế toán thu thập, nhập dữ liệu thô vào phần mềm;
– Giúp kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi sổ với các hóa đơn, chứng từ ngân hàng;
– Hỗ trợ xử lý hồ sơ kế toán;
– Hỗ trợ tiếp nhận, xử lý truy vấn qua điện thoại;
– Giúp kiểm tra, xử lý bảng cân đối kế toán;
– Học cách thực hiện các báo cáo thu nhập và báo cáo tài chính theo sự hướng dẫn;
– Hỗ trợ rà soát chi phí, hồ sơ về lao động, hoặc hồ sơ thuế, các chi tiêu ở công ty;
– Cập nhập các thông tin, kiểm tra và cập nhập các số liệu lên phần mềm theo sự phân công của phòng ban;
– Hỗ trợ kế toán viên hoàn thành các loại báo cáo tài chính theo tuần, tháng của công ty.
III. Yêu cầu chung khi tuyển dụng thực tập sinh kế toán
1. Về trình độ chuyên môn
Đối với vị trí thực tập sinh kế toán, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề chuyên môn. Chỉ cần bạn là sinh viên đang theo học kế toán và các ngành liên quan như kiểm toán, tài chính, kinh tế ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề. Bạn đều có thể ứng tuyển làm thực tập sinh kế toán.
Điểm GPA mà nhiều công ty yêu cầu thường trên 7/10. Tùy vào sự hiểu biết và kiến thức của bạn có thể lựa chọn vị trí thực tập khác nhau như kế toán lương, kế toán công nợ, kế toán thuế, đa phần sẽ thực tập kế toán tổng hợp. Có các công ty kế toán riêng biệt sẽ yêu cầu cao về học vấn, ví dụ có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA).
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kỹ năng và thái độ làm việc nhiều hơn là chuyên môn đối với các thực tập sinh kế toán. Bạn phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, chăm chỉ và gắn bó với nghề.
2. Về kỹ năng nghề nghiệp
Các kỹ năng nghề nghiệp có vai trò quan trọng với thực tập sinh kế toán để có khả năng hoàn thành công việc. Những kỹ năng cần thiết mà thực tập cần có là tin học, phần mềm kế toán, các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc. Cụ thể như sau:
– Thành thạo tin học văn phòng, quan trọng nhất dùng rất nhiều trong công việc, từ việc định dạng nhanh đến các hàm tính toán.
– Có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán như: MISA, FAST,…
– Kỹ năng làm việc dưới áp lực vì khối lượng công việc của kế toán luôn rất nhiều.
– Các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả. Như vậy, có thể sắp xếp công việc hợp lý, hỗ trợ các thành viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Các kỹ năng nghề nghiệp luôn giúp thực tập sinh hoàn thành nhanh công việc. Trong lúc thực tập, bạn sẽ rèn luyện và biết cách làm việc hiệu quả giống các kế toán viên chính thức. Thêm vào đó, làm việc và giao tiếp tốt giúp bạn tạo các mối quan hệ cần thiết với các anh chị để đi xa hơn trong ngành. Họ có thể giới thiệu với bạn các công việc tốt, các mối quan hệ lớn hơn.
Đối với những bạn đang nộp đơn ứng tuyển vị trí thực tập kế toán, bạn nên tìm kiếm các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với mình để liệt kê vào CV. Nhà tuyển dụng luôn chú ý đến phần kỹ năng của ứng viên thực tập.
Các cách giúp bạn phát triển kỹ năng mềm là hãy rèn giũa ngay từ khi còn đi học thông qua việc tham gia các tổ chức, các câu lạc bộ để có cơ hội làm việc với nhiều người. Đồng thời, bạn nên tham gia các khóa học tin học, khóa học sử dụng phần mềm kế toán. Và có các chứng chỉ cần thiết như: MOS, chứng chỉ hoàn thành khóa học tin học kế toán, hay chứng chỉ phần mềm kế toán MISA.
3. Về thái độ đối với công việc
Là thực tập sinh kế toán, bạn phải thể hiện mình có thái độ cầu tiến, ham học hỏi, làm việc theo quy trình chuyên nghiệp, luôn nỗ lực học tập và làm việc. Trong công việc, bạn cần hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nếu gặp điều khó hiểu, không giải quyết được thì nhờ anh chị giải đáp giúp. Kỳ thực tập là lúc bạn có thể hỏi nhiều điều, các kế toán hướng dẫn luôn nhiệt tình hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu trước, chỉ ghi lại những điều bạn không thể hiểu rõ và hỏi những anh chị hướng dẫn cách giải quyết.
Thêm vào đó, nếu công ty yêu cầu làm toàn thời gian, bạn đã đồng ý đi thực tập thì nên tuân thủ các nội quy về giờ giấc. Đừng nên xin nghỉ với các lý do không chính đáng ngoài việc học. Làm việc liên tục giúp bạn học hỏi và hoàn thành công việc nhanh hơn. Đồng thời cho thấy bạn luôn chú tâm vào công việc, mong muốn gắn bó làm việc tại công ty.
Hãy thể hiện mình là người nỗ lực hết mình vì công việc, ham học hỏi, nỗ lực hoàn thành công việc đúng giờ sẽ giúp bạn được đánh giá cao. Người hướng dẫn có thể sẽ giao cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn. Đây là cơ hội giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Sau kỳ thực tập kế toán, luôn có kỳ đánh giá để lên làm nhân viên chính. Bạn nên tận dụng cơ hội này để nhận được công việc mà mình yêu thích với mức lương phù hợp.
