Top 20+ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm thường gặp

Bạn đang theo dõi bài viết Top 20+ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm thường gặp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Công nghệ thực phẩm là một trong số các ngành có cơ hội việc làm rộng mở, nhiều vị trí công việc và mức lương thuộc ngưỡng ổn định. Để có thể làm việc trong ngành, bạn cần ghi điểm với nhà tuyển dụng qua vòng phỏng vấn. Bài viết này có tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm phổ biến nhất, hãy cùng xem ngay nhé!

Top 20+ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm thường gặp

I. Lưu ý khi chuẩn bị đi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

Lưu ý khi chuẩn bị đi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm

1. Tự mình trả lời thử các câu hỏi tại nhà

Bạn hãy soạn ra một vài câu hỏi liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm và luyện tập trả lời trước tại nhà. Điều này giúp bạn chuẩn bị trước tinh thần, chủ động hơn và tránh bị lúng túng khi bất ngờ bị hỏi trong buổi phỏng vấn.

2. Đến đúng giờ phỏng vấn

Bạn nên sắp xếp thời gian đến địa điểm phỏng vấn trước khoảng 30 phút để sẵn sàng tâm lý, không bị vội vã hay trễ hẹn. Hãy lưu ý tính toán cả thời gian di chuyển và khả năng kẹt xe có thể xảy ra để đảm bảo bạn là ứng viên đến đúng giờ.

3. Thể hiện sự tự tin khi giao tiếp với nhà tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm, bạn hãy giữ tinh thần tự tin, nghe rõ câu hỏi và trả lời mạch lạc, đúng trọng tâm. Bạn nên bình tĩnh suy nghĩ, không quá run sợ hay bối rối làm câu trả lời trở nên hoang mang, khó hiểu.

4. Chú ý đến biểu hiện lúc phỏng vấn

Thái độ hay biểu hiện của các ứng viên trong buổi phỏng vấn là yếu tố ghi điểm với nhà tuyển dụng. Thông thường, với những ứng viên có ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ coi trọng thái độ hơn trình độ. Bạn hãy thể hiện sự niềm nở, yêu thích vị trí công việc ngành công nghệ thực phẩm và lắng nghe rõ câu hỏi để trả lời cẩn thận nhất.

5. Tương tác sau khi kết thúc phỏng vấn

Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, khi kết thúc phỏng vấn bạn nên đặt một vài câu hỏi liên quan đến vị trí ứng tuyển để tạo cảm giác mình hứng thú với công việc này. Thêm vào đó, hãy gửi lời cảm ơn và chào hỏi trước khi ra về, nếu bạn quên làm điều này trong buổi phỏng vấn thì hãy viết thư cảm ơn sau khi về đến nhà nhé!

Tin tuyển dụng, việc làm ngành công nghệ thực phẩm có thể bạn quan tâm:

– Giám sát sản xuất

– Chuyên viên hỗ trợ sản xuất 4K Farm

– Trưởng Phòng Nông Nghiệp

II. Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm và cách trả lời

Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm và cách trả lời

1. Lý do tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí đang tuyển?

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn biết về điểm mạnh, kỹ năng hay những kinh nghiệm của ứng viên phù hợp với vị trí ứng tuyển. Câu trả lời của bạn cần liên quan đến mô tả công việc cũng như yêu cầu của ngành công nghệ thực phẩm. Bạn có thể dựa vào những tiêu chí của vị trí công việc để trình bày về điểm mạnh, kinh nghiệm của bản thân phù hợp nhất.

Gợi ý: “Tôi có tính cẩn thận, khả năng phân tích số liệu, kỹ năng làm việc nhóm tốt và luôn có trách nhiệm với công việc của mình. Tôi đã từng có kinh nghiệm 2 năm là nhân viên kiểm tra chất lượng quy trình sản xuất công nghệ thực phẩm”.

2. Hãy chia sẻ thêm về bản thân của bạn

Đôi khi trong phần giới thiệu bản thân, ứng viên đã bỏ lỡ một số điểm đặc biệt về năng lực của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chính vì thế, câu hỏi yêu cầu ứng viên chia sẻ thêm về bản thân là cách để nhà tuyển dụng tạo cơ hội, khai thác thêm những điều ấn tượng từ ứng viên trong kinh nghiệm, kỹ năng liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm.

Bạn hãy nhớ lại những thông tin mình đã trả lời ở các câu hỏi trước đó xem có bỏ lỡ điểm nào quan trọng về bản thân hay không. Hãy nhấn mạnh năng lực của bản thân cụ thể đã làm được việc gì có kết quả tốt hay điểm mạnh là điểm cộng trong công việc. Bạn cũng có thể trình bày thêm những chứng chỉ đã từng học ở các khóa học bên ngoài bổ trợ cho công việc.

Ví dụ: “Tôi được nhận xét là người có tư duy sáng tạo, điển hình là tôi đã đạt giải nhì cuộc thi X. Bên cạnh đó, tôi luôn tự nhìn nhận công việc mình đã làm một cách khách quan để tìm ra lỗi sai và giải quyết kịp thời. Tôi không bao giờ tự bao che cho chính mình mà luôn chấp nhận và sửa đổi ”.

3. Lý do bạn chọn ngành nghề này

Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem ứng viên có thật sự yêu thích lĩnh vực công nghệ thực phẩm không và có hiểu rõ những yêu cầu của công việc. Bạn hãy trình bày những thông tin mô tả về ngành nghề, điểm đặc biệt yêu thích và thể hiện mình là ứng viên phù hợp.

