AIDA là gì? Ý nghĩa, vai trò mô hình AIDA trong Marketing

Bạn đang theo dõi bài viết AIDA là gì? Ý nghĩa, vai trò mô hình AIDA trong Marketing tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Mô hình AIDA được áp dụng rất phổ biến và hiệu quả trong Marketing thực tế. Thế nhưng khái niệm về AIDA vẫn còn mơ hồ đối với một số người. Vậy AIDA là gì? Mô hình AIDA được áp dụng ra sao? Hãy cùng xem qua nhé!

I. Tổng quan về mô hình AIDA

AIDA là gì? Ý nghĩa, vai trò mô hình AIDA trong Marketing

1. AIDA là gì?

AIDA là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Mỗi thuật ngữ đại diện cho một giai đoạn nhận thức trong quá trình mua hàng của người tiêu dùng, mô hình AIDA được ra đời nhằm xác định các giai đoạn trong quá trình ấy.

Do đó, việc doanh nghiệp xác định rõ mong muốn ở từng giai đoạn, được xem như chiếc chìa khóa quan trọng để thành công trong một chiến dịch Marketing.

2. Ý nghĩa của những từ viết tắt trong AIDA

Attention (Thu hút):

Theo các nghiên cứu gần đây về vị trí gây thu hút nhất trên các trang kết quả tìm kiếm từ Google, người dùng có xu hướng chọn những bài viết có tiêu đề và mô tả rõ ràng hơn là việc đọc từng trang một sau đó chọn lọc thông tin.

Vì thế, việc tạo sự thu hút và tò mò vô cùng quan trọng trong quá trình Marketing sản phẩm. Theo mô hình AIDA đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần hướng đến và mục tiêu ở bước này là tạo sự chú ý cho khách hàng bằng các mẫu quảng cáo mới lạ hay các tiêu đề hấp dẫn,..

Interest (Thích thú):

Giai đoạn này các thông điệp quảng cáo đã được cung cấp sẽ làm tăng sự kết nối giữa khách hàng và sản phẩm, qua đó tăng thêm tính nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những giai đoạn thử thách nhất, khi marketer phải đưa ra được nhiều thông tin hơn để người dùng có thể nắm bắt và hiểu rõ về sản phẩm, với mục tiêu là giữ sự hứng thú của họ càng lâu càng tốt.

Desire (Khao khát):

Để thúc đẩy được khao khát sử dụng sản phẩm/dịch vụ của người tiêu dùng, chúng ta cần khai thác triệt để các khía cạnh của sản phẩm thông việc truyền tải – trình bày quảng cáo. Marketer có thể tạo ra những câu chuyện trong quá trình tạo dựng thương hiệu hay những chức năng nào đang có của sản phẩm có thể giải quyết nhu cầu cấp thiết của khách hàng.

Điều này có thể khiến khách hàng nhận ra được giá trị và biến nó thành nhu cầu sở hữu sản phẩm.

Action (Hành động):

Ở bước này, chúng ta cần thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Có thể đưa ra một số phương pháp để tránh khách hàng suy nghĩ hoặc bị gián đoạn trong lúc mua hàng như:

– Call-to-action: giảm giá, ưu đãi tặng kèm, vận chuyển, hậu mãi,..

– Thông báo hay nhắc nhở sắp hết sản phẩm hay chương trình khuyến mãi sắp kết thúc

– Tối ưu hóa hệ thống để quá trình mua sắm không bị gián đoạn kể từ lúc khách hàng chọn sản phẩm đến khi xong bước thanh toán.

3. Nguồn gốc của AIDA:

Thuật ngữ AIDA được hình thành và phát triển bởi một nhà quảng cáo và bán hàng người Mỹ tên là E.St.Elmo Lewis. Ông đã đưa ra những nguyên tắc về quảng cáo và hành vi người tiêu dùng trong các tác phẩm của mình trong đó có AIDA.

Công ty Bissell Carpet Sweeper tại Mỹ đã đứng ra tổ chức một cuộc thi viết quảng cáo hay nhất vào đầu những 1900. Trong cuộc thi này, chuyên gia quảng cáo Fred Macey giám khảo của cuộc thi đã tiến hành đánh giá bài thi được gửi về dựa trên những tiêu chí:

– Quảng cáo phải tạo thu hút và chú ý với người xem

– Quảng cáo này sau đó phải trở thành “sở thích” với người xem

– “Sở thích” của người xem dần được kích thích thành nhu cầu

– Cuối cùng “sở thích” hình thành mong muốn mua hàng của người tiêu dùng

Tuy nhiên cho đến năm 1921 khái niệm đầu tiên của từ viết tắt AIDA dần được các chuyên gia Marketing hình thành và chúng được áp dụng đến tận ngày nay.

Việc làm marketing có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Trade Marketing

– Chuyên viên Marketing Thế Giới Di Động

II. AIDA được áp dụng trong Marketing như thế nào?

Trong Marketing, mô hình AIDA được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này sẽ có sự khác biệt tùy vào định hướng của doanh nghiệp và đòi hỏi phải có sự phân tích chính xác giữa các chỉ số.

Attention

Ở giai đoạn này, mục tiêu chính là gây sự chú ý, tò mò của khách hàng đối với sản phẩm, đồng thời tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường.

Có thể phụ thuộc vào các yếu tố đo lường như: Lượng truy cập, mật độ và sự tương tác của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó phát triển chúng đúng hướng, đúng mục tiêu. Có thể thực hiện Attention qua các kênh như: Lượt tương tác qua các kênh Mạng xã hội – content – SEO, lượt truy cập vào quảng cáo qua email,…

Interest

Tiếp theo, chúng ta cần tập trung vào sự kết nối với khách hàng để giữ chân họ xem kỹ hơn về sản phẩm. Hãy cung cấp những giá trị cần thiết và hữu ích bằng các công cụ như: website, quảng cáo Google – Social media hay các email Marketing,… điều này sẽ giúp duy trì sự hứng thú của khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp đo lường được độ tương tác với sản phẩm.

Desire

Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp nên chú trọng nêu bật các giá trị đang có, hướng khách hàng đến sự tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng của họ. Điều này giúp khách hàng tiềm năng hình dung ra hiệu quả của sản phẩm mà doanh nghiệp hướng đến. Thông thường giai đoạn này sẽ là giai đoạn quyết định hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Action

Cũng giống như ý nghĩa của nó, bước cuối này được gọi là giai đoạn chuyển đổi từ ý nghĩ mua hàng thành hành động tìm kiếm và nhu cầu có được nó. Doanh nghiệp có thể kết hợp một vài phương pháp như đã nói ở mục trên để quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.

III. Những lưu ý khi áp dụng AIDA

Trong mô hình AIDA, mỗi bước đều chiếm một vai trò nhất định và chúng thường liên kết trực tiếp với nhau. Hãy tránh suy nghĩ chỉ cần chú trọng vào một bước duy nhất và bỏ qua các bước tiếp thị còn lại, điều này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến hành vi người tiêu dùng.

Phần lớn, Marketer thường mắc phải trường hợp: Dù bạn đã rất chau chuốt cả 4 phần nhưng chúng đều không đạt đến hiệu quả cao. Để khắc phục đều trên cần phải sử dụng thêm những công cụ Marketing bổ trợ khác để thu hút và quảng cáo, hãy chú ý hơn đến từng mục nhỏ trong AIDI để kế hoạch tiếp cận khách hàng trở nên hoàn hảo hơn.

Trong Marketing và tiếp thị các bài viết thường có tiêu đề và nội dung không khớp với sản phẩm. Ví dụ như việc khi bạn quá chú trọng vào tiêu đề và làm sao cho thật hấp dẫn nhưng lại quên mất phải trau chuốt phần nội dung. Khách hàng luôn có cảm giác rằng, sản phẩm hay thông tin doanh nghiệp đưa ra chẳng phù hợp và cần thiết đối với nhu cầu của họ, từ đó dẫn đến việc giảm tương tác của khách hàng.

Nói tóm lại, mô hình AIDA rất cần thiết trong việc quảng cáo và tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên phải áp dụng đúng cách thì chiến lược tiếp thị bạn đưa ra mới có giá trị và nhận được thành công.

