Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết

Bạn đang theo dõi bài viết Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang có mục tiêu tham gia vào ngành Marketing, thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin xoay quanh thuật ngữ marketing căn bản, vai trò và một số thuật ngữ thông dụng. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có thể nắm rõ hơn những thuật ngữ căn bản cũng như các thuật ngữ viết tắt trong marketing phổ biến nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết

Mục lục

I. Thuật ngữ marketing là gì?

Thuật ngữ marketing là những từ ngữ chuyên biệt được sử dụng phổ biến trong ngành marketing. Những từ này diễn tả cho các khái niệm chuyên ngành của marketing.

Tuyển dụng, việc làm Marketing có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên sản xuất Media

– Nhân viên Account Media

– Nhân viên Digital Marketing

Thuật ngữ marketing là gì?

II. Tầm quan trọng của thuật ngữ marketing

Thuật ngữ marketing có vai trò quan trọng không chỉ đối với người làm trong ngành marketing mà còn đối với những người quan tâm tới kinh tế nói chung. Những thuật ngữ này đại diện một khối lượng thông tin, giúp cho người sử dụng dễ dàng hiểu và nắm bắt khi đề cập tới một khái niệm.

Việc am hiểu các thuật ngữ marketing cho thấy bạn là một người vững vàng về kiến thức chuyên môn marketing, đồng thời cũng giúp bạn nhanh nhạy và hiểu rõ hơn khi đối phương đề cập tới một khái niệm marketing nào đó.

Tầm quan trọng của thuật ngữ marketing

III. 70+ thuật ngữ marketing thông dụng

1. Digital Marketing – Tiếp thị kỹ thuật số

Tiếp thị kỹ thuật số là toàn bộ hình thức truyền thông thông qua các loại thiết bị kỹ thuật số nhằm quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

2. Brand Positioning – Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là làm nổi bật thương hiệu bạn hơn so với các thương hiệu cạnh tranh khác.

3. Brand Awareness – Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu là mức độ ghi dấu thương hiệu của bạn đối với khách hàng, bao gồm hai yếu tố: nhớ tên thương hiệu và nhận ra tên thương hiệu.

4. Demand Generation – Tạo nhu cầu

Tạo nhu cầu là dựa trên các dữ liệu thu được, tạo ra các chiến dịch tiếp thị khơi gợi nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp của khách hàng.

5. Revenue Performance Management – Quản lý hiệu suất doanh thu

Quản lý hiệu suất doanh thu là bảo đảm việc khách hàng quay lại hoặc mua thêm để gia tăng lợi nhuận.

6. Inbound Marketing

Inbound Marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào khách hàng, hay nói cách khác là chú trọng quảng bá hướng tới tệp khách hàng tiềm năng thay vì tiếp thị tràn lan.

7. Lead Nurturing – Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng

Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là việc xây dựng và duy trì niềm tin của khách hàng tiềm năng, từ đó làm tăng cơ hội biến họ thành khách hàng thực thụ.

8. Flywheel

Flywheel là mô hình đưa khách hàng vào vị trí trung tâm và xây dựng mối quan hệ cam kết dịch vụ khách hàng để gia tăng cơ hội giữ chân khách hàng.

9. Buyer Persona – Chân dung khách hàng

Chân dung khách hàng là bản vẽ hình dung về khách hàng với các đặc điểm lý tưởng của bạn.

10. Ideal Customer Profile (ICP) – Hồ sơ khách hàng lý tưởng

Hồ sơ khách hàng lý tưởng là một bản mô tả giả định chi tiết về kiểu hình khách hàng tiềm năng mà công ty hay doanh nghiệp của bạn đang nhắm tới.

11. Sales Enablement – Hỗ trợ bán hàng

Hỗ trợ bán hàng là kết hợp việc training kiến thức với các kỹ năng, các công cụ để đội ngũ sale nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc.

12. Account-based Marketing (ABM) – Tiếp thị tập trung đối tượng

Tiếp thị tập trung đối tượng là gửi các thông điệp quảng bá tới các tài khoản phù hợp, mô hình này dựa trên hồ sơ khách hàng lý tưởng và các biện pháp nhằm tăng tương tác tới tài khoản của các khách hàng đó.

