Tổng hợp các câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp

Bạn đang theo dõi bài viết Tổng hợp các câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Bạn đang tìm kiếm một vị trí lập trình viên Nodejs và đang chuẩn bị bước vào vòng phỏng vấn? Vậy thì nhất định đừng bỏ qua bài viết dưới đây vì chúng tôi sẽ gửi đến bạn bộ câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp, có thể sẽ giúp bạn rất nhiều trong buổi phỏng vấn sắp tới đấy!

Tổng hợp các câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp

I. Những lưu ý khi phỏng vấn lập trình viên NodeJS

Những lưu ý khi phỏng vấn lập trình viên NodeJS

1. Dành cho nhà tuyển dụng

Là một nhà tuyển dụng, khi phỏng vấn lập trình viên NodeJS, bạn cần đưa ra những câu hỏi có liên quan tới công việc và vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp, ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ứng viên những câu hỏi liên quan tới tính cách, sở thích của ứng viên hoặc đưa những tình huống cụ thể trong công việc để xem khả năng giải quyết vấn đề và sự nhanh nhẹn, nhạy bén của ứng viên.

Trong quá trình phỏng vấn, hãy giữ sự tương tác tốt với ứng viên, tạo một bầu không khi thoải mái và thân thiện để giúp ứng viên không căng thẳng, từ đó giúp họ thể hiện được hết năng lực và kỹ năng của mình. Nhà tuyển dụng cũng là người thể hiện bộ mặt và văn hóa công ty cho các ứng viên, do đó, một chuyên viên tuyển dụng cũng cần cho các ứng viên thấy được sự tự tin và hiểu biết, tạo ấn tượng tốt cho ứng viên về bản thân và văn hóa doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình tuyển dụng.

2. Dành cho ứng viên tham gia phỏng vấn

Với các ứng viên, trước khi đi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra để buổi phỏng vấn có thể diễn ra thuận lợi và trơn tru nhất. Chuẩn bị đầy đủ CV và các loại giấy tờ, hồ sơ liên quan từ sớm để tránh lúc vội vàng sẽ bỏ quên ở nhà. Trong quá trình phỏng vấn, hãy giữ bình tĩnh, có phong thái tự tin và trả lời lưu loát, rõ ràng tất cả các vấn đề mà nhà tuyển dụng đưa ra. Và cuối cùng đừng quên chọn kiểu tóc và trang phục gọn gàng, lịch sự để có được thiện cảm của các chuyên viên tuyển dụng nhé!

Tìm việc làm, tuyển developer có thể bạn quan tâm:

– Backend Developer (Golang/ .NET core)

– Frontend Developer (ASP.NETcore/C#;ReactJS)

– Nhân viên Kiểm thử phần mềm Tester QC

– Nhân viên QA

II. Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên NodeJS thường gặp

Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên NodeJS thường gặp

1. Dành cho người mới bắt đầu Node.js

– Node JS là gì? Tại sao mọi người nên sử dụng Node JS?

Đay có lẽ là câu hỏi cơ bản và cũng là câu hỏi chính trong bộ câu hỏi về Node JS. Có rất nhiều cách định nghĩa về Node JS, nhưng hiểu một cách đơn giản, Node JS là một hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng, đặc biệt là máy chủ web. Chương trình được viết bằng JavaScript, sử dụng kỹ thuật điều khiển theo sự kiện, nhập/xuất không đồng bộ để tối thiểu tổng chi phí và tối đa khả năng mở rộng.

Node JS được sử dụng nhiều bởi nó có rất nhiều ưu điểm nổi trội như nhanh, cung cấp một ngôn ngữ lập trình và kiểu dữ liệu thống nhất, không đồng bộ, hiếm khi bị chặn,…

– Kể tên những tính năng của Node JS?

Node JS là một hệ thống đơn luồng nhưng có khả năng mở rộng cao, sử dụng JavaScript làm ngôn ngữ kịch bản. Nó sử dụng đầu vào/đầu ra theo sự kiện không đồng bộ và có thể đạt được đầu ra cao thông qua vòng lặp sự kiện đơn luồng và I/O không bị chặn.

– Node.js có phải là đa luồng không?

Hầu hết các nhà phát triển JavaScript trước nay vẫn cho rằng Node.js là luồng đơn – single thread, xử lý nhiều hoạt động bằng các quy trình không đồng bộ và không hỗ trợ đa luồng.

– Sự khác nhau giữa phát triển “front-end” và “back-end” là gì?

Đây là một câu hỏi có thể khiến bạn mất cảnh giác vì nó không liên quan trực tiếp đến Node JS. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà phát triển thì nó cũng là một câu hỏi không quá khó khăn.

Front-end quan tâm đến phía khách hàng (người dùng) của trang web. Họ làm việc, phát triển và duy trì mọi thứ mà khách hàng nhìn thấy, hay có thể hiểu lại họ chịu trách nhiệm về các phần trực quan (thiết kế) và chức năng (như các nút, biểu ngữ,…) của trang.