Ví dụ: “Tôi biết ngành công nghệ thực phẩm liên quan đến lĩnh vực kiểm tra, phân tích, lên kế hoạch, giám sát chất lượng hay quy trình sản xuất. Tôi yêu thích vị trí này, tôi là người cẩn thận, có kỹ năng quản lý, xử lý tình huống và nhận thấy bản thân thật sự phù hợp với công việc.”

4. Hãy nêu ý nghĩa của HACCP

Đây là câu hỏi chuyên sâu liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm giúp nhà tuyển dụng hiểu được năng lực và kiến thức của ứng viên. Bạn cần phải nắm rõ được thông tin về ngành nghề mới có thể trả lời chính xác được những câu hỏi này.

Bạn có thể trả lời: “HACCP là khái niệm được hiệp hội quy định về tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm để doanh nghiệp quản lý và xác định được mối nguy hại nhằm đưa ra giải pháp đảm bảo tuân thủ ngành công nghệ thực phẩm. Tiêu chuẩn này giúp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng”.

Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm và cách trả lời

5. PQP là gì và vai trò của nó trong ngành công nghệ thực phẩm?

Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức của ứng viên, xem rằng bạn có hiểu biết sâu rộng về ngành nghề mình ứng tuyển hay không. Bạn hãy bình tĩnh phân tích và trả lời mạch lạc những điều mình hiểu được về PQP.

Chẳng hạn, “PQP là thuật ngữ chỉ kế hoạch chất lượng của dự án giúp cho doanh nghiệp xác định được các sản phẩm và quy trình thực hiện dự án. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ các dự án doanh nghiệp đảm bảo chất lượng”.

6. Theo bạn, để làm tốt công việc tại ngành này cần những kỹ năng gì?

Câu hỏi chuyên môn về kỹ năng liên quan đến ngành công nghệ thực phẩm giúp nhà tuyển dụng nắm được năng lực của ứng viên. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ trước mô tả công việc cũng như những kỹ năng cần có ở ngành nghề này. Kỹ năng phù hợp với công việc được nhà tuyển dụng đề cập ở JD và bạn nên dành nhiều thời gian để đọc nó.

Ví dụ, “Để trở thành nhân viên ngành công nghệ thực phẩm, tôi luôn nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân để nâng cao kỹ năng phân tích, giám sát, quản lý, giải quyết vấn đề kịp thời để tránh sai phạm trong quy trình công nghệ sản xuất đảm bảo mang đến sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng”.

7. Vai trò của PDCA trong ngành công nghệ thực phẩm

Đây cũng là một câu hỏi chuyên sâu trong lĩnh vực ngành công nghệ thực phẩm. Nhà tuyển dụng dựa vào phần trả lời của ứng viên để nhận biết được mức độ am hiểu của ứng viên đối với công việc.

Bạn có thể trả lời: “PDCA là quy trình gồm 4 giai đoạn Plan, Do, Check, Act. Đây là quy trình quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, cần được cải tiến liên tục để doanh nghiệp đáp ứng được sự hài lòng và an toàn của người tiêu dùng.”

8. Tiêu chuẩn ISO có tác dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn ISO là kiến thức cơ bản mà mỗi người làm việc trong ngành công nghệ thực phẩm cần phải nắm rõ. Để trở thành nhân viên trong lĩnh vực này, bạn cần phải nắm rõ thông tin về ISO để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bạn có thể trả lời: “ISO được hiểu là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế giữa các nước với nhau. Đối với ngành công nghệ thực phẩm, ISO 9001 về quản lý chất lượng là tiêu chuẩn quan trọng nhất”.

III. Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm phổ biến

Một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm phổ biến

Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm mà bạn có thể tham khảo thêm để chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tùy từng văn hóa công ty và vị trí ứng tuyển mà số lượng câu hỏi trong buổi phỏng vấn có thể khác nhau:

– Bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đây đối với vị trí này chưa?

– Hãy nêu lý do mà bạn lựa chọn ứng tuyển tại công ty chúng tôi?

– Bạn hãy trình bày điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

– Trước đây, bạn đã từng gặp phải khó khăn gì trong công việc chưa và bạn đã giải quyết như nào?

– Theo bạn, đâu là kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên ngành công nghệ thực phẩm?

– Bạn hiểu gì về vị trí QA, QC?

– Bạn hãy cho biết lý do mà bản thân nghỉ việc tại công ty cũ?

– Hãy trình bày thành tích tốt nhất mà bạn đã đạt được trong công việc trước đây?

– Khi bị áp lực trong công việc, bạn đã đối mặt và xử lý như thế nào?

– Đâu là môi trường làm việc mà bạn mong muốn để bản thân phát huy được tối đa năng lực?

– Bạn hãy cho biết mức lương kỳ vọng đối với vị trí ứng tuyển này?

– Để bản thân phát triển hơn về kỹ năng và kiến thức chuyên môn, bạn có kế hoạch gì trong thời gian tới không?

– Bạn hãy cho biết mục tiêu trong 5 năm tới của bản thân?

Xem thêm:

– 4 đặc điểm chính của ngành công nghệ thực phẩm

– Top 10 kỹ năng cần có của nhân viên QC thực phẩm

– Phân biệt QA, QC và yếu tố nào quan trọng nhất đối với một QA, QC

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm và một số cách trả lời nhằm ghi điểm với nhà tuyển dụng. Nếu thấy hay, hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết cho bạn bè cũng đón đọc bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 20+ câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thực phẩm thường gặp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.