13. Contextual Marketing – Tiếp thị theo ngữ cảnh

Tiếp thị theo ngữ cảnh là hình thức tiếp thị dựa trên việc đánh giá các điều kiện xung quanh chiến lược quảng bá nhằm đảm bảo những thông điệp liên quan đều được gửi tới đúng đối tượng.

14. Word-of-mouth Marketing (WOM) – Tiếp thị truyền miệng

Tiếp thị truyền miệng là hình thức tiếp thị diễn ra khi một khách hàng hài lòng và ưa thích sản phẩm/dịch vụ của bạn và giới thiệu bằng lời nói hoặc văn bản cho một người khác.

15. Conversational Marketing – Tiếp thị đối thoại

Tiếp thị đối thoại được cho là là kiểu tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các cuộc trò chuyện trực tiếp.

16. Churn rate – Tỷ lệ Churn

Tỷ lệ churn là tỷ lệ giữ chân khách hàng.

17. Customer Acquisition Cost (CAC) – Chi phí sở hữu khách hàng

Chi phí sở hữu khách hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh để chuyển đổi một khách hàng tiềm năng thành một khách hàng thực sự.

18. Cost Per Lead (CPL) – Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng

Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng chính là số chi phí để có được một khách hàng tiềm năng.

19. Key Performance Indicator (KPI) – Chỉ số đo lường hiệu quả công việc

Chỉ số đo lường hiệu quả công việc là chỉ số được dùng để theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu quảng cáo, tiếp thị.

20. Customer Lifetime Value (CLV) – Giá trị vòng đời khách hàng

Giá trị vòng đời khách hàng là mức lợi nhuận ròng dự báo sẽ có được từ một khách hàng hiện tại.

21. Net Promoter Score (NPS) – Chỉ số đo lường sự hài lòng

Chỉ số đo lường sự hài lòng được sử dụng để đánh giá mức độ khả năng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho người khác.

22. Growth Marketing – Tiếp thị tăng trưởng

Tiếp thị tăng trưởng là việc thiết kế, xây dựng và thử nghiệm để cải thiện, tối ưu hóa các phần còn thiếu sót.

23. Tech Stack (Software Stack) – Giải pháp ngăn xếp

Giải pháp ngăn xếp là tổng hợp công nghệ và các loại phần mềm một doanh nghiệp dùng để điều hành hoạt động kinh doanh.

24. Customer Relationship Management (CRM) – Quản lý quan hệ khách hàng

Quản lý quan hệ khách hàng là cơ sở dữ liệu các liên hệ với khách hàng, đồng thời còn là công cụ phục vụ cho quá trình bán hàng.

25. Content Management System (CMS) – Hệ quản trị nội dung

Hệ quản trị nội dung là phần mềm mà các marketer tạo dựng, thiết kế, lưu trữ, quản lý, chỉnh sửa và theo dõi các nội dung có trên trang web.

26. Marketing Automation – Tự động hóa tiếp thị

Tự động hóa tiếp thị trong marketing là các phần mềm tự động hóa hỗ trợ trong việc thực hiện công việc tiếp thị.

27. Marketing Operations – Hoạt động tiếp thị

Hoạt động tiếp thị là toàn bộ hoạt động diễn ra trong tự động hóa tiếp thị và CMR.

28. Sales Operations – Hoạt động bán hàng

Hoạt động bán hàng là toàn bộ hoạt động xảy ra trong nền tảng thúc đẩy bán hàng và CRM.

29. Services Operations – Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ nghĩa là việc quản lý toàn bộ quy trình làm việc, các công cụ cần thiết để duy trì và nâng cao trải nghiệm khách hàng tổng thể.

30. Revenue Operations – Hoạt động doanh thu

Hoạt động doanh thu là sự kết hợp tiếp thị với hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ để tăng hiệu quả kinh doanh.

31. Top of the funnel (ToFu) – Đầu phễu

Đầu phễu được dùng để chỉ giai đoạn đầu của tiến trình mua hàng, ở giai đoạn này, người mua có nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hoặc thông tin để giải quyết các vấn đề họ đang có.

32. Middle of the funnel (MoFu) – Giữa phễu

Phần giữa phễu chính là giai đoạn giữa của tiến trình mua hàng. Ở giai đoạn này, người mua đã biết rõ vấn đề của mình và cân nhắc nhiều biện pháp giải quyết khác nhau.

