Học ngành IT có khó không? Cơ hội việc làm của ngành IT

Bạn đang theo dõi bài viết Học ngành IT có khó không? Cơ hội việc làm của ngành IT tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Trong thời đại 4.0, nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin ngày càng cao. Đi kèm với yêu cầu lao động lớn và sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các bạn trẻ phải được đào tạo bài bản từ kiến thức đến kỹ năng. Nhiều bạn có thắc mắc liệu rằng học ngành IT có khó không? Cơ hội việc làm của ngành IT như thế nào? Thì ở bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn!

Học ngành IT có khó không? Cơ hội việc làm của ngành IT

I. Tổng quan về ngành học IT

Tổng quan về ngành học IT

1. Các phương thức tuyển sinh ngành IT

Năm 2022, nước ta có hơn 20 phương thức tuyển sinh cho các thí sinh muốn tiếp tục con đường học vấn sau THPT. Trong đó, có 4 hình thức tiêu biểu nhất:

Xét tuyển dựa trên điểm tốt nghiệp THPT: đây là phương thức xét tuyển được sử dụng phổ biến, được tất cả các trường áp dụng. Thí sinh hoàn thành kỳ thi THPT có thể sử dụng điểm để xét tốt nghiệp và đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học, cao đẳng. Đối với ngành IT, thí sinh có thể xét tuyển bằng điểm thi các khối: A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, anh), D01 (toán, văn, anh), D07 (toán, hóa, anh), D10 (toán, địa, anh), D90 (toán, anh, khoa học tự nhiên).

Xét học bạ: đối với phương thức xét học bạ, mỗi trường sẽ yêu cầu khác nhau. Có 5 hình thức xét học bạ chính: xét điểm trung bình lớp 12, tính tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển, tính trung bình môn 6 học kì, tình trung bình môn 5 học kì (trừ học kì 2, lớp 12), tính trung bình từng môn trong tổ hợp. Việc xét tuyển này thường sẽ diễn ra trước kỳ thi THPT nên các bạn hãy mạnh dạng đăng ký.

Xét tuyển dựa trên điểm thi của kỳ thi riêng: kỳ thi riêng gồm kỳ thi đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội); kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Đại học Sư phạm TP.HCM. Các kỳ thi này sẽ được trường thiết kế một bộ đề riêng, nhằm đánh giá trực tiếp năng lực, kỹ năng, tư duy của các bạn học sinh. Tuy nhiên, kết quả kỳ thi riêng này chỉ áp dụng cho một số trường nhất định nên bạn phải tìm hiểu thật kỹ.

Xét tuyển thẳng, diện ưu tiên: diện thí sinh nào sẽ được ưu tiên, tuyển thẳng có quy định tại Điều 8, Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT. Theo đó, có thể nói ngắn gọn các đối tượng này bao gồm: thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định; thí sinh đoạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế,…

2. Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin

Thông thường, thời gian theo học ngành công nghệ thông tin sẽ 4 năm đối với hệ Đại học chính quy và 2-3 năm đối với hệ Cao Đẳng. Tuy thời gian đào tạo khác nhau nhưng nhìn chung quy trình và các kiến thức sẽ cơ bản giống nhau. Chương trình đào tạo thường sẽ được chia thành 3 phần chính:

Kiến thức giáo dục đại cương: bao gồm các môn lý luận chính trị; ngoại ngữ; môn khoa học xã hội, kinh tế, kỹ năng; học phần giáo dục thể chất và quốc phòng. Kiến thức đại cương này tương đối dễ và chiếm khoảng 40% trong chương trình đào tạo. Thông thường sẽ được học trước tiên hoặc xen kẽ với học phần chuyên ngành.

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: bao gồm kiến thức cơ sở ngành và kiến thức giáo dục chuyên ngành. Về kiến thức cơ sở ngành, bạn sẽ được học những môn mang tính lý thuyết như: cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, nhập môn lập trình, lập trình hướng đối tượng, lý thuyết đồ thị, mạng máy tính.

