15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng thường gặp nhất

Bạn đang theo dõi bài viết 15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng thường gặp nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhu cầu tuyển dụng trưởng phòng mua hàng tăng cao một phần là do nhu cầu mua sắm trực tiếp và trực tuyến hiện nay không ngừng tăng. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng cao không có nghĩa yêu cầu tuyển dụng được hạ xuống. Cùng tìm hiểu trưởng phòng mua hàng sẽ làm gì và các câu hỏi phỏng vấn thường gặp ở vị trí này nhé!

I. Trưởng phòng mua hàng là làm gì?

15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng thường gặp nhất

Trưởng phòng mua hàng chỉ những cá nhân chịu trách nhiệm trong việc quản lý các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ cho một công ty hay một tổ chức.Vị trí này đóng vai trò khá quan trọng trong việc góp phần nâng cao lợi nhuận công ty thông qua việc thu mua hiệu quả. Mặc khác, trưởng phòng mua hàng còn có trách nhiệm quản lý nhân viên mua hàng theo quy trình của công ty, hạn chế những thất thoát mua hàng không đáng có.

II. 15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng thường gặp nhất

1. Hãy giới thiệu cho chúng tôi biết về bạn?

Đây là câu hỏi xuất hiện trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, không chỉ riêng phỏng vấn trưởng phòng mua hàng. Thông thường, bạn sẽ có khoảng một phút để giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị thật kỹ để có câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Đây cùng là nền tảng cho nhà tuyển dụng biết bạn có thật sự phù hợp với họ hay không.

2. Lý do bạn muốn trở thành trưởng phòng mua hàng ở công ty chúng tôi?

Ở câu hỏi này, bạn phải nêu được lý do mà bạn muốn làm việc cho công ty đang trực tiếp phỏng vấn bạn mà không phải những công ty khác cùng ngành. Để có thể trả lời lưu loát câu hỏi này, bạn nên tìm hiểu kỹ về văn hóa hay tầm nhìn, sứ mệnh của công ty mà bạn có ý định đi phỏng vấn.

3. Theo bạn trưởng phòng mua hàng phải làm công việc gì?

Đây là câu hỏi dành cho cả những bạn có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm ở vị trí trưởng phòng mua hàng. Mục đích của câu hỏi là tìm hiểu xem bạn đã làm được gì ở công ty cũ (với những ứng viên có kinh nghiệm) hoặc định hướng việc làm khi bạn ở vị trí này (với những ứng viên chưa có kinh nghiệm).

Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn cần trả lời rõ ràng, chi tiết những công việc bạn đã làm hoặc dự định làm khi ở vị trí trưởng phòng mua hàng và quy trình làm việc.

4. Bạn sẽ xử lý ra sao khi lô hàng vừa giao không đúng thông số kỹ thuật?

Đây là một trong những câu hỏi được đặt ra nhằm đánh giá xem ứng viên có đủ năng lực giải quyết vấn đề hay không. Bạn cần suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích để chứng tỏ chuyên môn và tư duy của mình với nhà tuyển dụng. Từ đó nâng cao tỉ lệ cạnh tranh với các ứng viên khác.

5. Hãy cho ví dụ về cách để bạn xác định Incoterm

Đây là câu hỏi mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi ứng viên cần tỉnh táo trong việc xác định nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Khi xác định được điều này, bạn sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy sự nhanh nhẹn và những kinh nghiệm phong phú mà bạn đã tích lũy được có thể mang đến lợi nhuận cho công ty khi bạn thật sự nhận việc.

6. Cách bạn tiếp cận để áp dụng mua hàng là gì?

Cách bạn tiếp cận để áp dụng mua hàng là gì?

Đây là câu hỏi quan trọng, nhà tuyển dụng muốn hiểu được bạn am hiểu bao nhiêu với công việc của một trưởng phòng mua hàng. Vì vậy, bạn nên đưa ra thông tin cụ thể bao gồm việc so sánh giữa các đơn vị cung ứng, thông số kỹ thuật hay lợi nhuận mang lại,… rồi đưa ra biện pháp tối ưu, phù hợp với đơn vị tuyển dụng.

