Bạn đang theo dõi bài viết Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh chính thức, thông thường bạn cần phải trải qua vòng phỏng vấn và phải đối đáp các câu hỏi do nhà tuyển dụng đặt ra. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần trước bằng cách cung cấp một số câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh phổ biến, cũng như là cách để trả lời chúng sao cho thật mượt.
I. Một số lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
– Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng:Việc tìm hiểu thông tin của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ được môi trường mà bạn sắp sửa làm việc, từ đó bạn cũng hiểu hơn về văn hóa của doanh nghiệp, và có thể tự soi chiếu bản thân rằng mình có phù hợp với vị trí này của công ty hay không. Ngoài ra, việc tìm hiểu thông tin của nhà tuyển dụng trước khi đi phỏng vấn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp đến thị trường. Khi đó, bạn sẽ tự tin để trả lời các câu hỏi tình huống liên quan đến sản phẩm của công ty.
– Chuẩn bị kiến thức chuyên môn:Đối với ngành nghề liên quan đến việc kinh doanh, bạn cần trang bị cho bản thân một số kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc. Đặc biệt, đối với các bạn ứng tuyển vào các vị trí công việc kinh doanh một sản phẩm đặc thù, bạn cần hiểu rõ được các thuật ngữ có liên quan đến sản phẩm mà bạn sẽ phải kinh doanh.
– Luyện tập cách trả lời trước tại nhà:Bạn có thể soạn thảo ra một loạt các câu hỏi mà bạn nghĩ mình sẽ có thể bị hỏi trong vòng phỏng vấn. Khi đó, bạn sẽ được chuẩn bị tinh thần, giúp bạn không bị vấp khi bị hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Một mẹo là bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đặt câu hỏi giúp bạn nhằm mô phỏng lại buổi phỏng vấn sao cho chân thật nhất.
– Lập checklist cần thiết cho buổi phỏng vấn:Bạn nên ghi ra một tờ giấy hoặc một file các vật dụng, giấy tờ cần thiết mà bạn cần mang theo trong buổi phỏng vấn. Đừng ngần ngại bỏ ra ít thời gian để chuẩn bị danh sách này bởi vì đôi khi vì quá hồi hộp, bạn có thể quên mang theo một số giấy tờ cần thiết cho việc phỏng vấn, và việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và kết quả phỏng vấn của bạn.
– Chuẩn bị trang phục trước khi phỏng vấn: Trước một hôm trước khi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị trước trang phục trước khi đi phỏng vấn, và để chúng treo sẵn cho ngày hôm sau. Trang phục trong buổi phỏng vấn nên là các trang phục đơn giản, gọn gàng, lịch sự, tránh sử dụng các bộ trang phục quá sặc sỡ bởi như vậy sẽ gây ra cảm giác thiếu chuyên nghiệp.
– Đến buổi phỏng vấn sớm, nắm bắt thời gian:Bạn nên hẹn giờ một khoảng thời gian trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu để bạn không rơi vào tình huống vội vàng, nhờ vậy mà tinh thần của bạn được ổn định hơn. Lưu ý, bạn nên tính toán cả thời gian di chuyển đến địa điểm phỏng vấn, hay là bạn nên chuẩn bị trước camera và microphone trong trường hợp bạn phải phỏng vấn online.
– Tự tin khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng: Trong quá trình phỏng vấn với nhà tuyển dụng, bạn cần giữ tinh thần của mình sao cho thật bình tĩnh, tự tin, và đặc biệt không nên trả lời vấp trong quá trình trả lời phỏng vấn. Đồng thời, các câu trả lời của bản thân cần phải mạch lạc, rõ ràng, và nên là những thông tin đúng với bản thân của bạn.
– Biểu hiện trong buổi phỏng vấn:Các nhà tuyển dụng sẽ thích các ứng viên có một biểu hiện niềm nở, hào hứng khi nhận và trả lời các câu hỏi của họ. Và để có được một tinh thần tốt trước khi phỏng vấn thì bạn nên ăn uống đầy đủ và ngủ nghỉ đầy đủ. Một típ trong quá trình phỏng vấn dành cho bạn đó là bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt của người tuyển dụng, đồng thời cố gắng lắng nghe đầy đủ câu hỏi của họ. Trong trường hợp bạn không nghe đầy đủ được câu hỏi của người tuyển dụng, đừng ngần ngại hỏi lại họ nhé bởi đó sẽ là một hành động được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn so với việc trả lời không vào trọng tâm.
