Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV thu hút nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Một chiếc CV ngành xây dựng hoàn chỉnh, tất nhiên không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp đúng không nào? Và nếu bạn chưa biết làm sao để phần mục này nổi bật và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Mình sẽ hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV thu hút cùng với chi tiết các mẫu cho từng vị trí công việc.
I. Tìm hiểu về ngành xây dựng
Xây dựng là một trong những ngành cơ bản và quan trọng trong xã hội. Khôngphải tự nhiên mà chúng ta luôn được nhắc nhở nghĩa vụ “xây dựng đất nước”. Đó là vì nó đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của đất nước.
Cũng có nhiều người nghĩ rằng ngành xây dựng thì không có quá nhiều vị trí để lựa chọn. Tuy nhiên về thực tế, công việc của một nhân viên ngành xây dựng khá đa dạng như thi công, giám sát, quản lý dự án, thiết kế, đấu thầu, chủ đầu tư,… Nhìn chung, nếu bạn muốn lựa chọn một công việc phù hợp trong ngành xây dựng và theo đuổi nó thì có thể xem xét 1 trong 3 nhóm chính sau: kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công và kỹ sư quản lý dự án.
Bên cạnh đó, đây còn là một ngành với mức lương rất hấp dẫn, và được cho là khá cao so với mặt bằng chung tại Việt Nam. Do đó, ngành nghề xây dựng dù công việc có vất vả, song vẫn luôn thu hút rất nhiều lao động ở khắp cả nước.
>>> Mời bạn tham khảo ngay: Cách viết CV thu hút nhà tuyển dụng
II. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng
1. Hướng đến bảng yêu cầu công việc
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là đọc kỹ bảng mô tả công việc, hay còn gọi là JD (Job Description). Sau đó, bạn phân tích nó để hoạch định mục tiêu công việc của bản thân sao cho gắn liền với sứ mệnh hoặc mục tiêu chung mà công ty hướng đến. Phải cho thấy bạn là sự lựa chọn phù hợp với vị trí đó. Đôi khi yếu tố phù hợp cao có thể giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển hơn cả những ứng viên ưu tú khác.
2. So sánh với năng lực cá nhân
Có thể bạn khi bạn ứng tuyển vào một vị trí thì sẽ có kỳ vọng cao và những mong ước riêng của bản thân. Tuy nhiên, sau khi đã có được các mục tiêu phù hợp với định hướng công ty, bạn nên so sánh với năng lực của cá nhân để chọn lọc được mục tiêu phù hợp. Hãy đưa ra những mục tiêu mà bạn chắc chắn bản thân sẽ đạt được nếu cố gắng hết sức. Điều này cho thấy bạn là người có tầm nhìn, cũng như nhà tuyển dụng và doanh nghiệp có thể đánh giá cao năng lực và tính chân thực trong phần trình bày.
3. Nổi bật được giá trị mang lại cho công ty
Đây là phần mà nhà tuyển dụng cũng thường rất quan tâm. Đó là giá trị bạn có thể mang lại và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những gì mà bạn sẽ mang lại cho công ty nếu được làm việc tại vị trí đó. Hãy cho thấy khao khát muốn đóng góp, muốn cho đi thì hình ảnh của bạn sẽ trở nên đẹp hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
4. Thể hiện cá tính, con người của ứng viên
Hãy là chính mình! Đừng bỏ qua việc thể hiện cá tính, con người của mình. Có thể đôi khi bạn muốn thể hiện mình sao cho phù hợp nhất với vị trí mình đang ứng tuyển. Những lời khuyên ở đây là hãy thể hiện ra những tính cách, đặc điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với vị trí ứng tuyển thì càng tốt.
Nếu không quá liên quan đến vị trí thì vẫn phải cứ làm nó nổi bật với những màu sắc cá nhân. Điều đó giúp nổi bật hồ sơ của bạn, thu hút nhà tuyển dụng và tăng khả năng trúng tuyển.
5. Chỉnh sửa phù hợp với từng vị trí
Một lưu ý cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, hãy nhớ chỉnh sửa mục tiêu nghề nghiệp tùy theo từng vị trí ứng tuyển. Có những trường hợp, các bạn gửi CV cùng lúc cho nhiều công ty mà lại không tùy chỉnh phần mục tiêu, chỉ dùng chung 1 mẫu. Điều đó khiến nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không cẩn thận, thiếu tinh tế và thậm chí là không chuyên nghiệp đấy! Vậy nên hãy chăm chút cho từng CV, bỏ thêm một ít thời gian chỉnh sửa mục tiêu để phù hợp với định hướng, tầm nhìn của từng công ty các bạn nhé!
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm phát triển mặt bằng:
– Nhân viên Tìm Kiếm và Phát triển mặt bằng Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Tìm Kiếm và Phát triển mặt bằng TGDĐ/ĐMX
III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp xây dựng
1. Dành cho sinh viên mới ra trường
Mẫu 1:
“Là một sinh viên ngành xây dựng, tôi tin rằng nếu được trở thành nhân viên của công ty ở vị trí kỹ sư xây dựng, tôi sẽ kết hợp được kiến thức nền tảng đã học tại trường đại học/cao đẳng với kỹ năng thực tế. Nhờ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công việc được giao, góp phần cho sự phát triển của công ty trong hiện tại và cả tương lai.”
Mẫu 2:
“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là áp dụng được những kiến thức nền tảng của ngành xây dựng vào công việc thực tế để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao ở vị trí kỹ sư xây dựng của công ty X. Qua đó đóng góp một phần nào đó trong sự phát triển của công ty. Về dài hạn, tôi sẽ quyết tâm trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi trong ngành, với đầy đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn.”
