Nội quy nhân viên bán hàng – Có ví dụ mẫu và những điều cần lưu ý

Bạn đang theo dõi bài viết Nội quy nhân viên bán hàng – Có ví dụ mẫu và những điều cần lưu ý tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Các công việc hiện nay đều có sử dụng nội quy để theo dõi và đảm bảo hiệu quả làm việc của nhân viên trong công ty hay doanh nghiệp. Vì tính chất của nghề nghiệp, nội quy trong lĩnh vực bán hàng luôn quan trọng, ảnh hưởng lớn tới doanh thu và bộ mặt của công ty, doanh nghiệp. Vì thế, việc thiết lập một mẫu nội quy nhân viên bán hàng một cách hợp lý là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về nội dung và những điều cần chú ý của nội quy nhân viên bán hàng.

I. Tổng quan về nhân viên bán hàng

Nội quy nhân viên bán hàng – Có ví dụ mẫu và những điều cần lưu ý

Nhân viên bán hàng là người chịu trách nhiệm giới thiệu và tư vấn sản phẩm đến khách hàng, thuyết phục khách hàng lựa chọn mua sản phẩm và từ đó tạo ra lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra, họ cũng có nhiệm vụ tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng về cho công ty, đàm phán báo giá và chăm sóc khách hàng.

Vai trò của nhân viên bán hàng với doanh nghiệp: để tiền tệ được lưu thông trong bộ máy kinh tế của một doanh nghiệp, nhân viên bán hàng sẽ là cầu nối giữa công ty và khách hàng. Sản phẩm sẽ không thể đến tay khách hàng nếu như không có người bán hàng, từ đó, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển, hệ thống kinh tế sẽ bị trì trệ.

Tìm việc làm, tuyển dụng kinh doanh có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Tư vấn bán hàng Điện Máy Xanh

– Nhân viên Tư vấn bán hàng Thế Giới Di Động

II. Tầm quan trọng của nội quy nhân viên bán hàng

Tầm quan trọng của nội quy nhân viên bán hàng

Những văn bản quy định mang tính bắt buộc với nhân viên bán hàng được gọi là nội quy. Những văn bản này nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật khi làm việc của nhân viên. Nội quy không được trái quy định của pháp luật và được hiểu là quy tắc ứng xử chung và riêng để điều chỉnh các mối quan hệ của từng vị trí làm việc hoặc từng khu vực phục vụ. Người quản lý có thể căn cứ vào nội quy để có biện pháp xử lý, kỷ luật lao động ngay khi nhân viên bán hàng vi phạm nội quy cơ quan.

Các thành phần của nội quy: nội quy của nhân viên bán hàng sẽ bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của nhân viên và các hình thức xử lý. Nội quy cơ quan sẽ phải được ban hành bằng văn bản và đăng ký tại cơ quan lao động cấp tỉnh/thành phố, theo quy định tại Điều 118 Bộ Luật Lao động 2019 nếu cơ quan có từ 10 nhân viên trở lên.

Lợi ích khi xây dựng nội quy: việc xây dựng một mẫu nội quy lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước mà còn là một công cụ quan trọng để quản lý nhân viên hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực dài hạn và gia tăng chất lượng dịch vụ. Việc thiết lập nội quy đối với nhân viên bán hàng sẽ giúp cơ quan đảm bảo kỷ luật nội bộ, phát triển văn hóa nội bộ, gắn kết nhân viên và giúp họ tuân thủ pháp luật.

III. Nội quy nhân viên bán hàng

Nội quy nhân viên bán hàng

1. Quy định về thời gian làm việc

Bất cứ cơ quan nào cũng cần phải có quy định về thời gian làm việc. Điều này để đảm bảo nhân viên bán hàng đi làm đúng giờ đúng ca và không gây ảnh hưởng, xáo trộn tới thời gian làm của người khác. Nội dung của quy định này thường được áp dụng với việc thông báo thời gian làm việc như chia ca, thời gian bắt đầu, kết thúc ca làm việc, thời gian nghỉ,… Ngoài ra là quy định về việc nghỉ phép, nghỉ ốm,..

2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử

Nội quy này thường có trong bất cứ nội quy công ty nào. Việc đề ra nội quy này nhằm đảm bảo bản thân mỗi nhân viên bán hàng cần có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Cùng với đó, giúp họ giữ được tính trung thực và ý thức xây dựng, môi trường làm việc lành mạnh, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và khách hàng của đơn vị mà họ làm việc. Quy định trên cũng áp dụng hình thức cấm tuyệt đối hoạt sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng, trừ trường hợp khẩn cấp và được sự đồng ý của trưởng phòng.

3. Quy định về tác phong làm việc

Là một nhân viên bán hàng, việc tiếp xúc với khách hàng là thường xuyên. Do đó, nội quy thường sẽ yêu cầu họ cần giữ thái độ nhiệt tình, niềm nở, thân thiện và tận tâm với khách hàng. Luôn tươi cười chào hỏi, phục vụ tận tâm và thân thiện khi làm việc với khách. Trong giờ làm, nhân viên bán hàng luôn phải giữ sự tập trung, nghiêm túc thực hiện công việc của mình, không tự ý rời khỏi vị trí hoặc ra ngoài mà không xin phép. Không sử dụng điện thoại, đùa giỡn, nói chuyện trong giờ làm.

