Những sự thật bạn cần biết khi học Y –

1. Nghành Y là một trong những ngành học mang tính ứng dụng rất cao

Ở đây hầu hết các môn học có sự liên kết với nhau và đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe, con người. Đôi khi một kiến thức nhỏ cũng có thể giúp cứu sống một mạng người vì thế chúng gắn bó với hầu như cả quãng đời từ khi là sinh viên y đến khi hành nghề y.

Dạo một vòng thư viện, đôi khi bạn sẽ bắt gặp một sinh viên năm cuối đang đọc một môn cơ sở được học từ năm 1, năm 2 như giải phẫu, sinh lý… là chuyện rất bình thường! Có lẽ đây cũng là một phần lý do giúp các bạn sinh viên y có thể có hứng thú với môn học vì ít ra cũng hiểu được ứng dụng của môn học đó là gì. Và đây cũng là sự áp lực khi có quá nhiều thứ cần nhớ và học.

2. Học Y không phải là phải canh nhà xác.

Một số người sẽ khá háo hức trước trải nghiệm thú vị này nhưng một số khác thì không. Nhưng sự thật là điều đó sẽ không còn xảy ra nữa. Hiện tại với sự tiến bộ trong đào tạo y khoa, các bạn thực hành trên cả mô hình và tử thi được chuẩn bị sẵn chứ không phải mổ xẻ hay canh nhà xác hằng đêm như người ta vẫn hay đồn.

3. Học Y là cả một quá trình rất rất dài.

Bình thường đã học 6 năm (tức là hơn các ngành khác đến 2 năm rồi), chưa kể học lại. Tốt nghiệp xong lại tiếp tục học để lấy chứng chỉ hành nghề chứ chưa phải là bác sĩ được. Bên cạnh đó là một lượng kiến thức mà họ cũng phải tiếp thu, cập nhật thường xuyên như phác đồ điều trị mới, bệnh mới như COVID-19 chẳng hạn…

4. Phải thi cử rất nhiều.

Chính xác! Học lâu hơn thì thi nhiều cũng dễ hiểu thôi đúng không? Nhưng điều đó không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Ngành Y thi liên tục, thi xen kẽ lâm sàng, lý thuyết, hầu như tuần nào cũng thi, lấy ngẫu nhiên 2 tuần kiểu gì cũng có bài kiểm tra, sinh viên trường y nói chung thì chỉ có 2 mùa: mùa thi và mùa học thi.

5. Những người xung quanh họ cũng đều rất giỏi.

Không phải ngẫu nhiên mà điểm vào trường y lại cao hơn hẳn so với đa số các ngành khác. Để có kết quả như thế thì rõ ràng những bạn học y đều rất chăm chỉ và nỗ lực rất nhiều cùng một chỉ số IQ cao đúng không nào? Đây cũng như là một cái dao hai lưỡi bởi vì trong một môi trường nhiều người xuất sắc như thế này thì có bạn lại cảm thấy đó là động lực để phấn đấu nhưng đôi khi cũng có chút tự ti về bản thân khi thua kém bạn bè.

6. Sự nản chí

Sinh viên Y, nhất là những bạn học y đa khoa rất dễ bỏ cuộc ở năm 3 vì cảm thấy nản chí, như mình đã nói ở trên thời gian học tập kéo dài những 6 năm trời, ban ngày học trở trường, tối lại phải vào bệnh viện trực nên khá vất vả so với những ngành khác.

Nếu bạn đang cảm thấy không biết quyết định của mình có phù hợp không? Liệu năng lực và tố chất của mình nên học ngành y hay ngành khác? Học làm sao để bản thân tiếp thu kiến thức tốt giúp trở thành sinh viên ngành Y?… Thì hãy tham gia chương trình tư vấn miễn phí “Chọn ngành – Chọn trường” của chúng tôi. Tại đây:
– Bạn sẽ được chuyên gia giàu kinh nghiệm thuộc Viện Phát triển doanh nghiệp và tài năng Việt Nam tư vấn 1 – 1
– Chuyên gia sẽ hỗ trợ giúp bạn xác định nghề nghiệp phù hợp. “Làm nghề gì?, “Học ngành nào?”, “Trường ở đâu?”

Đăng ký ngay: Tư vấn định hướng nghề nghiệp miễn phí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *