Account là gì? Chức năng của Account trong mọi lĩnh vực

Bạn đang theo dõi bài viết Account là gì? Chức năng của Account trong mọi lĩnh vực tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Account là một thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, với mỗi lĩnh vực khác nhau lại có một chức năng khác nhau. Cùng xem hết đến cuối bài để biết chức năng của Account. Đặc biệt, dưới đây là chi tiết về nghề Account, điều kiện và cơ hội nghề nghiệp của nghề này hiện nay.

Account là gì? Chức năng của Account trong mọi lĩnh vực

I. Account là gì? Chức năng của Account

Account là gì? Chức năng của Account

1. Trong lĩnh vực tài chính – kế toán

Trong tài chính – kế toán, Account là tài khoản kế toán – tài chính, được sử dụng để lưu trữ và thay đổi giá trị nợ – có theo thứ tự thời gian. Thuật ngữ dùng để đề cập đến tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí, vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp.

Tài khoản kế toán – tài chính được sử dụng như một phương tiện dùng để thực hiện và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với riêng tài chính, thì tài khoản này là một tài sản phi vật chất, có tính thanh khoản cao, sử dụng để giao dịch trên thị trường tài chính.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Kế toán:

– Nhân viên Kế Toán Nhà thuốc An Khang

– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ

2. Trong lĩnh vực ngân hàng

Trong lĩnh vực ngân hàng, Bank Account có nghĩa là tài khoản ngân hàng. Khi khách hàng muốn đăng ký mở tài khoản, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ để mở Bank Account cho khách hàng.

Hiện có 2 loại tài khoản ngân hàng là tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm. Những tài khoản ngân hàng này bạn được phép bỏ tiền vào để thực hiện các giao dịch thanh toán, hoặc đầu tư sinh thời theo lãi suất từng kỳ hạn.

3. Trong lĩnh vực mạng truyền thông

Trong lĩnh vực mạng truyền thông, account có nghĩa là tài khoản, nó được ví như là một cách cửa giúp bạn truy cập vào website, mạng xã hội. Account trong lĩnh vực mạng truyền thông tối thiểu phải có là tên đăng nhập và mật khẩu. Ngoài ra, sẽ có thêm những thông tin cá nhân khác như email, họ tên, ngày tháng năm sinh.

Những tài khoản sử dụng trong lĩnh vực mạng truyền thông sẽ giúp chủ sở hữu thực hiện một hành động nào đó trên website hoặc mạng xã hội. Để truy cập vào những trang mạng truyền thông thì tài khoản là điều cần thiết để khách hàng có thể tương tác.

4. Trong lĩnh vực game online

Đối với những tựa game online, account cũng có nghĩa là tài khoản và những tài khoản này dùng để chơi các tựa game. Bằng cách bán các tài khoản game bạn có thể kiếm được một khoản tiền, với những tựa game khó, sở hữu skin nhân vật lạ thì sẽ bán được càng nhiều tiền.

II. Nghề Account là gì?

Nghề Account là gì?

Ngoài những khái niệm trên, Account còn được biết đến là một nghề trong ngành Marketing, truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện. Một người làm việc trong bộ phận Account sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhân viên Account là người kết nối các phòng ban nội bộ trong công ty và khách hàng ở bên ngoài. Đây là vị trí rất quan trọng khi phải luôn duy trì tốt mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

III. Những vị trí trong nghề Account

Những vị trí trong nghề Account

1. Account Executive

Account Executive là chuyên viên kinh doanh trong ngành Marketing, truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện.

Những nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề với khách hàng như chọn kênh truyền thông, đàm phán hợp đồng. Thuyết phục khách hàng hợp tác, sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, đảm bảo gia tăng doanh thu, đem về nhiều nguồn khách hàng cho doanh nghiệp.

Công việc mà một nhân viên Account Executive phải đảm nhận là gặp gỡ, trao đổi và giữ kết nối với khách hàng đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Sau khi đã trao đổi với khách hàng, Account Executive sẽ chịu trách nhiệm phổ biến lại cho bộ phận thực hiện dự án, hỗ trợ lập kế hoạch Marketing.

2. Account Manager

Account Manager là người quản lý quan hệ khách hàng, cấp trên của Account Executive. Đây là vị trí quản lý trong các công ty cung cấp dịch vụ về truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện.