Về kiến thức giáo dục chuyên ngành: bạn sẽ được định hướng lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình. Trong ngành học IT sẽ chia ra thành 4 mảng chính: chuyên ngành hệ thống thông tin, mạng máy tính, công nghệ phần mềm, an ninh mạng.

Học phần tự chọn: đối với học phần tự chọn cũng sẽ gồm một số môn của chuyên ngành và kỹ năng. Tuy nhiên, nó không yêu cầu chuyên sâu và bạn sẽ được tự chọn sao theo ý muốn của mình để bổ sung kiến thức.

Sau khi hoàn thành hết các môn trong chương trình đào tạo, bạn sẽ đăng ký học phần kiến tập, thực tập và làm đồ án tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ khoảng 9% trong chương trình đào tạo). Trong quá trình này, bạn vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm và dùng nó để xin việc sau này.

II. Những khó khăn khi theo học ngành IT

Những khó khăn khi theo học ngành IT

Có quá nhiều sự lựa chọn: trái ngược với những lĩnh vực khác, IT bao gồm rất nhiều mảng nhỏ. Hiện nay, các trường đào tạo đã phân loại IT thành các ngành như: khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật mạng, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, big data, kiểm thử phần mềm. Nhiều bạn sinh viên chỉ nghe nói đến IT chứ chưa thực sự hiểu rõ mình muốn và phù hợp với ngành nào trong lĩnh vực này. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn.

Kiến thức cập nhật thường xuyên: không chỉ có IT, bất kỳ ngành nghề nào cũng thay đổi từng giây, từng phút. Đặc biệt, với ngành IT thì sự biến đổi này lại càng nhanh chóng hơn. Việc tiếp thu kiến thức mới sẽ khiến bạn không tụt lùi trong sự phát triển của công nghệ.

Tiếp xúc thường xuyên với máy tính: IT đương nhiên phải đi liền với máy tính và có thể bạn sẽ gắn bó với nó trong nhiều giờ liền. Điều này sẽ khiến bạn giảm bớt thời gian vận động, ngoại giao và còn có thể gây ra các căn bệnh về mắt.

Dễ gặp phải các vấn đề, bài toán khó: nếu ngành IT dễ thì người ta đã không cần phải học nhiều và học kỹ đến như vậy. Kiến thức và vấn đề liên quan đến IT vô cùng đa dạng và mức độ khó ngày càng tăng. Tuy nhiên, chỉ khi bạn gặp phải vấn đề thfi bạn mới tìm cách khắc phục và phát triển hơn qua từng ngày.

Thường xuyên bị làm phiền bởi người quen: thật không quá đáng nếu nói IT là vua của mọi nghề. Hầu hết các lĩnh vực đều cần sự giúp đỡ của IT chẳng hạn như: thiết kế website, bảo mật thông tin, quản lý nhân viên, thiết kế ứng dụng, Marketing,… Vì thế, nếu bạn có năng lực thì khả năng bị làm phiền là không thể tránh khỏi.

Không phải lúc nào cũng được làm công việc ưa thích: nhiều bạn đã quen với việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó. Nhưng khi vào làm việc thì doanh nghiệp lại sử dụng một loại ngôn ngữ khác và bạn phải tìm hiểu lại để sử dụng nó.

Đánh đổi thời gian, sức khỏe và nhiều mối quan hệ: muốn thành công trong một lĩnh vực thì việc đánh đổi là đương nhiên. Tuy vậy, ở những bạn chọn việc làm này thì sự đánh đổi này lại càng lớn. Ở ngành IT, không phải bạn chỉ làm đúng thời gian quy định. Đôi khi, có những dự án gấp, gặp vấn đề trục trặc hay lỗi code thì bạn cần phải xử lý ngay. Thời gian làm việc tỉ lệ nghịch với sức khỏe và mối quan hệ. Bạn dành nhiều thời gian ngồi trước máy tính và căng thẳng thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không còn nhiều thời gian duy trì mối quan hệ.