2. Dành cho người có kinh nghiệm
Mẫu 1:
“Với những kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian vừa qua ở vị trí giám sát công trình tại công ty A. Tôi mong muốn rằng mình sẽ nhanh chóng thích nghi với công việc được giao ở vị trí này tại công ty B, tiết kiệm được thời gian đào tạo của công ty. Đặc biệt hơn, trong 3 năm tới, tôi mong muốn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý công trình xây dựng để góp phần cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty B trong tương lai.”
Mẫu 2:
“Mục tiêu ngắn hạn của tôi là hoàn thiện được các kiến thức, kỹ năng nâng cao trong ngành thiết kế công trình kiến trúc. Dựa vào kinh nghiệm làm việc trong 02 năm vừa qua cùng sự sáng tạo độc đáo, tôi mong mình sẽ hoàn thành nhanh và hiệu quả công việc được giao tại công ty mới. Về dài hạn, trong vòng 3 năm tới, tôi sẽ cố gắng để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế công trình được nhiều người biết đến.”
IV. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp theo từng vị trí
1. Kỹ sư xây dựng
Mẫu 1:
“Trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi, thành thạo các kỹ năng phân tích bản vẽ kỹ thuật, lập dự toán xây dựng, sử dụng tốt các phần mềm tính toán kết cấu, autocad. Mong muốn tìm được làm việc trong môi trường nhiều cơ hội và thách thức để bản thân phát triển hơn. Trong vòng 3 đến 5 năm tới, trở thành một kỹ sư xây dựng có năng lực, nổi tiếng trong ngành.”
Mẫu 2:
“Trong ngắn hạn, tìm được một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến cao. Song song đó là hoàn thiện các kỹ năng liên quan, sử dụng chuyên nghiệp các phần mềm autocad, tính toán kết cấu. Về dài hạn, mong muốn được trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi, dày dặn kinh nghiệm và kiến thức, giúp cho công ty thực hiện được những công trình mang tính lịch sử.”
2. Giám sát công trình xây dựng
Mẫu 1:
“Vận dụng những kinh nghiệm trong 02 năm làm việc tại vị trí giám sát công trình cho công ty xây dựng Y để đóng góp tốt nhất cho công việc chung của công ty. Tôi tin rằng không chỉ kinh nghiệm mà kiến thức nền tảng cộng với tính cách phù hợp sẽ giúp tôi trở nên hữu ích cho công ty. Tôi mong rằng nếu cố gắng hết sức thì sẽ được trở thành chỉ huy trưởng công trình của công ty trong vòng 03 năm tới.”
Mẫu 2:
“Tôi mong rằng với kiến thức chuyên môn trong ngành xây dựng cộng với kinh nghiệm 01 năm làm tại vị trí giám sát công trình xây dựng tại công ty B sẽ giúp tôi hoàn thành tốt công việc được giao. Cụ thể với kinh nghiệm trong giám sát thi công các công trình dân dụng trong thành phố, tôi nghĩ mình rất phù hợp với tính chất công việc của vị trí đang ứng tuyển. Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ cố gắng trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn để đóng góp cho sự phát triển của công ty và giúp tôi có cơ hội thăng tiến hơn trong vòng 3-5 năm tới.”
3. Quản lý dự án xây dựng
Mẫu 1:
“Với khả năng sắp xếp và quản lý tốt công việc cùng kinh nghiệm làm quản lý dự án xây dựng trong 02 năm vừa qua tại công ty A. Tôi mong muốn được tìm kiếm một vị trí giúp tôi phát huy hết những gì mình có, bên cạnh đó trau dồi thêm nhiều kiến thức về lãnh đạo, điều phối, giám sát để đóng góp tốt nhất cho công ty. Trong dài hạn, tôi sẽ cố gắng để trở thành một chuyên gia không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn là một lãnh đạo có đạo đức, luôn giúp đỡ người khác.”
Mẫu 2:
“Trong ngắn hạn, tôi mong muốn tìm được một công ty có tầm nhìn, định hướng phù hợp với bản thân. Cụ thể là yêu thích và đam mê trong việc xây dựng những công trình kiến trúc mang tính tầm cỡ, giúp ích cho mọi người. Bên cạnh đó, tôi mong muốn trong vòng 3-5 năm tới, được đứng vào các vị trí lãnh đạo nhóm thi công, điều phối, giám sát dự án và trở thành một người có đóng góp to lớn cho công ty và xã hội.”
V. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp xây dựng tiếng Anh
Mẫu 1:
“Apply the experience of 02 years working in the construction supervisor position for the company ABC to make the best contribution to the company’s overall work. I believe that not only experience but background knowledge plus the right personality will make me useful to the company. I hope that if I try my best, I will become the project leader of the company within the next 3 years.”
Mẫu 2:
“My short-term goal is to apply the foundational knowledge of the construction industry in real work to best complete the assigned tasks in the construction engineer position of company X. Thereby contributing a part in the development of the company. In the long term, I will be determined to become a good construction engineer in the industry, with full skills and professional knowledge.”
Mẫu 3:
“In the short term, I want to find a company with a vision and orientation that is suitable to me. Specifically, love and passion in building great architectural works, helping people. Besides, in the next 3-5 years, I would like to be in leadership positions of the construction team, coordinate and supervise the project and become a person who makes a great contribution to the company and society.”
Xem thêm:
>> Cách viết mục tiêu dài hạn trong CV chuẩn, chinh phục nhà tuyển dụng
>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên văn phòng chuẩn nhất
>> Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết được cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Chúc bạn sẽ được trúng tuyển vào vị trí mình mong muốn. Hãy để lại bình luận bên dưới và chia sẻ bài viết nếu cảm thấy nó hữu ích nhé!
Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/Xay_dung
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp xây dựng trong CV thu hút nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.