15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2)

Bạn đang theo dõi bài viết 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2) tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Hãy cùng tìm hiểu 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2) để có được những kinh nghiệm phỏng vấn và các mẹo hay để giúp bạn tự tin và chuyên nghiệp trong phỏng vấn nhé!

15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2)

Bạn có thể xem lại: Kinh nghiệm phỏng vấn (Phần 1)

8. Đến sớm là đúng giờ

Trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, bạn nên đến trước từ 10 – 15 phút, trong thời gian này bạn có thể xốc lại tinh thần, giảm bớt căng thẳng và chỉnh lại trang phục, tóc tai gọn gàng hơn. Ngoài ra, việc đến sớm sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn thiện cảm hơn về tác phong làm việc của bạn.

9. Lịch sự nhất có thể

Những hành động tuy nhỏ nhưng vẫn có thể đánh giá được sự chuyên nghiệp của bạn như việc để điện thoại ở chế độ im lặng, tích cực lắng nghe những chia sẻ từ nhà tuyển dụng, không ngắt ngang lời họ nói,…

Điều đặc biệt là bạn phải ghi nhớ quy tắc 4 xin – 4 luôn này nhé!

  • 4 xin (xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cám ơn)
  • 4 luôn (luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ)

10. Hãy là chính mình

Bạn không cần quá đặt nặng việc phỏng vấn mà tự làm bản thân trở nên căng thẳng, hãy cứ là chính mình, trả lời bằng sự chân thành và tự nhiên nhất.

Những gì bạn trả lời cho nhà tuyển dụng chính là cá tính và con người bạn, đừng cố gắng để trở thành bất kỳ ai, vì điều đó có thể làm cho bạn thấy không thoải mái và không thể hiện được những mặt tốt của bản thân.

11. Tự tin thể hiện mình

Để có thể chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính, điều cần có chính là sự tự tin. Bạn cần thực sự tự tin và thể hiện mình trong câu những câu trả lời, cho họ thấy sự nhạy bén, cũng như điểm mạnh của bạn để họ thấy được bạn thực sự với công việc này.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Kho vận:

– Nhân viên Giám sát Camera tại Kho trung tâm BHX

– Nhân viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh

12. Giữ nhịp không bị cuốn vào các câu hỏi

Khi gặp các câu hỏi khó hay những câu hỏi bạn chưa chuẩn bị, hãy cứ bình tĩnh, suy nghĩ cẩn thận, hít thở sâu và từ tốn trả lời câu hỏi. Bạn không nên quá lúng túng, bối rối; điều đó có thể sẽ làm bạn mất nhịp, bạn sẽ bị ngập ngừng và mất tự tin.

Bạn có thể xin phép nhà tuyển dụng cho một ít thời gian để suy nghĩ hay có thể xin được trả lời câu hỏi này sau, tránh việc cố gắng trả lời, làm cho câu chữ lan man, không đúng trọng tâm và truyền tải nội dung không có ý nghĩa.

Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là cách mà bạn nên thường xuyên dùng, điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩa bạn chưa có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn và thiếu tính chuyên nghiệp.

13. Hãy thành thật

Khi được phỏng vấn, bạn nên trả lời bằng sự chân thành và trung thực để nhà tuyển dụng thấy được mong muốn của bạn khi ứng tuyển vào vị trí công việc. Hãy thành thật trong điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tránh việc xây dựng cho mình vỏ bọc hoàn hảo sẽ khiến bạn không thoải mái và không được là chính mình.

14. Luôn luôn chuẩn bị 1 câu hỏi

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, bạn sẽ thể hiện được tư duy phản biện, khả năng nhìn nhận vấn đề. Vì vậy, bạn không bên bỏ qua cơ hội tốt này để thể hiện bản thân.

Bạn có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến công việc như đãi ngộ của nhân viên, những nhiệm vụ được giao trong quá trình làm việc,… cho họ thấy bạn thực sự muốn tìm hiểu và ứng tuyển cho vị trí công việc này. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước tối thiểu là 1 câu hỏi đặt ra cho nhà tuyển dụng.

15. Gửi email hoặc thư viết tay để cảm ơn người phỏng vấn đã cho bạn cơ hội

Điều cuối cùng bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó chính là việc cảm ơn người phỏng vấn đã cho bạn cơ hội được ứng tuyển thông qua một email hay một bức thư tay. Điều này cũng góp phần cho họ chắc rằng bạn chính là người phù hợp cho công việc này.

Bạn nên viết thư cảm ơn sau phỏng vấn một cách đơn giản, ngắn gọn, với từ ngữ thân thiện, vui vẻ và gửi đi trước 24h từ sau buổi phỏng vấn nhé!

Xem thêm:

>> 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 1)

>> Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

>> Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng

Bạn vừa tham khảo qua 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé! Chúc bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc (Phần 2) do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.