Bạn đang theo dõi bài viết Tổng hợp 11+ lưu ý khi viết bài PR sản phẩm thu hút khách hàng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách thức viết bài PR sản phẩm, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng hợp về các dạng bài viết PR phổ biến nhất hiện nay. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về các kiểu bài PR sản phẩm, các lưu ý quan trọng khi viết để có thể có được một bài viết PR sản phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
I. Bài PR là gì?
PR hay Public Relations, có nghĩa là quan hệ công chúng. PR là hình thức phổ biến hóa cá nhân, bao gồm các hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu nhằm đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều hình thức PR, bao gồm sự kiện, hội thảo, họp báo,… Trong đó, hình thức phổ biến và quan trọng nhất chính là viết bài PR.
Tuyển dụng, việc làm Marketing bạn có thể quan tâm:
– Nhân viên Phát Triển Kênh Bán Hàng Online
– Product Manager website Bách Hóa Xanh
– Nhân viên phát triển nội dung Bách Hoá Xanh
II. Các dạng bài PR phổ biến
– Bài viết Pr dạng ảnh: Việc sử dụng các hình ảnh sản phẩm ấn tượng, đánh mạnh vào thị giác giúp hình ảnh thương hiệu tăng độ nhận diện, từ đó phổ biến và gần gũi hơn với khách hàng.
– Bài viết Pr dạng Infographic: Là dạng bài viết được thiết kế thông qua ký hiệu, biểu tượng sinh động và ấn tượng, giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh và đầy đủ.
– Bài viết Pr dạng E-Magazine: Emagazine là sản phẩm đa phương tiện, có thể bao gồm chữ viết, hình ảnh, video, âm thanh với content và design chất lượng cao, được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới.
– Bài viết Pr dạng truyền thống: Dạng bài này thường do chính các nhà báo viết, ít bị chi phối bởi các doanh nghiệp. Vì vậy, kiểu bài này thường được khách hàng đánh giá là khách quan và đáng tin cậy hơn.
III. 11+ lưu ý khi viết bài PR sản phẩm
1. Xác định đâu là mục tiêu của bài PR
Trước khi bắt lên ý tưởng, dàn ý cũng như chính thức bắt tay vào viết, người viết cần xác định rõ mục tiêu mà mình muốn truyền tải. Bởi, mỗi bài PR đều được viết nhằm các mục tiêu khác nhau. Một số mục tiêu các doanh nghiệp thường hướng đến như tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, xử lý khủng hoảng truyền thông. Bạn cần trao đổi và thống nhất kỹ càng, rành mạch với đối tác hay khách hàng về mục tiêu PR, tránh hiểu lầm dẫn tới sự sai lệch, tốn thời gian và tiền bạc, công sức của cả hai bên.
2. Lựa chọn tiêu đề phù hợp và thông điệp cốt lõi muốn truyền tải
Để đáp ứng các yêu cầu về PR một cách tối thiểu, cần chọn một tiêu đề có đề cập để sản phẩm/thương hiệu bạn đang muốn truyền thông. Không chỉ vậy, tiêu đề đó nên chứa các thông điệp cốt lõi, truyền tải những giá trị quan trọng. Nên đặt tiêu đề logic, liên quan chặt chẽ tới nội dung, tránh việc giật tít quá lố dẫn tới sự phản cảm.
3. Xác định độ dài của bài PR
Nội dung bài viết PR ưu tiên sự ngắn gọn, súc tích và đủ ý. Bạn cần tránh sự lòng vòng, phô diễn không cần thiết. Thông thường, số từ cho phép trên báo giấy từ 150 đến 300 chữ, báo điện tử từ 500 đến 650 chữ. Do đó, bạn cần tập trung hoàn toàn vào chủ đề và mục tiêu, từ đó sắp xếp bố cục sao cho hợp lý.
4. Chọn lọc thông tin mong muốn đưa vào bài
Sau khi nắm rõ được mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là nghiên cứu và chọn lọc thông tin. Bạn cần nắm thật rõ các thông tin xoay quanh sản phẩm/dịch vụ mình đang quảng bá, từ đó lựa chọn ra những thông tin đắt giá nhất để đưa vào bài viết. Không chỉ các thông tin về sản phẩm, bạn còn cần quan tâm tới thị hiếu của khách hàng, từ đó làm tăng sức hấp dẫn của bài viết. Các thông tin cần tìm hiểu bao gồm: bản thân sản phẩm, tệp khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế.
5. Nắm bắt đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu
Tất cả các chiến dịch PR đều hướng tới tới một mục tiêu lớn nhất, đó là tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng và tăng độ ấn tượng của sản phẩm trong mắt họ. Do đó, việc nắm bắt và hiểu biết về các đặc điểm của nhóm khách hàng này là hết sức quan trọng. Bạn cần hiểu rõ về họ để biết cách thiết kế bố cục bài viết, cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn thông tin sao cho thật hấp dẫn và cuốn hút.