4. Trật tự tại nơi làm việc

Bên cạnh việc phải giữ tác phong để đảm bảo trật tự tại nơi làm việc, trang phục, quần áo và ngoại hình cũng là những yếu tố cần được quy định trong nội quy. Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và lan tỏa thương hiệu của cơ quan, doanh nghiệp, nhân viên bán hàng cần phải mặc đồng phục. Trang phục của nhân viên bán hàng phải gọn gàng và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không xịt nước hoa quá nồng, không đeo trang sức, phụ kiện, đầu tóc gọn gàng.

5. An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, giữ vệ sinh tại nơi làm việc

Đối với một số địa điểm đặc thù như quán ăn, quán cafe,… nhân viên bán hàng cần đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, không để đổ vỡ, cháy nổ hay tai nạn lao động trong quá trình nấu bếp/pha chế. Nội quy cũng cần quy định việc nhân viên bán hàng hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của mình.

6. Giữ bí mật kinh doanh

Để giữ sự an toàn cho hoạt động buôn bán, cạnh tranh của công ty, doanh nghiệp, nội quy thường sẽ yêu cầu nhân viên giữ bí mật kinh doanh. Nhân viên không được phép tiết lộ các thông tin mật của cửa hàng để trục lợi cá nhân, gây thất thoát, ảnh hưởng tới doanh thu. Ngoài ra, những thông tin của khách hàng cũng cần được nhân viên bán hàng đảm bảo để giữ uy tín cho công ty, doanh nghiệp.

7. Xử lý khi nhân viên vi phạm

Một trong những yếu tố đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của việc lập nội quy chính là hoạt động xử lý nhân viên khi họ vi phạm. Cơ quan, doanh nghiệp cần đưa ra những hình phạt cụ thể và phù hợp đối với từng nội quy. Các cấp độ xử phạt thường thấy ở nội quy chính là các cấp độ như: lần 1 thì nhắc nhở, lần 2 sẽ phạt cảnh cáo bằng tiền và lần 3 là cho thôi việc.

IV: Những điều cần lưu ý để thiết lập và thực hiện nội quy nhân viên bán hàng hiệu quả

Những điều cần lưu ý để thiết lập và thực hiện nội quy nhân viên bán hàng hiệu quả

– Nội quy phải phù hợp với quy định của pháp luật:mọi nội quy được đưa ra của cơ quan hay doanh nghiệp đối với nhân viên bán hàng cần phải phù hợp với quy định của luật pháp. Nếu nội quy không đảm bảo việc làm theo pháp luật, bản thân công ty đó sẽ có khả năng bị phạt. Cùng với đó, nhân viên sẽ khó lòng làm theo một nội quy trái pháp luật.

– Phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp:bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, nội quy của công ty dành cho nhân viên bán hàng cũng phải phù hợp với văn hóa của chính doanh nghiệp đó. Văn hóa công ty luôn là kim chỉ nam trong hoạt động và bao trùm lấy không khí làm việc của doanh nghiệp. Do đó, nếu họ đưa ra một bản nội quy không phù hợp, mọi hoạt động trong công ty đều sẽ bị xáo trộn và ảnh hưởng.

– Phải quy định đầy đủ, rõ ràng:để đảm bảo mọi người đều tuân theo nội quy đã đề ra một cách chính xác, doanh nghiệp cần đưa ra một bản nội quy đầy đủ và rõ ràng. Nếu những điều trong nội quy mập mờ, nhân viên sẽ làm sai một cách vô ý. Khi đó sẽ rất khó khi căn cứ theo nội quy để xử phạt nhân viên vi phạm. Ngoài ra, nếu nội quy không đủ chặt chẽ, nhiều nhân viên bán hàng sẽ lách luật, gây tổn hại chung tới môi trường làm việc.

– Xây dựng chế độ thưởng, phạt phù hợp:mọi nhân viên đều sẽ nghiêm túc tuân thủ theo nội quy nếu doanh nghiệp đưa ra một chế độ thưởng, phạt phù hợp. Một bản nội quy nếu không đủ tính răn đe sẽ không khiến mọi người làm theo. Ngược lại, nếu chế độ phạt và thưởng quá khắt khe, thái độ làm việc của mọi người sẽ giảm và dần sinh ra bất mãn.

– Giám sát, đánh giá việc thực hiện nội quy để điều chỉnh phù hợp:một bản nội quy hiệu quả không đồng nghĩa với việc nó sẽ luôn cố định và không bao giờ thay đổi. Trong môi trường luôn năng động và thay đổi của việc bán hàng, những điều trong nội quy cần được doanh nghiệp giám sát và đánh giá thường xuyên để điều chỉnh sao cho phù hợp. Đôi khi việc chậm trễ trong thay đổi sẽ dẫn tới sự bất tiện, cản trở cho công việc của nhân viên bán hàng.

V. Mẫu nội quy nhân viên bán hàng

Mẫu nội quy nhân viên bán hàng

– Mẫu nội quy nhân viên bán hàng siêu thị

– Mẫu nội quy nhân viên bán hàng thời trang

– Mẫu nội quy nhân viên bán hàng nhà hàng, quán ăn

Xem thêm:

– Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay

– Cách viết CV nhân viên sales chi tiết, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin về Nội quy nhân viên bán hàng cũng như những điều cần lưu ý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nội quy nhân viên bán hàng – Có ví dụ mẫu và những điều cần lưu ý do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.