– Sau khi kết thúc phỏng vấn:Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, bạn có thể đặt từ một đến hai câu hỏi cho người phỏng vấn mình để tạo cảm giác rằng mình có hứng thú với vị trí công việc này. Cuối buổi phỏng vấn, bạn hãy cười tươi, cảm ơn và chào người phỏng vấn mình, hoặc nếu trong trường hợp phỏng vấn online thì bạn có thể để lại một email cảm ơn dành cho họ để thể hiện sự tôn trọng.
Tìm việc làm, tuyển dụng thương mại điện tử có thể bạn quan tâm:
– Quản trị viên kênh Online (Social, Sàn TMĐT)
– Nhân viên Phát triển Kinh doanh sàn E-com (B2C, C2C, No-brand, Small seller)
II. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp
Câu 1: Bạn đã từng có kinh nghiệm bán hay kinh doanh bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào chưa? Nếu có thì đó là gì và đâu là nhóm khách hàng mà bạn nghĩ là bạn đang hướng tới?
Đây là câu hỏi để các nhà tuyển dụng kiểm tra xem rằng bạn đã từng có kinh nghiệm kinh doanh hay chưa và nếu có thì trong quá trình kinh doanh đó, bạn có thực sự hiểu được sản phẩm của doanh nghiệp cũ hay không. Và bạn có thể tưởng tượng rằng những người đang phỏng vấn bạn tại đó là khách hàng của công ty cũ của bạn, và nhiệm vụ của bạn lúc đó là làm sao để tư vấn, thuyết phục được họ mua sản phẩm của công ty cũ.
Ví dụ rằng bạn từng làm nhân viên kinh doanh của một đại lý xe ô tô, và cần mô tả sản phẩm ô tô mà bạn từng bán bao gồm những đặc tính nào, động cơ mạnh mẽ ra sao, mức giá như thế nào và nhóm đối tượng khách hàng mà bạn thường xuyên làm việc cùng là ai để người phỏng vấn có thể đánh giá được mức độ hiểu biết về các sản phẩm mà bạn từng bán là như thế nào.
Câu 2: Kể lại một lần bạn gặp tình huống khó khăn khi phải làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh ở doanh nghiệp cũ, đồng thời cách giải quyết của bạn là gì?
Với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng mong muốn biết rằng bạn sẽ xử lý các tình huống khó như thế nào ở doanh nghiệp cũ, và mạch trả lời câu hỏi này nên là bạn hãy miêu tả tình huống cụ thể đó là gì, bạn đã thực hiện như thế nào và kết quả sau khi bạn quyết định xử lý vấn đề là gì.
Ví dụ, công ty cũ của bạn từng quản lý danh sách các khách hàng thông qua việc ghi chép thủ công, và việc làm này sẽ khiến cho việc thu thập và tìm kiếm mất nhiều khó khăn. Đồng thời, các nhân viên trong công ty với nhau cũng sẽ gặp khó khăn trong việc chia sẻ thông tin khách hàng trong nội bộ. Do đó, đề xuất của bạn sẽ là tạo ra trang tính online có tính đồng bộ với nhau để tiện cho việc nhập liệu và kiểm tra lại thông tin của khách hàng.
Câu 3: Theo bạn đâu là các yếu tố để tạo nên một nhân viên kinh doanh thành công?
Bạn có thể trả lời ra một số yếu tố mà bạn nghĩ là nó sẽ giúp nhân viên kinh doanh đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Bạn cũng có thể tự soi lại bản thân rằng đâu là những yếu tố mà bạn đã được và đâu là những yếu tố mà bạn cần phải cải thiện trong tương lai.
Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng các yếu tố để tạo nên một nhân viên kinh doanh giỏi là kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu được khách hàng, khả năng hiểu về sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đang kinh doanh, có chí cầu tiến trong quá trình làm việc, khả năng cập nhật nhanh những thông tin của các sản phẩm mới mà doanh nghiệp sắp sửa kinh doanh,…
Câu 4: Trong quá khứ, đâu là thành tích lớn nhất trong sự nghiệp kinh doanh của bạn?