6. Tìm hiểu kỹ càng đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn không những phải rõ điểm yếu điểm mạnh của bản thân mà còn phải nắm vững về đối thủ cạnh tranh của mình. Khi theo dõi đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể học hỏi các cách truyền thông hiệu quả của họ và làm bật lên điểm mạnh của bản thân.
7. Không quá cứng nhắc trong lúc viết bài PR, hãy viết nó như một bức thư “tình”
Thay vì viết một bài PR giống như một bài báo cáo cứng nhắc, hãy thổi cái “tình” vào bài viết. Yếu tố tình cảm sẽ làm mềm và tăng độ duyên dáng của bài viết thay vì hoàn toàn là những thông tin quảng cáo sáo rỗng. Do đó, hãy cài cắm những câu chuyện truyền động lực, ý nghĩa và giá trị nhân văn của sản phẩm vào bài viết của mình.
8. Áp dụng công thức 3S
Công thức 3S bao gồm: Star (Ngôi sao/người nổi tiếng), Story (Câu chuyện), Solution (Giải pháp).
Star (Người nổi tiếng): bài viết sẽ kể về một nhân vật chính có sức ảnh hưởng, từ đó dẫn dắt vào câu chuyện PR của bạn. Nhân vật trong câu chuyện là người nổi tiếng có liên quan tới sản phẩm/dịch vụ bạn đang quảng bá.
Story (Câu chuyện): Cách viết này kể lại một câu chuyện hoặc kinh nghiệm từ nhân vật chính xuất hiện trong phần trên, từ đó mang lại cho người đọc thông điệp ý nghĩa.
Solution (Giải pháp): Viết về giải pháp hoặc hành động mà nhân vật chính phía trên cần làm để gặt hái thành công dựa trên diễn biến câu chuyện mà bạn đã xây dựng.
9. Áp dụng công thức 4W
4W là viết tắt của: What’s i have got for you? (Tôi có gì cho bạn); What it’s going to do for you? (Sản phẩm/dịch vụ của tôi giúp bạn giải quyết vấn đề gì? Như thế nào?); Who i am? (Tôi là ai mà bạn phải tin?) và What you need to do next? (Bạn cần làm gì tiếp theo?). Công thức này giúp bạn xác định rõ đối tượng, đồng thời cung cấp một bố cục chặt chẽ để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng bằng câu chữ của bản thân.
10. Áp dụng công thức PAS
Công thức này là công thức cốt lõi cho mọi bài viết PR, được sử dụng bởi hầu hết những người viết bài PR, đồng thời nó cũng mang lại kết quả rất tốt. PAS là viết tắt của Problem (Vấn đề), Agitate (Diễn giải) và Solution (Giải pháp).
P – Problem (Vấn đề): Chỉ ra một vấn đề lớn mà xã hội đang lo sợ hiện nay và đưa ra các dẫn chứng.
A- Agitate (Diễn giải): Phân tích và giải thích vấn đề hoặc nêu ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
S- Solution (Giải pháp): Sau khi đưa ra vấn đề và giải thích vấn đề một cách hợp lý thì lúc này, bài viết sẽ đưa ra các giải pháp và thường là chính sản phẩm/dịch vụ mà bài viết đang quảng bá.
11. Hạn chế tối đa các lỗi ngữ pháp, lặp từ, chính tả và sao chép nội dung
Tất cả các nội dung được truyền tải qua câu chữ đều có yêu cầu khắt khe với việc chuẩn ngữ pháp, cách sử dụng dụng câu, từ, các lỗi chính tả và tính độc đáo của văn bản. Những lỗi cơ bản như lỗi ngữ pháp, lặp từ, sai chính tả đều gây ảnh hưởng xấu tới quá trình trải nghiệm của người đọc, từ đó làm bài viết kém hấp dẫn, sản phẩm được nhắc tới trong bài cũng trở nên ít tin cậy và thiếu độ chuyên nghiệp.
Do đó, người viết cần thật trau chuốt và cẩn thận, hạn chế tối đa những lỗi sai này. Không chỉ vậy, một bài viết PR còn đòi hỏi tính độc đáo cao, tránh việc sao chép nội dung, chỉ sự độc đáo mới là yếu tố giúp bài viết trở nên nổi bật hơn, hấp dẫn và thu hút hơn các bài quảng bá khác.
Xem thêm:
– Cách viết Content thu hút, đột phá dành cho nhân viên Marketing
– Content Direction là gì? Các bước xây dựng định hướng nội dung
– Content Creator là gì? Kỹ năng để trở thành Content Creator thành công
Trên đây là một số thông tin tham khảo về bài viết PR sản phẩm, các kiểu bài PR phổ biến cũng như một số lưu ý quan trọng khi viết bài PR sản phẩm. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về bài viết PR cũng như cách thức viết một bài PR sản phẩm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp 11+ lưu ý khi viết bài PR sản phẩm thu hút khách hàng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.