Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong bán hàng

Bạn đang theo dõi bài viết Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong bán hàng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Để bán được hàng, nhân viên bán hàng phải hiểu rõ tâm lý khách hàng, hành vi tiêu dùng và đặc điểm sản phẩm. Nhưng đó là chưa đủ, để thu hút được khách hàng tiềm năng thì bạn còn phải quan tâm đến nghệ thuật tiếp thị sản phẩm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ về phương pháp tiếp thị hiệu quả.

Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong bán hàng

I. Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm là gì?

Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm là gì?

Tiếp thị chính là quá trình quảng bá sản phẩm, tìm cách để người tiêu dùng biết đến thương hiệu đó. Mọi sản phẩm muốn thu hút được sự quan tâm của khách hàng thì đều cần trải qua giai đoạn tiếp thị. Tiếp thị hay có thể gọi là Marketing với hai phương thức chính là Marketing truyền thống và Marketing Online.

Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm chính là việc đưa ra phương pháp dự đoán nhu cầu, nắm bắt xu hướng thị trường, nghiên cứu phân khúc khách hàng tiềm năng, tăng khả năng cạnh tranh. Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm suy cho cùng cũng hướng tới mục tiêu giúp quảng bá sản phẩm và đưa nó đến tay người tiêu dùng.

Tin tuyển dụng, tuyển dụng marketing có thể bạn quan tâm

– Nhân viên SEO website TMĐT (TGDĐ/ĐMX/Ava/Topzone…)

– Nhân viên SEO Marketing website Bách Hóa Xanh

II. Khác biệt giữa tiếp thị và bán hàng và sự phối hợp của nó

Khác biệt giữa tiếp thị và bán hàng và sự phối hợp của nó

Trước tiên, nói về điểm giống nhau thì các tiếp thị và bán hàng đều nhằm mục đích mang lại khách hàng, doanh thu, danh tiếng cho doanh nghiệp. Hai khái niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khâu tiếp thị làm tốt thì sẽ dễ dàng cho quá trình bán hàng và ngược lại.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm khác biệt giữa tiếp thị và bán hàng. Hãy cùng tìm hiểu xe đó là gì nhé! Trước hết, về điểm xuất phát của tiếp thị là việc nghiên cứu thị trường thì bán hàng là nhà máy. Nếu tiếp thị được hoạch định một chiến lược cụ thể, dài hạn thì bán hàng lại thiên về mục tiêu ngắn hạn hơn. Mục tiêu của tiếp thị là đánh vào tâm lý, hành vi tiêu dùng còn bán hàng tập trung vào sản phẩm và doanh thu. Sự hài lòng của người tiêu dùng là bản chất của khái niệm tiếp thị. Ngược lại, khái niệm bán dựa trên việc chuyển nhượng quyền sở hữu và sở hữu sản phẩm từ người này sang người khác.

III. Lợi ích đạt được khi tiếp thị sản phẩm thành công

Lợi ích đạt được khi tiếp thị sản phẩm thành công

Tại sao phải tiếp thị? Ngày nay, xu hướng tiêu dùng đã chuyển từ mua sắm truyền thống qua phương thức trực tuyến. Dịch Covid-19 cũng là đòn bẩy cho thị trường mua sắm online trở nên phát triển rầm rộ hơn. Trong bối cảnh này, nếu như doanh nghiệp nào không tiếp thị thì doanh nghiệp đó đã thua ngay từ bước đầu tiên.

Việc quảng bá giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, một khi khách hàng đã biết đến và có lòng tin họ sẽ chi tiền để mua sản phẩm của bạn. Đây không chỉ là lợi ích ngày một ngày hai mà nó sẽ đi cùng bạn lâu dài. Và cũng nhờ tiếp thị mà bạn nhận lại một khoảng lợi nhuận cao và tệp khách hàng trung thành.

IV. Chiến lược tiếp thị sản phẩm thành công

Chiến lược tiếp thị sản phẩm thành công

1. Đặt tên sản phẩm dễ đọc, dễ nhớ

Bất cứ sản phẩm nào cũng cần có một tên riêng để người tiêu dùng nhận biết và phân biệt. Cái tên đó sẽ đi với sản phẩm lâu dài và bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi đặt. Lưu ý rằng, tên nên liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận biết. Và nếu tên sản phẩm gây cho người tiêu dùng ấn tượng mạnh, sự thích thú thì càng dễ tăng độ nhận diện thương hiệu hơn.

2. Miêu tả đúng và xúc tích đặc điểm của sản phẩm

Để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, sản phẩm của bạn cần có những ưu điểm riêng biệt. Bạn nên đề cập đặc điểm sản phẩm một cách ngắn gọi, đánh vào trọng tâm, những điểm đặc biệt nên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Điều này giúp khách hàng nhớ lâu hơn về sản phẩm của bạn.