7. Vấn đề mua sắm nào bạn đã gặp phải? Cách bạn xử lý chúng là gì?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem xét cách mà bạn giải quyết các vấn đề trên thực tế. Bên cạnh đó, bộ phận mua hàng cũng phát sinh nhiều vấn đề, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng bạn là một người có kinh nghiệm và sẽ tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề đó.

8. Chiến lược quản lý rủi ro mua hàng của bạn đối với các nhà cung cấp không đáng tin cậy là gì?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể hiểu đến đâu trong việc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, khả năng xoay sở khi có tình huống xấu hay khả năng lên kế hoạch. Bạn có thể đề xuất kế hoạch sơ bộ hoặc những giải pháp hạn chế rủi ro trong tình huống này.

9. Ở cương vị là Trưởng phòng mua hàng, bạn làm thế nào để quản lý mối quan hệ của mình với nhà cung cấp?

Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng xem xét, nhận định kỹ năng giao tiếp của bạn với đơn vị cung cấp. Đây cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng mối liên hệ làm ăn lâu dài. Bạn cần đề cập được cách mà bạn sẽ xây dựng hoặc cải thiện mối liên hệ với nhà cung cấp cho nhà tuyển dụng.

10. Hãy kể cho chúng tôi nghe về thành tựu bạn đạt được trong sự nghiệp mua hàng của mình?

Hãy kể cho chúng tôi nghe về thành tựu bạn đạt được trong sự nghiệp mua hàng của mình?

Thành tựu trong quá khứ cũng là một cách chứng minh được năng lực làm việc của bạn và tăng sức cạnh tranh của bạn với các ứng viên khác. Bên cạnh những thông số cụ thể như doanh thu hay lợi nhuận, bạn cũng có thể trình bày quy trình mang đến thành tựu mà bạn đã đề cập.

11. Điều bạn thích nhất và không thích nhất trong công việc mua hàng?

Câu hỏi này cũng có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của bạn với các ứng viên khác. Bạn cần cân nhắc câu trả lời sao cho không ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp nhất có thể.

12. Sự khác nhau giữa cách mua hàng của JIT và truyền thống là gì?

Bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết như này để có thể có câu trả lời hợp lý, ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng. Bạn có thể đề cập đến ưu, nhược điểm của từng cách mua hàng bên cạnh việc so sánh điểm khác biệt giữa chúng.

13. Bạn dựa trên những tiêu chí nào để chọn nhà cung cấp lý tưởng?

Tiêu chí để bạn chọn nhà cung cấp lý tưởng là gì?

Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu tiêu chí trong việc bạn lựa chọn nhà cung cấp có thật sự hợp với tiêu chí của công ty không, từ đó đánh giá bạn có phải ứng viên phù hợp hay không. Bạn nên nêu những điểm khác biệt khiến bạn lựa chọn một nhà cung cấp chẳng hạn như giá cả, chất lượng hay địa điểm,…

14. Hãy cho chúng tôi một vài ví dụ về cách bạn cải thiện quy trình, kết quả của chúng?

Vì mỗi công ty đều có quy trình riêng nên điều mà bạn cần tập trung ở câu hỏi này là kết quả mà quy trình mang đến. Bạn cần nêu được số liệu thống kê cụ thể hoặc nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định thay đổi quy trình mua hàng của bạn để tăng tính thuyết phục trước nhà tuyển dụng.

15. Bạn thấy chiến thuật đàm phán nào là thành công nhất với nhà cung cấp?

Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về tư duy chiến lược của bạn. Thông qua việc đàm phán, bạn sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng năng lực làm việc của mình, cách để duy trì lợi ích đôi bên qua từng hoạt động kinh doanh.

Xem thêm:

  • Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay

  • Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp – Cách trả lời ghi điểm

  • Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp

Hy vọng bài viết này đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về một số câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng mua hàng thường gặp nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.