Ngược lại, back-end tập trung vào những thứ mà khách hàng không nhìn thấy – các quy trình diễ ra phía sau trang web. Back-end cũng chịu trách nhiệm về chức năng của trang web, chỉ từ góc độ rộng hơn, gần với cốt lõi hơn.

– Bạn định nghĩa thuật ngữ I/O như thế nào?

I/O là thuật ngữ dùng để mô tả bất kỳ chương trình, hoạt động hoặc thiết bị nào truyền dữ liệu đến hoặc từ một phương tiện và đến một phương tiện khác.

Mọi chuyển giao là một đầu ra từ một phương tiện này và một đầu vào cho một phương tiện khác. Phương tiện có thể là thiết bị vật lý, mạng hoặc các tệp trong hệ thống.

– Giải thích “callback” là gì trong Node.js?

“Callback” là một hàm gọi lại được gọi sau một tác vụ nhất định. Nó cho phép mã khác được chạy trong thời gian chờ đợi và ngăn chặn bất kỳ sự chặn nào. Node.js là một nền tảng không đồng bộ nên nó chủ yếu dựa vào callback, tất cả các API của Node đều được viết để hỗ trợ các lệnh gọi lại.

– Giải thích “stubs” là gì trong Node.js?

Khi được hỏi câu hỏi này, bạn có thể giải thích “stubs” là các chức năng nhất định bắt chước hành vi của các mô-đun cụ thể. Stubs thường được sử dụng trong các trường hợp thử nghiệm vì chúng có thể cung cấp các câu trả lời cần thiết để giải quyết một số vấn đề có thể phát sinh trong các mô-đun.

– Mô tả “callback hell” trong Node.js?

“Callback hell” là một thuật ngữ rất thú vị của Node.js. “Callback hell” xảy ra khi một lượng lớn các callback lồng vào nhau ở một vị trí cụ thể, do đó không thể đọc và nhìn chung không thể làm việc được với chúng.

Với câu hỏi này, bạn có thể thể hiện năng lực của mình khi tiếp tục trả lời và đề cập rằng callback hell có thể được giải quyết. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của cái được gọi là quá trình mô đun hóa, chia các callback thành các chức năng riêng biệt, độc lập với nhau.

– Giải thích “event” là gì trong Node.js?

“Event” có nghĩa là “sự kiện”, là một trong những chức năng chính của Node.js. Chúng tượng trưng cho một số loại hành động được thực hiện hoặc di chuyển được trong trang web.

– Lập trình “event-driven” là gì trong Node.js?

Khi đã có được câu trả lời về “event” và “callback” thì đây sẽ là một câu hỏi không quá khó khăn. Giống như tên gọi của mình, “event-driven programming” là lập trình hướng sự kiện, đây là một hình thức lập trình được quan tâm và dựa trên các sự kiện. Bất cứ khi nào một sự kiện xảy ra, sẽ có các callback được cấp cho máy chủ chính, lần lượt lấy thông tin cần thiết cho sự kiện cụ thể đó.

– Vấn đề của Node JS vốn là “single-threaded” nghĩa là gì?

Đây lại là một câu hỏi khó trong phỏng vấn Node JS. “Single-threading” cho phép Node JS thực hiện xử lý async. Nếu bạn làm việc trên một tải web mặc định thì single-threading cho phép một quy trình làm việc mượt mà và nhanh hơn, đây cũng chính là điều mà các web developer tìm kiếm.

– Giải thích “worker processes” là gì?

“Worker processes” là một thuật ngữ đơn giản hơn, chúng là các quy trình đang chạy trên nền trong khi bạn đang làm một cái khác. Chúng có thể gửi email, đặt biến và rất hữu ích vì tiết kiệm cho các nhà phát triển web rất nhiều thời gian và năng lượng.

– Giải thích Express.js là gì?

Câu hỏi này khá đặc biệt vì nó không liên quan trực tiếp đến bất kỳ chức năng Node nào. Tuy nhiên, các ứng viên vẫn cần phải biết “Express.js “là gì vì nó được thiết kế rõ ràng cho Node JS. Có thể hiểu “Express.js” là một khung framework nhẹ được tạo ra để giúp Node giải quyết một số nhiệm vụ trong phát triển web, được dùng để hỗ trợ phát triển cả trang web và ứng dụng di động.

– Chức năng của Node Package Manager trong Node JS là gì?

Khi được hỏi về vấn đề này, bạn hãy trả lời Node Package Manager (NPM) là một công cụ dùng để quản lý trong Node JS. NMP cung cấp hai chức năng chính, một kho lưu trữ trực tuyến cho các gói Node JS, và hai là tiện ích dòng lệnh để cài đặt các gói, phiên bản và quản lý phụ thuộc cho các gói Node JS.

– Chaining là gì trong Node.js?

Với câu hỏi này bạn không cần giải thích quá dài dòng, “Chaining” đơn giản là một cơ chế theo đó đầu ra của một dòng được kết nối với dòng khác tạo ra một chuỗi các dòng hoạt động.

– Giải thích “stream” là gì và phân loại của nó?

Stream (Dòng) là một đối tượng cho phép đọc dữ liệu từ nguồn và ghi dữ liệu đến đích dưới dạng một quá trình liên tục.

Stream được phân thành 4 loại khác nhau:

+ Có thể viết – để tạo điều kiện cho hoạt động viết.

+ Có thể đọc – để tạo điều kiện cho hoạt động đọc.

+ Song song – để tạo điều kiện cho các hoạt động viết và đọc.

+ Chuyển đổi – đó là một dạng của dòng song song thực hiện các tính toán dựa trên đầu vào có sẵn.

– Kiểm soát phạm vi – scope toàn cục và cục bộ trong Nodejs như thế nào?

Với Nodejs, các biến được định nghĩa với var với scope lớn nhất không phải là toàn cục mà là cục bộ và nằm trong module mà chúng được khai báo. Trên trình duyệt ta có thể truy cập đối tượng window và các biến toàn cục nằm trong đó. Nodejs có một đối tượng cho việc đó gọi là “global”.

– Dùng worker thread với một child process có ưu điểm gì?

Khi được hỏi về ưu điểm khi dùng worker thread với một child process, bạn có thể trả lời worker thread là một thread nằm trong một tiến trình có thể chia sẻ bộ nhớ với thread chính, giúp tránh được dữ liệu lãng phí.

– Có thể tạo kết nối thời gian thực 2 chiều với client qua HTTP không?

Câu trả lời là có. Có thể sử dụng WebSocket, các thư viện như socket.io và SignalR hỗ trợ kết nối 2 chiều. Nó cung cấp cho các client khả năng bắt lỗi và thay thế nếu WebSocket không phù hợp với trình duyệt.

– NodeJs có khả năng xử lý bất đồng bộ, nhưng có trường hợp nào không thể xử lý bất đồng bộ không?

Đây là một câu trả lời khó và phức tạp, nếu bạn là một lập trình viên đã có kinh nghiệm xử lý những tình huống tương tự thì có thể trả lời phương pháp của mình, còn nếu bạn chưa từng tiếp xúc với vấn đề trên thì hãy khéo léo chuyển hướng câu hỏi sang hướng khác.

2. Câu hỏi phỏng vấn Node.js nâng cao

– Giải thích “demultiplexer” là gì?

Đây là một thuật ngữ nâng cao dành cho các nhà phát triển web đã có kinh nghiệm trong Node.js. “Demultiplexer” là giao diện phát hành thông báo trong Node.js được sử dụng để thu thập thông tin từ các sự kiện và mẫu ques, từ đó cung cấp Event Que.

– Giải thích “REPL” là gì và nó làm nhiệm vụ gì?

REPL là viết tắt của “Read, Evaluate, Print, Loop”, được sử dụng để thực hiện các câu lệnh JavaScript cụ thể.

– Node JS có sở hữu “child threads” không?

Đây là một câu hỏi có thể đánh lừa nếu bạn không cẩn thận. Mặc dù Node JS là một dịch vụ sigle-thread, nó vẫn có các luồng con child thread – đơn giản vì những child thread này không được hiển thị cho các developer. Vì vậy, nếu trả lời là “không” thì bạn đã nhầm rồi đấy!

– Các triển khai bảo mật chính trong Node.js là gì?

Có hai triển khai bảo mật thật trong Node.js là authentications (Xác thực) và error handling (Xử lý lỗi). Đây là hai phương thức phổ biến nhất và hoạt động khá tốt liên quan đến quản lý bảo mật trong Node.js.

– Sự khác nhau giữa chức năng “blocking” và “non-blocking” là gì?

Đây là một câu hỏi đòi hỏi ứng viên cần so sánh được hai chức năng này. Khi bạn phát hành một chức năng blocking function, mọi đoạn mã code khác sẽ ngừng chạy và được giữ lại cho đến khi sự kiện I/O được chỉ định cụ thể hoàn thành. Ngược lại với blocking, các chức năng non-blocking functions cho phép các nhà phát triển thực hiện nhiều nhiệm vụ (giữ cho nhiều mã khác nhau hoạt động) đồng thời thực hiện cùng lúc một số sự kiện I/O.

Xem thêm:

Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn IT Helpdesk và cách trả lời ghi điểm

– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc

– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp

Bài viết đã tổng hợp các câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp, rất mong có thể giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công. Xin cảm ơn à đừng quên để lại bình luận cũng như chia sẻ bài viết cho mọi người nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp các câu hỏi và trả lời phỏng vấn Nodejs thường gặp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.