IV. Một vài ví dụ về mô hình AIDA thành công

Dưới đây là một vài ví dụ ứng dụng mô hình AIDA thành công ở một số công ty nổi tiếng trên thế giới

1. Coca- Cola


Dưới đây là ví dụ cho thấy Coca- Cola đã áp dụng mô hình AIDA như thế nào trong chiến dịch tiếp thị sản phẩm Coca zero mới.

– Attention: Theo thống kê, vào dịp giáng sinh, Coca-cola đã chi gần 4 tỷ Đô la cho quảng cáo trên Tivi để thu hút khách hàng trên toàn cầu.

– Interest: Thực hiện các chiến dịch quảng bá, tài trợ cho những chương trình thể thao hay văn hóa. Từ đó, nhấn mạnh vào thành phần hữu ích ví dụ: Coca zero, thức uống không calo nhưng vẫn giữ được hương vị nguyên bản.

– Desire: Thông qua các tổ chức tài trợ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi tặng kèm như ly, nón và các ấn phẩm bao gồm logo thương hiệu.

– Action: Phân phối rộng khắp và cho đặt các máy bán hàng tự động trong các trung tâm mua sắm, hay các rạp phim v,v.. để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy.

2. Apple


Ví dụ dưới đây cho thấy Apple đã áp dụng mô hình tiếp thị AIDA thế nào mỗi khi ra mắt sản phẩm mới.

– Attention: Lên các kế hoạch quảng cáo, đầu tư, trau chuốt về hình ảnh sản phẩm nhưng trong mỗi quảng cáo, Apple đều không đề cập đến tính năng sản phẩm nhằm tạo cảm giác tò mò cho người xem.

– Interest: Nhấn mạnh vào nhu cầu của khách hàng, những ưu điểm của sản phẩm của họ sắp ra mắt.

– Desire: Ở giai đoạn này Apple đã thành công chuyển hướng khách hàng từ hứng thú đến “tôi muốn mua” bằng cách tạo ra giá trị của sản phẩm và tại sao khách hàng lại cần có sản phẩm này.

– Action: Apple đã áp dụng chính sách đặt hàng trước, từ tâm lý muốn sở hữu ngay của khách hàng trước khi sản phẩm được tung ra thị trường, nhằm tránh việc do dự trong suy nghĩ của họ

3. Netflix


Netflix đã làm như thế nào để thu hút thêm lượng người dùng bằng phương pháp AIDA

– Attention: Triển khai những chiến dịch quảng cáo trên các kênh social như youtube, quảng cáo trên báo in.

– Interest: Họ thu hút sự quan tâm đến dịch vụ bằng cách tặng bản dùng thử miễn phí theo tháng để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm.

– Desire: Hỗ trợ các thiết bị internet tốc độ thấp trên bản dùng thử, đem đến sự chu đáo và tận tâm cho khách hàng.

– Action: Thông qua ba yếu tố nêu trên đã giúp Netflix chuyển đổi được lượng khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

4. Francesco Group


Công ty chuyên về tạo mẫu tóc Francesco Groupđã dùng AIDA thế nào để quảng bá cho những cửa hàng mới.

– Attention: Thực hiện Marketing trực tiếp, quảng bá các giải thưởng và thành tích về làm tóc trong 4 tháng trước khi khai trương.

– Interest: Tổ chức các sự kiện làm tóc và trải nghiệm dịch vụ miễn phí để thu hút khách hàng mục tiêu.

– Desire: Thu hút sự chú ý bằng cách quảng cáo trên các kênh Social media và tổ chức sự kiện ra mắt độc quyền trước ngày khai trương.

– Action: Sử dụng công cụ đặt chỗ cho trang Facebook, Website. Bên cạnh đó, họ chạy các chương trình khuyến mãi và tặng kèm các voucher khi sử dụng dịch vụ tại salon v.v…

Xem thêm:

– Ngành Digital Marketing – Kỹ năng, cơ hội việc làm và trường đào tạo

– Quản trị Marketing là gì? Những điều cần lưu ý cho người quản trị

– Trade Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Trade Marketer

Mô hình AIDA trên thực tế đã mang lại rất nhiều thành công cho sự khởi đầu của các doanh nghiệp. Mong rằng các thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình AIDA và ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết AIDA là gì? Ý nghĩa, vai trò mô hình AIDA trong Marketing do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.