Sự khác biệt giữa phương pháp OKR và KPI nhà quản lý nên biết

Bạn đang theo dõi bài viết Sự khác biệt giữa phương pháp OKR và KPI nhà quản lý nên biết tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Sự tương đồng giữa chỉ số KPI và phương pháp OKR đã vô tình gây nên nhầm lẫn cho các nhà quản lý trong quá trình áp dụng tại doanh nghiệp. Vậy thì sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ OKR và KPI là gì, và cách phân biệt 2 phương pháp như thế nào. Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sự khác biệt giữa phương pháp OKR và KPI nhà quản lý nên biết

I. Định nghĩa phương pháp OKR

OKR là từ viết tắt của Objective Key Results – một phương pháp quản lý theo mục tiêu giúp liên kết nội bộ tổ chức và các cá nhân trong cùng công ty, nhằm để đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên đang đi đúng hướng mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, OKR còn giúp cho việc hợp tác giữa các cá nhân được diễn ra một cách xuyên suốt.

OKR là công cụ hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn. Mục tiêu có tính liên kết và phân cấp từ công ty, sau đó chuyển xuống các bộ phận, các nhóm và cuối cùng là từng cá nhân. Sau đây là ví dụ về OKR trong ngành Sales để giúp bạn hiểu rõ hơn:

Mục tiêu (Objective): Tổng doanh thu năm 2020 đạt 11.000.000 USD

Kết quả then chốt (Key result):

– Đạt mức doanh thu định kỳ hàng tháng 920.000 USD

– Tỷ lệ phần trăm gia hạn hàng năm 75%

– Tỷ lệ biến động từ 3 – 5% hàng tháng.

Tìm việc làm, tuyển dụng thu mua có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên Mua Hàng Gia Dụng Điện Máy

Chuyên viên Mua Hàng Dược Phẩm Nhà Thuốc An Khang

II. Định nghĩa chỉ số KPI

KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator, hay còn gọi là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Đây được xem là công cụ giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược, mục tiêu và dễ dàng quản lý được mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho từng bộ phận trong công ty. Doanh nghiệp sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện công việc khác nhau cho mỗi bộ phận.

KPI phản ánh được hiệu quả của những hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KPI còn được xem là mục tiêu của công việc và thường được áp dụng cho hàng tháng, hàng năm. Để có cái nhìn thực tế hơn, sau đây là ví dụ cho KPI phòng Nhân sự trong tháng tới:

– Tỷ lệ thôi việc 10%/năm.

– Năng suất lao động của nhân viên 45 triệu/người.

– Các cuộc tuyển có mức thời gian tuyển dụng 10 ngày.

III. Điểm giống nhau giữa OKR và KPI

Xét về sự tương đồng, cả OKR và KPI đều là những công cụ giúp công ty đánh giá và quản lý mục tiêu được đặt ra một cách linh hoạt, hiệu quả. Bất kể công ty có quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn thì đều sử dụng 2 công cụ này cho việc đo lường và đánh giá được năng suất công việc bằng những con số cụ thể, cũng như trực quan nhất. Và tất nhiên, OKR và KPI có tác động rất tích cực đối với doanh nghiệp do mang lại rất nhiều lợi ích, tạo điều kiện cho việc quản lý và là một công cụ tiện ích.

IV. Sự khác biệt giữa KPI và OKR

1. Khác nhau trong mục đích sử dụng

Tác dụng chính của KPI là công cụ đánh giá năng suất làm việc một cách thường xuyên và giúp nhà quản lý có những thay đổi kịp thời, phù hợp cho doanh nghiệp.

Còn đối với OKR, các mục tiêu đặt ra được xem như là nền văn hóa tạo nên giá trị lâu dài cho công ty. Mục tiêu được đặt ra trong OKR có thể là tham vọng của công ty, giúp cho từng cá nhân và cả tổ chức xác định được các ưu tiên cho công việc, từ đó vạch ra hướng đi đúng đắn.

2. Trọng tâm của mỗi phương pháp khác nhau

Trước khi bắt tay vào việc, bạn cần xác định được Objective (Mục tiêu) trong OKR tức là những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được trong thời gian sắp tới và cần làm gì để đạt được. Với KPI thì trọng tâm là Indicator (chỉ số) – chủ yếu gắn với cá nhân, thường được đánh giá thường xuyên, cho biết bạn phải làm gì để tăng năng suất đáng kể.

3. KPI nhiều và phân tán, còn OKR ít và trọng điểm

Hiện nay, có rất nhiều công ty đặt ra KPI cùng với hàng loạt nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng phòng ban. Thông qua đó, các nhà quản lý mong muốn có thể đạt được cùng lúc nhiều giá trị và lợi ích hơn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng điều này dẫn đến hiện trạng phân tán công việc, dẫn đến giảm hiệu quả công việc và gây áp lực rất lớn cho nhân viên của mình.

Về OKR, phương pháp này chỉ tập trung vào một mục tiêu và những giá trị cốt lõi cho toàn bộ công ty như triết lý quản trị vốn có “tập trung trọng điểm”.

