10 Tố chất cần có của người làm nhân sự chuyên nghiệp và cách rèn luyện

Bạn đang theo dõi bài viết 10 Tố chất cần có của người làm nhân sự chuyên nghiệp và cách rèn luyện tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Một người làm nhân sự chuyên nghiệp sẽ có những tố chất như thế nào? Bạn mong muốn cơ hội nghề nghiệp rộng mở khi trở thành một HR trong tương lai? Dưới đây sẽ là 10 tố chất cần có của người làm nhân sự mà bạn nên tham khảo và rèn luyện các kỹ năng này, để có một quá trình cống hiến với nghề nhân sự hiệu quả nhất nhé! .

10 Tố chất cần có của người làm nhân sự chuyên nghiệp và cách rèn luyện

I. Tổng quan về ngành nhân sự

Tổng quan về ngành nhân sự

Trong một công ty, bộ phận nhân sự (HR) sẽ chịu trách nhiệm sàng lọc, tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, những người làm nhân sự sẽ lên bản thảo cho các quy trình mà nhân viên cần tuân theo. Trên thực tế, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý toàn bộ trải nghiệm của nhân viên trong công ty, từ thời điểm một cá nhân ứng tuyển vào một vị trí cho đến khi họ bắt đầu làm việc và cuối cùng là khi họ rời bỏ vị trí đó. HR cũng là phòng ban quản lý phúc lợi, bồi thường và thanh toán tiền lương cho nhân viên.

Nói tóm lại, chức năng chính của HR bao gồm: quản lý nhân sự, thanh toán bồi thường và phúc lợi cho nhân viên, đào tạo và phát triển nhân sự, đảm bảo các quy định về sự an toàn tại nơi làm việc.

Tìm việc làm có thể bạn quan tâm – Hành chính nhân sự:

– Nhân Viên Đào Tạo (Mảng Coaching & Mentoring)

– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, Văn hóa Cty)

II. 10 Tố chất cần có của người làm nhân sự

10 Tố chất cần có của người làm nhân sự

Dưới đây là 10 tố chất cần có của người làm nhân sự mà bạn nên tham khảo để trở thành một HR chuyên nghiệp.

1. Kỹ năng quan sát

Nhân viên nhân sự thường chịu trách nhiệm điều tra và giải quyết các khiếu nại tại nơi làm việc. Kỹ năng quan sát nhằm nắm được được sự tương tác giữa người giám sát, người quản lý và nhân viên của họ, đặc biệt nếu một nhân viên phàn nàn về cách đối xử khác biệt hoặc thực hành việc làm không công bằng.

Trong mùa đánh giá hiệu suất, nhờ vào kỹ năng quan sát này, HR có thể đánh giá một nhân viên có đang thực hiện nhiệm vụ công việc của mình tốt hay không. Và dựa vào những chỉ tiêu có sẵn để đưa ra các tổng kết chi tiết về hiệu suất làm việc của nhân viên đó, nhằm mục đích xem xét về mức lương thưởng cho họ.

2. Năng lực phán đoán, có tầm nhìn rộng

Một HR chuyên nghiệp có tầm nhìn xa và năng lực phán đoán mạnh sẽ giúp lập nên chiến lược quản lý nhân sự dài hạn quan trọng. Nhờ đó, giúp nội bộ công ty làm việc ổn định, đạt năng suất cao trong công việc,… Quan trọng nhất là tránh xa các tranh chấp, giải quyết nhanh chóng vấn đề gây chia rẽ, khúc mắc trong lòng nhân viên để họ yên tâm làm việc tại doanh nghiệp.

3. Sự kiên trì

Sự kiên trì sẽ thúc đẩy người làm nhân sự làm việc chăm chỉ hơn, nỗ lực hết sức với nhiệm vụ được giao. Để đạt được mục tiêu, bạn cần có ý thức về mục đích làm việc và bằng sự kiên trì, bạn sẽ làm mọi cách vượt qua sự nản lòng và cám dỗ để thực hiện thành công nhiệm vụ được giao.

4. Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm phán sẽ giúp một HR chuyên nghiệp:

– Lắng nghe, thông cảm với mọi mong muốn của tất cả nhân viên và đưa ra các giải pháp để làm hài lòng mọi nhân viên.

– Đạt được kết quả tốt nhất từ ​​​​các cuộc trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, giữa nhân viên với cấp quản lý,…

– Chú trọng phát triển các mối quan hệ tốt, xây dựng môi trường làm việc hòa thuận.

– Làm việc trên các đề xuất thực tế và tránh xung đột, gắn kết nội bộ công ty phát triển vững mạnh.

5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một người làm trong bộ phận nhân sự luôn phải đối mặt với mọi tình huống có thể phát sinh. Họ sẽ xác định các nguyên nhân bằng các lập luận có logic. Tiếp đó là đưa ra nhận định dựa trên số liệu, dữ liệu để đưa ra một số phương pháp giải quyết. Sau khi đề xuất, họ sẽ tiến hành kết quả mong muốn của tổ chức. Xác định và đánh giá các vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng đối với người làm nhân sự.

6. Sự công bằng, tôn trọng

Phòng ban nhân sự luôn phải là những người công bằng nhất trong mọi môi trường làm việc. Bởi nhân sự trong doanh nghiệp có quyền được đối xử một cách tôn trọng và công bằng, bình đẳng và được công nhận. Nhờ đó, họ cảm thấy gắn bó với công ty, được mọi người công nhận nên sẽ tiếp tục phấn đấu để xứng đáng với lòng tin của đồng nghiệp. Một người làm HR sẽ biết cách thể hiện lòng tôn trọng và sự công bằng đối với người khác bằng cách:

– Trao quyền cho nhân viên trong các dự án khác nhau.

– Cung cấp các thông tin về đánh giá, phản hồi khách quan để họ khắc phục điểm yếu mỗi 6 tháng/lần.

– Đặt KPI rõ ràng cho từng mục tiêu vào từng dự án khác nhau.

– Thể hiện sự tin tưởng vào khả năng và quyết định của nhân viên.

7. Nhạy bén

Để trở thành một HR nhạy bén, bạn phải có đủ kiến thức cơ bản về ngành, cũng như có nhiều kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, có được góc nhìn khách quan để nhìn ra hướng giải quyết đa chiều nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của công việc. Bên cạnh đó, nhạy bén còn thể hiện khi HR nhận ra được cảm xúc của nhân viên. Bạn sẽ là người đồng cảm với những cảm xúc này, hỗ trợ họ hoàn thành công việc được giao.

8. Khả năng mở rộng, duy trì mối quan hệ

Lý do để HR phải có khả năng kết nối mọi nhân viên với nhau vì: thúc đẩy tinh thần của mọi người trong môi trường làm việc.

Trạng thái tâm lý của nhân viên trong một tổ chức thường liên quan đến năng suất làm việc tổng thể của họ. Có mối quan hệ tốt với những người đồng nghiệp trong suốt 8 tiếng/ngày, sẽ giúp tinh thần nhân viên phấn chấn, có động lực đi làm. Nhìn chung, khi bạn có thể giúp các mối quan hệ nội bộ công ty hòa thuận, đoàn kết, thì kết quả công việc của mọi người sẽ rất năng suất.

9. Kỹ năng tin học văn phòng, làm việc với cơ sở dữ liệu

Người làm nghề nhân sự luôn phải có khả năng xử lý nhiều yêu cầu khác nhau từ các nhân viên, người quản lý khác nhau và một số cơ quan cấp trên khác trong một tổ chức. Cho dù đó là sa thải một nhân viên làm việc không hiệu quả, theo dõi báo cáo tham dự của nhóm dự án, giải quyết các vấn đề cá nhân của nhân viên, thảo luận về khả năng giữ chân nhân viên tài năng trong thời gian báo trước, v.v., họ đều làm tất cả!