IV. Những đãi ngộ, quyền lợi của thực tập sinh kế toán
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn luôn tổ chức các chương trình thực tập kế toán với nhiều hỗ trợ. Không chỉ được hướng dẫn bởi các kế toán giỏi mà còn được nhận mức lương ổn định khoảng 3-5 triệu đồng.
Có thể kể đến chương trình kế toán dành cho fresher được tổ chức hằng năm của Tập đoàn Thế Giới Di Động, chương trình “MWG Passport 2022”. Tại đây, các bạn thực tập được làm việc tại trụ sở, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng mềm. Bạn có thể chọn làm việc tối thiểu 3 ngày/tuần hoặc toàn thời gian, với mức hỗ học bổng 9 triệu/kỳ thực tập 3 tháng.
Có thể liệt kê các đãi ngộ và quyền lợi của thực tập sinh như sau:
– Đóng dấu mộc hoàn thành thực tập, hỗ trợ số liệu và hướng dẫn viết báo cáo tốt nghiệp.
– Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, mở rộng các mối quan hệ.
– Được hỗ trợ bởi các kế toán giàu kinh nghiệm.
– Áp dụng các kiến thức vào trong thực tế công việc.
– Trau dồi kinh nghiệm làm việc, hiểu rõ các quy trình nghiệp vụ.
– Nhận lương hỗ trợ thực tập.
– Trở thành nhân viên chính thức sau khi ra trường.
V. Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực tập ngành kế toán
Với sinh viên thực tập ở bất kỳ ngành nghề nào, kỳ thực tập luôn là thời gian quan trọng để trau dồi kinh nghiệm chứ không phải để đối phó và nhận được một đánh giá tốt. Vì thế, sinh viên thực tập cần chuẩn bị nền tảng kiến thức vững vàng, thái độ thực tập và làm việc chuyên nghiệp.
Đối với thực tập sinh kế toán, bạn cần học hỏi nhanh, tìm hiểu về ngành nghề của công ty. Học cách áp dụng các kiến thức đã học vào công việc. Bên cạnh đó, biết cách giao tiếp, làm việc hợp tác với mọi người đạt hiệu quả cao. Bạn nên tham các buổi hội họp, đi chơi, dự tiệc cùng với anh chị để có thể hiểu họ hơn, như vậy sẽ có sự kết nối khi làm việc.
Bạn cần quản lý thời gian hiệu quả, chia công việc và việc học hợp lý. Như vậy, có thể hoàn thành cáo báo cáo ở trường, đồng thời vẫn hoàn thành được công việc thực tập được giao.
VI. Con đường từ thực tập sinh kế toán đến nhân viên chính thức
Kỳ thực tập luôn là bước đệm để các bạn sinh viên tiến lên vị trí nhân viên chính thức nhanh chóng nhất. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước đó để có thể hoàn thành tốt công việc, và nhận được đề nghị cho công việc chính thức.
1. Chuẩn bị đầy đủ trước khoảng 1 năm
Bạn nên chuẩn bị từ sớm để có thể xin vị trí thực tập kế toán công ty mình yêu thích:
– Phải có nền tảng kiến thức nghiệp vụ vững vàng khi đi học.
– Bên cạnh đó, cần chủ động tìm kiếm đơn vị thực tập phù hợp. Bạn nên tìm kiếm các đơn vị mình yêu thích từ sớm, đọc các yêu cầu của công ty đó để chuẩn bị như các bằng tin học, bằng tiếng anh.
– Chuẩn bị một CV xin việc kế toán đầy đủ để apply vào.
– Và xem trước các phần phỏng vấn đề trả lời suôn sẻ, gây ấn tượng cho nhà phỏng vấn. Như vậy, xác suất bạn được nhận là rất cao.
2. Trong quá trình thực tập:
Khi thực tập, bạn cần nỗ lực học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công:
– Cần có thái độ làm việc chuyên nghiệp, chấp hành nội quy làm việc của đơn vị.
– Hơn nữa, bạn phải làm việc tinh thần cầu tiến, chủ động học hỏi các anh chị.
– Khi có nhiệm vụ đều cố gắng hoàn thành và chủ động tìm hiểu các công việc khó khăn hơn.
– Hiểu rõ quy trình làm việc của đơn vị, hiểu và hoàn thành tốt công việc dù là một thực tập sinh sẽ giúp bạn được đánh giá cao.
– Dù là công việc thực tập nhưng bạn nên dành thời gian và hoàn thành tốt có thể. Nếu bị trùng lịch học, hãy sắp xếp thời gian hợp lý, học tập và viết bài tốt nghiệp nhưng vẫn hoàn thành công việc.
– Khi không thể hoàn thành, bạn cũng nên thẳng thắng báo lại với cấp trên để được giao các nhiệm vụ phù hợp và không ngừng học hỏi.
3. Nhận đề nghị trở thành nhân viên chính thức
Sự nỗ lực của trong lúc thực tập sẽ giúp bạn dễ dàng có được vị trí kế toán chính thức. Khi bạn đã hiểu rõ về công việc và ngành nghề của công ty. Hiệu suất làm việc của bạn sẽ cao hơn các bạn chưa từng thực tập tại đây. Khi kết thúc kỳ thực tập, hãy thể hiện rằng bạn mong muốn làm việc chính thức tại công ty.
Xem thêm:
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
– Cách viết CV kế toán, kiểm toán hay và thu hút nhà tuyển dụng
– Mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán ghi điểm với nhà tuyển dụng chi tiết
Hy vọng bài viết giúp bạn có được thông tin hữu ích về công việc thực tập kế toán để tìm cho mình vị trí thực tập phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi, đừng quên chia sẻ cho nhiều bạn bè cùng đọc nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mô tả công việc của thực tập sinh kế toán chi tiết nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.