33. Bottom of the funnel (BoFu) – Đáy phễu

Đáy phễu là giai đoạn cuối cùng của tiến trình mua hàng. Lúc này, khách hàng đã xác định rõ được vấn đề, có sự nghiên cứu, chọn lọc, quyết định giải pháp và sẵn sàng mua hàng.

34. Marketing Qualified Lead (MQL) – Khách hàng tiềm năng để marketing

Khách hàng tiềm năng để marketing đại diện cho giai đoạn thứ 3 trong vòng đời gồm 6 giai đoạn của quy trình của người mua. Chỉ số này thể hiện số lượng khách hàng đã chuyển đổi.

35. Sales Qualified Lead (SQL) – Khách hàng tiềm năng để chốt sale

Khách hàng tiềm năng để chốt sale chính là giai đoạn thứ 4 trong vòng đời 6 giai đoạn của quy trình của người mua. Một MQL sẽ được coi là một SQL khi khách hàng bắt đầu trao đổi về việc đặt mua sản phẩm/dịch vụ.

36. Conversation Qualified Lead (CQL) – Khách hàng tiềm năng để trò chuyện

Khách hàng tiềm năng để trò chuyện là những người đã thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm của bạn.

37. Buyer’s Journey – Hành trình của người mua

Hành trình của người mua diễn tả quá trình từ lúc bắt đầu tìm kiếm đến khi đặt mua của khách hàng.

38. Multi-touch Revenue Attribution – Phân bổ doanh thu đa điểm

Phân bổ doanh thu đa điểm mô tả quá trình phác thảo, thu thập và lập danh mục ghi nhận toàn bộ tương tác khi một khách hàng đồng ý mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

39. Customer Marketing – Tiếp thị khách hàng

Tiếp thị khách hàng là tổng hợp các chiến lược cũng như chiến thuật tiếp cận đối tượng tiềm năng để nâng cao trải nghiệm người dùng và làm tăng giá trị tương tác khách hàng.

40. Customer Acquisition – Thu hút khách hàng

Thu hút khách hàng là toàn bộ quy trình, các bước và nguồn lực hỗ trợ để thu hút khách hàng ngay từ lần đầu họ biết tới sản phẩm/dịch vụ của bạn.

41. Customer Retention – Giữ chân khách hàng

Giữ chân khách hàng mô tả việc tương tác với khách hàng để tăng cơ hội họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ do bạn cung cấp.

42. Customer Expansion – Mở rộng khách hàng

Mở rộng khách hàng là việc làm tăng doanh thu định kỳ hàng tháng.

43. Customer Success – Thành công của khách hàng

Thành công của khách hàng được dùng để chỉ những kết quả tích cực mà khách hàng nhận được khi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp.

44. Customer Support – Hỗ trợ khách hàng

Hỗ trợ khách hàng là giải đáp, giải quyết các vấn đề, thắc mắc, sự cố mà khách hàng đang gặp phải.

45. Customer Service – Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng mô tả hoạt động hỗ trợ người mua trong suốt thời gian họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

46. ​​Customer Satisfaction – Sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng biểu thị cho hoạt động quản lý mức thiện cảm của khách hàng.

47. Customer Journey – Hành trình của khách hàng

Hành trình của khách hàng là theo dõi trải nghiệm của người mua từ lần đầu tiên họ biết đến thương hiệu của bạn cho tới khi họ đồng ý mua hàng.

48. Product Marketing – Tiếp thị sản phẩm

Tiếp thị sản phẩm mô tả quá trình đưa một sản phẩm/dịch vụ tiến ra thị trường và đảm bảo khả năng thành công của sản phẩm đó.

49. Go-to-market Strategy (GTM) – Chiến lược tiếp cận thị trường

Chiến lược tiếp cận thị trường là kế hoạch chi tiết nhằm thể hiện sự độc đáo của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, từ đó thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.

50. Product-market Fit – Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường

Sự phù hợp giữa sản phẩm và thị trường biểu thị mức độ phù hợp giữa sản phẩm/dịch vụ của bạn với thị trường.

51. Minimum Viable Product (MVP) – Sản phẩm khả thi tối thiểu

Sản phẩm khả thi tối thiểu là những sản phẩm có đủ các yếu tố đặc trưng để thỏa mãn thị trường mục tiêu.