Tỷ lệ cạnh tranh cao khi ngày càng nhiều người chọn học: xu hướng của con người là sẽ đổ xô theo những ngành có mức lương hấp dẫn. Và IT là nghề mang lại thu nhập cao. Mỗi năm, nước ta có 55.000 sinh viên IT tốt nghiệp nhưng chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Đối mặt với áp lực bị đào thải cao: trong số 55.000 sinh viên tốt nghiệp đó, 70% còn lại không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và kỹ năng thì sẽ ra sao? Thông thường, nếu không trở thành nhân viên IT thì họ sẽ rẽ hướng làm việc trái ngành.

Gặp nhiều khó khăn khi tự kinh doanh riêng về IT: nếu bạn là nhân viên IT, bạn chỉ cần giỏi lập trình. Nhưng nếu muốn thành lập công ty IT thì phải biết quản lý, quảng bá, tìm kiếm khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ mạnh.

III. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

1. Nhu cầu tuyển dụng Công nghệ thông tin

– Theo TopDev thống kê về thị trường ngành IT, nhu cầu lao động năm 2021 là 450.000 nhưng lại thiếu hụt 20.000 người. Con số này sẽ biến đổi qua các năm theo hướng ngày càng tăng. Năm 2022, nước ta thiếu khoảng 150.000 nhân lực khi mức nhu cầu là 530.000 người. Và đương nhiên, người làm IT phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thì mới đáp ứng được các lĩnh vực như: phát triển ứng dụng di động, phát triển game, phát triển website, lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo (AI), bảo mật thông tin.

– Để phù hợp với những yêu cầu của ngành IT thì ứng viên cần những gì? Thứ nhất, bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công nghệ và phần mềm để có thể kiên trì, theo đuổi lâu dài. Thứ hai, bạn phải hoàn thiện kiến thức chuyên môn ở trường và học hỏi thêm từ công việc thực tập. Tiếp theo, IT cần những nhân viên sáng tạo, ham học hỏi và nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng. Một yếu tố quan trọng nữa là ngoại ngữ. Vì các ngôn ngữ lập trình đều là tiếng Anh nên bạn phải trau dồi thêm qua quá trình học tập và làm việc.

2. Mức lương và quyền lợi ngành Công nghệ thông tin

– Nhìn chung, mức lương của nhân viên IT hấp dẫn hơn các lĩnh vực khác. Thu nhập ngành IT sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, vị trí công công việc và lĩnh vực chuyên môn. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường, nếu đủ tiêu chuẩn thì sẽ được trả từ 8-12 triệu đồng/tháng (tương đương 350-520 USD/tháng). Tuy nhiên, có những trường hợp ưu tú hơn khi nhận 1000 USD/tháng, chiếm tỷ lệ 5%. Còn đối với người đã có kinh nghiệm làm việc thì lương sẽ cao hơn, trung bình là:

+ IT Helpdesk: 9 triệu đồng

+ Data Scientist: 33 triệu đồng

+ Tester: 27 triệu đồng

+ IT support: 10 triệu đồng

+ Trưởng phòng IT: 40 triệu đồng

+ Data Engineer: 25 triệu đồng

– Bên cạnh mức lương cơ bản, người làm IT được hưởng các quyền lợi đặc biệt. Chẳng hạn, khi làm việc tại tập đoàn Thế Giới Di động, ứng viên được tham gia nghỉ mát hàng năm: Team Building, Company Trip, Year-End Party,… Được cống hiến cho Quỹ mái ấm TGDĐ, Hiến máu nhân đạo, Sức khỏe cộng đồng, Bảo vệ môi trường. Đặc biệt: chính sách thưởng cuối năm hấp dẫn theo KPI (từ 3 – 9 tháng thu nhập ). Ứng viên sẽ được ký hợp đồng lao động đầy đủ và chính sách nghỉ phép theo quy định.

Tìm việc làm, tuyển dụng IT có thể bạn quan tâm:

– Software Developer (ASP.Net MVC / DotNet / Java)

– Nhân viên IT Phân tích nghiệp vụ (BA)

– Nhân viên IT Siêu thị (IT helpdesk)

IV. Các câu hỏi về ngành IT thường gặp?

Các câu hỏi về ngành IT thường gặp?