Trong trường hợp bạn đã từng làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh trước đây, bạn hãy kể ra các thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc của bạn. Bạn có thể kể về các lần bạn đạt được danh hiệu nhân viên kinh doanh hoặc tập thể xuất sắc nhất tháng hoặc đôi khi bạn chỉ cần kể về việc bạn đã đạt được KPI trong tất cả tháng làm việc tại công ty cũ. Lưu ý, các doanh nghiệp rất thích bạn đưa ra các số liệu để có thể xác thực được những thông tin bạn nói là đúng sự thật.
Câu 5: Ở doanh nghiệp cũ, làm thế nào để bạn xây dựng được mối quan hệ với khách hàng của mình?
Trong việc kinh doanh thì việc giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng là một việc mà bạn cần phải làm để đảm bảo được nguồn doanh thu ổn định cho công ty. Việc này lại vô cùng quan trọng đối với các ngành hàng mang tính đặc thù cao, chỉ có một số lượng khách hàng nhất định. Bạn có trả lời là bạn sử dụng các chương trình giảm giá khi mua thông qua bạn, hay là tặng thêm quà nhân ngày sinh nhật của khách hàng.
Câu 6: Theo bạn tự đánh giá thì bạn hiểu gì về công ty và khách hàng của công ty chúng tôi, và bạn nghĩ đâu là những lợi ích mà công ty chúng tôi đang mang đến cho khách hàng?
Khi các nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này, họ muốn biết rằng bạn hiểu công ty của họ đến mức độ nào, và khi này, bạn nên thể hiện được thiện chí muốn tìm hiểu về công ty và những sản phẩm/ dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Một hành động hết sức đơn giản đó là bạn hãy tìm trên Google về công ty và sản phẩm của họ, đọc mô tả sản phẩm và phản hồi của khách hàng.
Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng công ty hiện đang kinh doanh các dòng sản phẩm chăm sóc da và tóc có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoàn toàn không thử nghiệm trên động vật. Và sản phẩm serum tinh chất nghệ của công ty là sản phẩm có doanh số bán cao nhất trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam.
Câu 7: Để thu lại doanh thu cao nhất, bạn đã sử dụng phương pháp chốt sale nào?
Bạn có thể trả lời câu hỏi này dựa trên góc nhìn của cá nhân, hay là dựa vào các kiến thức mà bạn tiếp thu được ở trường học trong trường hợp bạn chưa từng có kinh nghiệm làm việc nào ở thực tế.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn đã có thời gian dài làm việc tại vị trí nhân viên bán hàng, bạn hãy đưa ra các phương pháp chốt sale mà bạn đã từng áp dụng, và bạn có thể nói rằng đối với từng nhóm khách hàng khác nhau thì bạn sẽ linh hoạt áp dụng các phương pháp đó.
Câu 8: Trong quá trình làm việc tại vị trí này, đâu là thất bại lớn nhất mà bạn từng gặp khi bán hàng? Bạn xử lý tình huống này như thế nào, và bạn nghĩ bản thân học được từ đó?
Bạn hãy trả lời câu hỏi này với một thái độ chân thật, bởi thông qua việc này, công ty có thể đánh giá được khả năng nhìn nhận vấn đề, khả năng học hỏi và xử lý tình huống của bạn sau một thất bại trong sự nghiệp. Và việc trả lời chưa từng gặp bất kỳ thất bại nào, hay là đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác sẽ không được các công ty đánh giá cao.
Câu 9: Đâu là các áp lực mà bạn nghĩ mình phải chịu đựng trong quá trình đảm nhận công việc này, và làm thế nào để bạn vượt qua áp lực đó?
Bởi vì trong quá trình đảm đương công việc kinh doanh, bạn sẽ phải trải qua nhiều bước trước khi có thể bán được sản phẩm cho khách hàng. Do đó, việc gặp các áp lực trong công việc là việc hết sức bình thường. Dựa vào tính cách của bạn, bạn hãy đưa ra các giải pháp để giải quyết áp lực trong công việc của bạn sao cho phù hợp.
Câu 10: Nếu như bạn bị khách hàng từ chối, bạn sẽ làm gì để xử lý?
Việc bị từ chối trong quá trình chào bán sản phẩm/ dịch vụ là một việc hết sức bình thường, do đó, bạn cần đưa ra một hướng xử lý sao cho khéo léo. Đồng thời, bạn cũng nên đưa ra hướng giải quyết trong tương lai để làm thế nào hạn chế được việc bị chối khi tiếp thị sản phẩm.