4. KPI là mệnh lệnh, còn OKR là liên kết

KPI là những chỉ tiêu mà cấp trên đặt ra và gần như bắt buộc nhân viên hay phòng ban của họ phải đạt được trong khoảng thời gian cụ thể. Mỗi cá nhân sẽ được giao mức KPI khác nhau, và việc các thành viên cùng hoàn thành KPI cá nhân đồng nghĩa phòng ban đấy cũng đạt được KPI chung mà cấp trên giao xuống. Vì vậy, các nhân viên bắt buộc phải ưu tiên thực hiện và đạt được chỉ số này.

Còn OKR thì cho phép các bộ phận, phòng ban và cá nhân đóng góp ý kiến để hoàn thiện mục tiêu chung. Nghĩa là với phương pháp này, nhân viên được trao quyền cùng lên kế hoạch, cũng như tự theo dõi và đánh giá công việc của mình. Qua đó giúp cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, cũng như đưa công ty phát triển theo đúng đường hướng đã vạch ra.

5. KPI thì an toàn, còn OKR dám thất bại

KPI hiện nay được thực hiện trên cơ chế thưởng và phạt, do đó, hầu hết nhân viên vẫn còn đang e dè trong việc đặt KPI cao để thách thức bản thân cố gắng. Vì đối với họ, việc nhận thưởng khi hoàn thành tốt KPI là rất tốt nhưng ngược lại khi không đạt được sẽ là một vấn đề nan giải.

OKR thì hoàn toàn ngược lại, phương pháp này khuyến khích đặt mục tiêu vượt hơn năng lực trong khoảng cho phép để phát huy được tối đa khả năng của nhân viên. Điều này như một động lực để cố gắng, kể cả là thất bại thì họ vẫn đạt được một phần trong cả một mục tiêu đó và hơn hết là không ảnh hưởng gì đến phúc lợi của họ.

6. KPI là công việc hàng ngày, còn OKR thì không

Trong OKR đã bao gồm KPI. Do đó, việc đạt được KPI sẽ là một phần thành công của OKR. KPI được xem là mục tiêu được đặt ra hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Mỗi khoảng thời gian sẽ có KPI khác nhau và biến động tùy vào những điều kiện khách quan. Đối với OKR được xem là đích đến cuối cùng của những KPI, và được cho là giá trị mà doanh nghiệp tạo ra.

V. Nên lựa chọn chỉ tiêu đo lường OKR hay KPI

Cả KPI và OKR đều có những thế mạnh riêng. Doanh nghiệp sẽ dựa vào KPI của từng cá nhân để đo được mức độ hoàn thành công việc, từ đó có chế độ thưởng hay phạt. KPI thật sự tiện ích khi giúp doanh nghiệp quản lý được năng suất làm việc của từng nhân viên mỗi ngày, đảm bảo quy trình hoạt động được diễn ra ổn định. Tuy nhiên, KPI cũng có những điểm hạn chế do một số doanh nghiệp quá tham vọng khi đặt ra những mục tiêu không thực tế, hay không phù hợp với năng lực của nhân viên.

Đối với OKR có quy mô ảnh hưởng lớn sẽ giúp kết nối và phân cấp từ ban lãnh đạo đến nhân viên các cấp của công ty. Thông qua sự trao đổi và đóng góp ý kiến tập thể, xác định được mục tiêu chung và định hướng con đường phát triển cho công ty. Mặt khác, khi không xác định rõ được mục tiêu cho OKR sẽ dẫn đến việc đi sai hướng cho cả công ty. Vì thế, doanh nghiệp cần là người có tầm nhìn thì mới có thể đặt ra được OKR phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể kết hợp OKR và KPI với nhau để việc đo lường cũng như đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên đạt hiệu quả cao nhất.

VI. Khi doanh nghiệp kết hợp phương pháp OKR và KPI

Cả KPI và OKR đều có những tiện ích riêng, và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do đó, nếu biết cách vận dụng cả OKR và KPI sẽ là một sự kết hợp bổ trợ cho nhau. Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp sử dụng KPI để đo lường năng suất lao động của nhân viên. Bởi xét cho cùng, phương pháp OKR còn khá mới mẻ đối với các nhà quản lý trong nước. Tuy nhiên nếu có thể vận dụng và kết hợp cả 2 phương pháp sẽ giúp cho công ty có định hướng đúng đắn.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp đặt nhiều KPI khác nhau tại cùng thời điểm. Tuy nhiên có những KPI đặc biệt quan trọng hơn, và sẽ được tập trung hoàn thành. Đó được xem là một trong những Key Result của OKR.

Về phương pháp OKR sẽ phải tập trung quan sát song song những mục tiêu (của KPI) đã hoàn thành cũng như không được hoàn thành nhằm quản lý hiệu quả hơn. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp và đảm bảo việc phối hợp giữa các cá nhân diễn ra một cách liền mạch. Bên cạnh đó, việc theo dõi sẽ giúp nhà quản lý đánh giá và rút ra được các chỉ số KPI có thể trở thành Key Result của OKR trong một thời điểm nào đó.

Xem thêm:

– Mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng

– Recruiter là gì? Sự khác biệt giữa một Headhunter và Recruiter

– Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả

Thông qua bài viết, chúng mình đã cùng nhau làm rõ những điểm chung và sự khác biệt giữa OKR và KPI. Hy vọng đã giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Và đừng quên chia sẻ bài viết, nếu bạn thấy hay nhé!

Nguồn tham khảo: //www.clearpointstrategy.com/okrs-vs-kpis/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sự khác biệt giữa phương pháp OKR và KPI nhà quản lý nên biết do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.