1. Học IT có khó không?

Lượng kiến thức của ngành IT vô cùng nhiều. Sinh viên khi học ngành IT vừa phải tiếp thu kiến thức ở trường và tự học. Thật sự việc khó hay dễ là do cách học và năng lực của người học. Để cho việc học tập dễ dàng hơn, bạn nên lựa chọn những ngôi trường uy tín và luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng.

2. Học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu?

Hiện nay, có khoảng 200 loại ngôn ngữ lập trình. Bạn có thể tìm hiểu xem định hướng vị trí công việc trong tương lai là gì để chọn loại ngôn ngữ cho phù hợp. Thông thường, Python, Java, C/C++ là những ngôn ngữ phổ biến và được giảng dạy ở trường học. Vì thế, bạn có thể tìm hiểu trước những ngôn ngữ này. Hơn nữa, bạn sẽ phải phân chia giai đoạn và bố trí thời gian học tập hợp lý.

3. Học công nghệ thông tin có cần giỏi toán không?

Không phải giỏi toán thì mới theo học công nghệ thông tin. Nhưng việc giỏi toán sẽ là lợi thế cho bạn. Thông thường những người giỏi toán sẽ có tư duy logic và sáng tạo. Bên cạnh đó, khi học công nghệ thông tin còn có những môn như: toán cao cấp, toán ứng dụng nên năng khiếu toán học sẽ giúp ích rất nhiều.

4. Người làm ngành IT có thi chứng chỉ quốc tế gì không?

Nếu bạn vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm làm việc hoặc muốn thăng tiến thì không thể bỏ qua chứng chỉ quốc tế. Chứng chỉ sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được trình độ và năng lực của bạn. Sau đây là những chứng chỉ bạn có thể tham khảo: giấy chứng nhận chuyên gia công nghệ của Microsoft (MCTS), chứng chỉ chuyên gia mạng Cisco (CCNA), chứng chỉ chuyên gia quản lý dự án (PMP), chứng chỉ kỹ sư hệ thống Microsoft (MCSE) và quản trị hệ thống Microsoft (MCSA).

5. Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin?

Theo thống kê từ 11 tập đoàn công nghệ lớn nhất hiện nay, tỷ lệ nữ giới ngành IT chỉ chiếm 30%. Trong số đó, chỉ có 5% nữ giới nắm vai trò lãnh đạo. Có thể lý giải sự mất cân bằng trong giới tính này là do đặc thù ngành IT phải tiếp xúc nhiều với máy tính và tính chất công việc hơi khó hơn các lĩnh vực khác.

6. Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

Cho dù là nam hay nữ thì đều có thể làm mọi lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin. Nữ giới có thể hơn nam giới ở tính tỉ mỉ, trình độ ngoại ngữ. Hơn nữa, các bạn nữ sẽ khéo léo trong việc giao tiếp hơn nên thường được giao thêm nhiều nhiệm vụ liên quan đến đàm phán, chăm sóc khách hàng.

7. Ngành công nghệ thông tin có dễ xin việc không?

Hầu hết ngành nghề nào hiện nay cũng cần sự góp mặt của công nghệ thông tin. Năm 2022, nước ta cần đến 530.000 nhân sự IT nhưng vẫn còn thiếu 120.000 người. Nhu cầu lao động ngành này là rất lớn. IT có nhiều mảng và trong mỗi mảng còn phân ra nhiều vị trí khác nhau. Bên cạnh doanh nghiệp trong nước thì ngoài nước cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Người học IT bài bản, có đủ kiến thức, kỹ năng thì cơ hội việc làm luôn rộng mở.

Xem thêm:

– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng

– ICT là gì? Ứng dụng trong ngành IT và mọi lĩnh vực đời sống

Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn cái nhìn tổng quan về IT, các khó khăn và câu hỏi thường gặp khi học ngành IT. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Học ngành IT có khó không? Cơ hội việc làm của ngành IT do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.