52. Total Addressable Market (TAM) – Tổng thị trường khả dụng

Tổng thị trường khả dụng nghĩa là mức doanh thu mà công ty của bạn có thể đạt được nếu những khách hàng quan tâm tới sản phẩm thực sự đồng ý mua.

53. Product-led Growth ( PLG) – Tăng trưởng dựa trên sản phẩm

Tăng trưởng dựa trên sản phẩm là mô hình dùng chính sản phẩm để thu hút, thuyết phục và giữ chân khách hàng.

54. Product Qualified Lead ( PQL) – Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm

Khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn sử dụng sản phẩm được dùng để chỉ những người đã dùng thử và có sự thích thú với sản phẩm.

55. Lead Generation Website – Trang web thu hút khách hàng tiềm năng

Trang web thu hút khách hàng tiềm năng được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh của bạn.

56. Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là tỷ lệ giữa số người thực sự hành động theo những gì chủ sở hữu website mong đợi và số lượng người truy cập.

57. Conversion Rate Optimization (CRO) – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi chính là nâng cao tỷ lệ người mua thực hiện hành động mong đợi khi họ truy cập vào website.

58. Wireframes – Khung sườn website

Khung sườn website là bản thiết kế website nhằm sắp xếp các nội dung, cấu trúc và bố cục một cách gọn gàng, logic.

59. Web Content Outlines – Dàn ý nội dung website

Dàn ý nội dung website chính là bố cục, cấu trúc sẽ được sử dụng khi website hoàn thiện.

60. Information Architecture – Kiến trúc Thông tin

Kiến trúc thông tin diễn tả việc phác thảo và sắp xếp nội dung trước khi bắt đầu xây dựng một website.

61. Landing Page – Trang đích

Trang đích là trang web được tối ưu hóa, có nội dung cuốn hút, hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng.

62. Thank You Page – Trang cảm ơn

Trang cảm ơn cung cấp những ưu đãi từ công ty của bạn, trang này được cài đặt hiển thị ngay sau khi khách hàng gửi xong thông tin tại trang đích.

63. A/B Split Testing – Thử nghiệm A/B

Thử nghiệm A/B là một loại phương pháp nghiên cứu trải nghiệm người dùng, bằng cách so sánh hai biến ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian cụ thể.

64. Responsive Design – Thiết kế đáp ứng

Thiết kế đáp ứng mô tả việc một website tự động cập nhật theo kích thước màn hình của khách hàng.

65. Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là hoạt động tối ưu website và nội dung để các thông điệp của bạn có thể xuất hiện ở thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm và tăng số lượng khách hàng truy cập.

66. Paid Search – Tìm kiếm có trả phí

Tìm kiếm có trả phí nghĩa là quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm theo các từ khóa của người dùng, tiếp thị theo hình thức này cần trả phí cho mỗi lần nhấp chuột.

67. Keyword Research – Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là việc thăm dò và xác định các từ khóa được tìm kiếm bởi khách hàng tiềm năng.

68. Click-Through Rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp

Tỷ lệ nhấp là tỷ lệ người xem nội dung chứa liên kết cụ thể và nhấp vào liên kết đó.

69. Search Engine Marketing (SEM) – Tiếp thị công cụ tìm kiếm

Tiếp thị công cụ tìm kiếm là cách tiếp thị thông qua việc tối ưu hóa nội dung nhằm làm tăng khả năng hiển thị quảng cáo sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm.

70. Whitepaper – Sách trắng

Sách trắng được dùng để mô tả các nội dung cung cấp cho người đọc những thông tin độc quyền, chi tiết và chuyên sâu trong lĩnh vực hướng tới của công ty.

Xem thêm:

– Ngành Digital Marketing – Kỹ năng, cơ hội việc làm và trường đào tạo

– Digital Marketing là gì? Xu hướng, cơ hội nghề nghiệp và mức lương

– Cách viết CV Digital Marketing hay, giúp thu hút nhà tuyển dụng

Trên đây là một số tham khảo về các thuật ngữ marketing thông dụng nhất mà các marketer cần biết. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về về các thuật ngữ marketing phổ biến. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 70+ thuật ngữ marketing thông dụng mà marketer cần biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.