Một Account Manager cần luôn kề cạnh với khách hàng từ những khâu đầu tiên cho đến khi kết thúc dự án. Là người tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đem lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

Công việc của Account Manager là người lên kế hoạch, tìm cách liên hệ, kết nối với khách hàng. Đồng thời, đảm bảo duy trì mối quan hệ, làm hợp đồng cho khách hàng và đối tác. Việc phân phối nhân sự, theo dõi tiến độ dự án, báo cáo hiệu quả và doanh số sẽ do Account Manager chịu trách nhiệm.

3. Account Director

Account Director là vị trí quản lý cấp cao trong các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tổ chức sự kiện. Khi đã có kinh nghiệm từ 5 – 6 năm Account Manager sẽ có cơ hội được cân nhắc lên vị trí Account Director.

Đây là vị trí mang tính quản lý, yêu cầu năng lực, kinh nghiệm cao, chịu áp lực tốt. Account Director sẽ chuyên làm việc chính với những khách hàng, đối tác lớn, giải quyết những vấn đề khó. Và là người phân công công việc cho các cấp thấp hơn và là người chịu trách nhiệm cao nhất.

IV. Điều kiện cần và đủ khi làm nghề Account

Điều kiện cần và đủ khi làm nghề Account

– Kiến thức chuyên sâu về Marketing: Đây là công việc trong ngành Marketing, việc có kiến thức, có chuyên môn về ngành là yêu cầu bắt buộc. Với những kiến thức chuyên sâu về Marketing, người làm nghề Account sẽ dễ dàng lên kế hoạch, theo dõi và thực hiện dự án. Nếu thiếu chuyên môn, dù bạn nói hay thì những lời nói đó sáo rỗng, khó thuyết phục được khách hàng.

– Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt: Một nhân viên Account sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Việc trao đổi để kết nối khách hàng với doanh nghiệp, bạn sẽ phải giao tiếp và thấu hiểu để truyền đạt tốt thông tin, từ đó, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ do công ty cung cấp.

– Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý công việc: Công việc nào cũng sẽ phát sinh ra những vấn đề không đáng có. Khi làm việc với khách hàng, chuyện khiến khách hàng không hài lòng hoàn toàn có thể diễn ra. Vì vậy, một người làm nghề Account cần nhanh nhạy giải quyết vấn để, xử lý ổn thỏa, hạn chế khiếu nại khiến khách hàng không hài lòng.

– Khả năng lãnh đạo và quản lý: Đối với những người làm việc ở vị trí Account Manager và Account Director, kỹ năng lãnh đạo, quản lý bắt buộc phải có. Tuy nhiên, đối với những Account Executive kỹ năng này cũng rất cần thiết, nó giúp bạn biết cách sắp xếp, quản lý và cần bằng khối lượng công việc giúp dự án được hoàn thành đúng hạn.

– Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả: Biết cách quản lý quỹ thời gian công việc của bạn sẽ được thực hiện rất hiệu quả. Đặc biệt, bạn sẽ phải đối mặt với sự gấp gáp của công việc, vì vậy với kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn sẽ có thể hoàn thành đúng hạn để kịp giao cho khách hàng, giao cho quản lý.

V. Cơ hội việc làm và thăng tiến nghề Account

Cơ hội việc làm và thăng tiến nghề Account

Trên thị trường việc làm hiện nay, Account là một nghề hot, rất nhiều công ty đang tìm kiếm. Đây cũng là nghề yêu cầu rất nhiều kĩ năng, phù hợp với những bạn trẻ năng động. Lộ trình thăng tiến cho nhân viên Account khá rõ ràng với 3 mức tương ứng với 3 vị trí là Account Executive – Account Manager – Account Director.

Mức lương khởi điểm của nghề này với:

– Vị trí Account Executive khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.

– Vị trí Account Manager khoảng 15 – 40 triệu đồng/tháng.

– Vị trí Account Director khoảng trên 40 triệu.

Tùy vào kinh nghiệm mức lương có thể lên tới 80 triệu/tháng. Đặc biệt, đây là công việc liên quan đến doanh số nên sẽ có thưởng dự án theo giá trị hợp đồng, mức thưởng này có thể lên đến 30 triệu đồng/dự án.

Xem thêm:

– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết

– Client là gì? Sự khác biệt và mối quan hệ giữa Client và Agency

– Influencer là gì? Cách trở thành một Influencer chuyên nghiệp

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin thú vị nghề Account và account trong các ngành nghề. Nếu thấy bài viết này hay đừng quên chia sẻ nó và để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng trao đổi. Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo: //en.wikipedia.org/wiki/Account_(bookkeeping)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Account là gì? Chức năng của Account trong mọi lĩnh vực do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.