Do đó, những công việc như trên cần sự hỗ trợ từ công nghệ để xử lý một loạt nhiệm vụ giấy tờ, hồ sơ, kế hoạch,… HR sẽ là người có được kỹ năng tin học văn phòng cơ bản và cả nâng cao. Đương nhiên, họ sẽ làm việc rất nhiều với các cơ sở dữ liệu khác nhau để lập báo cáo theo yêu cầu từ cấp trên và từ các phòng ban khác.

10. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo xuất sắc trong lĩnh vực nhân sự không chỉ là trở thành chuyên gia nhân sự trong doanh nghiệp. Nó còn có nghĩa là trở thành đối tác chiến lược và cố vấn cho doanh nghiệp và tạo ra tác động thông qua các chiến lược nhân sự. Đồng thời, đây cũng là kỹ năng mềm biểu thị khả năng của bạn trong việc chỉ đạo mọi người đi theo đúng hướng, nhanh chóng đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

III. Những câu hỏi thường gặp về tố chất của người làm ngành nhân sự

Những câu hỏi thường gặp về tố chất của người làm ngành nhân sự

1. Người hướng nội có nên làm nghề nhân sự?

Người hướng nội đa phần thích công việc có khả năng mang lại hiệu suất cao, đáp ứng mà không thách thức họ phải quá tiếp xúc nhiều với những tương tác xã giao thông thường. Do đó, ngành Nhân sự thường sẽ nhấn mạnh vào quy trình làm việc, hồ sơ sổ sách, ,… những công việc thường không dựa trên tương tác xã hội.

Với công việc Nhân sự, rất có thể người hướng nội sẽ học cách quản lý thời gian, theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên công ty, cũng như thống kê dữ liệu, kê khai bảng lương và các nhiệm vụ văn thư khác. Điều này làm cho bộ phận Nhân sự luôn dễ dàng tiếp cận, bất kể bạn có phải người hướng nội hay không, đều có thể nhanh chóng thích nghi với công việc.

2. Làm nhân sự có cần hiểu biết về nhân tướng học không?

Hầu hết các chuyên gia nhân sự đều có bằng cử nhân về quản trị kinh doanh hoặc quản lý nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các ứng viên những vị trí như vậy vì những nhân viên này chịu trách nhiệm về tất cả các mối quan hệ với nhân viên, bao gồm giải quyết xung đột, đào tạo, tuyển dụng, duy trì, lợi ích, v.v. Do đó, bạn không cần phải có kiến thức về nhân tướng học để làm nghề này.

3. Sự khác nhau giữa nhân sự và headhunter? Để làm headhunter, HR cần phải có thêm tố chất gì?

Headhunter là một cá nhân hoặc một tổ chức chuyên về dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp. Công việc của họ là tìm kiếm những ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm cho các vai trò lãnh đạo hoặc quản lý cấp cao.

Trong khi đó, HR chịu trách nhiệm 5 nhiệm vụ chính: quản lý và tuyển dụng nhân sự, giải quyết bồi thường và phúc lợi cho nhân viên, đào tạo và phát triển nhân lực, và đảm bảo các nhân sự tuân thủ sự an toàn tinh thần đoàn kết tại nơi làm việc.

Nếu bạn đang làm bộ phận HR và muốn thử sức thành headhunter, hãy đảm bảo các mối quan hệ xã hội của bạn rộng và có kỹ năng đàm phán thật tốt để giới thiệu được nhân tài phù hợp cho doanh nghiệp. Ngoài các kỹ năng mềm cần thiết như trên, bạn cũng cần chú ý về danh dự cũng như sự uy tín của tên mình khi trở thành một headhunter.

Xem thêm:

– Cách viết CV ngành nhân sự thu hút – Mẫu CV và lưu ý cần tránh

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút

– Ngành quản trị nhân sự – Khái niệm, vai trò và các vị trí công việc

Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin bổ ích về các tố chất cần có của người làm nhân sự. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 10 Tố chất cần có của người làm nhân sự chuyên nghiệp và cách rèn luyện do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.