Chẳng hạn như nhắc đến bột giặt Aba người ta sẽ nghĩ ngay đến “trắng sạch tinh tương” và vô tình biến nó thành một ưu điểm. Bất kỳ lúc nào nghĩ đến bột giặt trắng, sạch cho quần áo sẽ nghĩ ngay đến Aba.

3. Tạo cho sản phẩm của bạn một hệ thống hình ảnh đẹp, rõ ràng, sắc nét

Để khiến người tiêu dùng bị thu hút bởi sản phẩm của bạn thì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Trong số vô vàn sản phẩm được trưng bày ở các quầy siêu thị, sản phẩm nào bắt mắt, thiết kế rõ ràng, ấn tượng hơn sẽ được chú ý nhiều hơn. Ngay khi họ quan tâm đến sản phẩm của bạn thì vô tình trong tâm trí của họ đã xuất hiện tên thương hiệu này rồi. Có thể họ không có nhu cầu bây giờ nhưng trong tương lai nếu cần đến họ sẽ nhớ lại ngay.

4. Quảng cáo sản phẩm qua nhiều kênh

Để tiếp thị thành công thì bạn không chỉ dừng việc quảng bá ở một kênh mà nên mở rộng đồng thời nhiều kênh và tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng. Chẳng hạn, bạn vừa có thể kết hợp quảng cáo quyền thống bằng banner, tivi vừa có thể sử dụng hệ sinh thái Google, Facebook, Youtube, Tik Tok.

5. Chính bạn phải tin vào sản phẩm của mình

Bạn là người tạo ra sản phẩm nên sẽ hiểu rõ nhất đâu là ưu, nhược điểm của nó. Chỉ khi bạn thực sự hiểu và tin tưởng sản phẩm của mình thì mới khiến người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nó.

6. Nắm rõ sở thích của khách hàng

Không phải một sản phẩm sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng sử dụng sản phẩm của mình là ai, độ tuổi bao nhiêu, giới tính gì, họ sống ở đâu. Việc xác định này giúp sản phẩm đánh trúng tệp khách hàng mục tiêu và dễ dàng mang lại doanh thu hơn.

Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn cho ra mắt sản phẩm gia vị thịt kho nhưng thiên về vị ngọt nhiều hơn thì khách hàng tiềm năng của bạn sẽ là phụ nữ vì họ thường xuyên nấu ăn. Bên cạnh đó, khẩu vị người miền Bắc và Trung không thích ngọt nên sẽ hợp với người miền Tây hơn.

7. Lắng nghe khách hàng và đặt câu hỏi để đưa ra dịch vụ tốt

Khách hàng là người xuất hiện trong tất cả các khâu của doanh nghiệp bạn. Họ là người thể hiện nhu cầu với sản phẩm, là người mua sản phẩm và quan trọng nhất đây cũng chính là người sẽ mang lại cho bạn những góp ý tốt nhất. Sau khi bán, đừng quên chăm sóc khách hàng và lắng nghe những đóng góp của họ nhé.

8. Bạn phải tạo một mối liên hệ giữa khách hàng và sản phẩm của mình

Tìm kiếm khách hàng khó nhưng giữ chân được họ lại càng khó hơn. Hàng ngày trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm hơn, cạnh tranh cao hơn và tâm lý con người ưa chuộng cái mới, vậy làm sao để giữ chân khách hàng. Bạn nên giữ vững các yếu tố cốt lõi như: chất lượng, thái độ phục vụ và cũng nên cập nhật thêm xu hướng thị trường phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể làm mới bản thân bằng cách sáng tạo thêm chi tiết trên bao bì để tăng sự chú ý hoặc tổ chức chương trình giảm giá, tặng kèm quà,…

9. Cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm

Cho khách hàng sử dụng thử sản phẩm cũng là một ý hay, được nhiều công ty áp dụng. Thông thường, người tiêu dùng sẽ e ngại để chi tiền cho một sản phẩm thương hiệu mới, xa lạ. Vì thế, bạn có thể cho họ dùng thử miễn phí hoặc áp dụng giá ưu đãi dùng thử để họ có cơ hội tiếp cận sản phẩm.

Xem thêm:

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng trong CV xin việc

– Cách làm Affiliate Marketing dành cho người mới hiệu quả, thành công

Marketing Mix là gì? Giải mã 4P trong chiến lược Marketing Mix

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về nghệ thuật tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong bán hàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghệ thuật tiếp thị sản phẩm hiệu quả trong bán hàng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.