Bạn có thể trả lời rằng bạn sẽ thăm hỏi lý do tại sao mà họ không chọn mua sản phẩm của bên doanh nghiệp bạn, và tùy vào từng trường hợp mà bạn sẽ đưa ra các ưu đãi dành riêng cho khách hàng, hoặc sẽ phản hồi lại cho bên phía doanh nghiệp về các vướng mắc mà khách hàng đang gặp phải.
III. Tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh có thể gặp
1. Bộ câu hỏi giới thiệu về bản thân
– Giới thiệu sơ lược về bản thân
Đây là một câu hỏi phổ biến mà bạn sẽ gặp khi tham gia bất kỳ buổi phỏng vấn nào. Với câu hỏi này, bạn hãy trả lời những thông tin quan trọng về bản thân, và các thông tin này cần dựa trên CV nhân viên kinh doanh mà bạn đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý, bạn chỉ nên tập trung vào những thông tin mà bạn muốn nhấn mạnh, thay vì chỉ đọc lại các thông tin có trong CV của bạn.
– Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Đối với phần điểm mạnh, bạn hãy lựa chọn đặc điểm mà bạn đang có, và nó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công ty, chẳng hạn như khả năng thuyết phục khách hàng hay khả năng thấu hiểu khách hàng. Kèm với đó, bạn cần đưa ra một bằng chứng cụ thể cho lời bạn vừa nói, đừng chỉ đưa ra các thông tin mà không đính kèm theo bất kỳ dẫn chứng nào.
Đối với phần điểm yếu, đây là phần bạn cần thành thật trả lời với công ty, tuy nhiên, nếu như biết cách khéo léo đưa ra các hướng giải quyết điểm yếu này trong buổi phỏng vấn thì nó sẽ trở thành một điểm cộng trong mắt của nhà tuyển dụng.
[Xem thêm]: Gợi ý cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV ngân hàng chuẩn nhất– Bạn có mong muốn gì cho công việc?
Bạn cần thể hiện rằng mình mong muốn nhận được gì trong quá trình làm việc tại công ty, chẳng hạn như nâng cao được kỹ năng giao tiếp hay tiến tới được các vị trí cao hơn trong công ty. Bạn cần thể hiện được mục tiêu dài hạn của mình cho công ty biết để họ xem bạn có chí cầu tiến hay không, đồng thời là xem thử bạn có phù hợp với định hướng dài hạn của công ty hay không.
– Bạn sẽ làm được gì cho công ty chúng tôi?
Khi gặp phải câu hỏi này, bạn hãy thể hiện rằng bạn sẽ mang đến giá trị gì cho công ty. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời là mình sẽ tìm kiếm thêm được các khách hàng mới cho doanh nghiệp hay là đảm bảo được KPI hàng tháng cho công ty. Bạn cũng có thể đề cập thêm các chiến thuật, kế hoạch mà bạn đề ra để đạt được các mục tiêu đó.
– Tại sao bạn nghĩ mình lại phù hợp với vị trí này của công ty? Đâu là lý do mà chúng tôi nên tuyển chọn bạn?
Bạn cần thể hiện mình là một nhân tố phù hợp với vị trí này của công ty, nhất là khi bạn biết nhấn mạnh lại các thông tin đã được đề cập trong mục mô tả công việc (JD) của công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập thêm mục tiêu tương lai của mình, và thể hiện được rẳng bạn sẽ học hỏi, trau dồi được điều gì đó nếu như được đảm đương vị trí này của công ty.
2. Với chu kỳ bán hàng ngắn hạn và dài hạn, bạn tiếp cận chúng như thế nào?
Sự đối lập giữa hai khái niệm này đó là chu kỳ bán hàng ngắn hàng chỉ tập trung vào việc chốt đơn nhanh chóng, trong khi đó chu kỳ bán hàng dài hạn sẽ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng một cách cẩn trọng hơn. Tuỳ vào các chu kỳ khác nhau mà bạn nên đưa ra các hướng tiếp cận khác nhau sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
3. Bạn nghĩ gì việc tầm quan trọng của việc học hỏi trong việc đảm nhận vị trí nhân viên kinh doanh?
Bởi vì việc làm việc ở vị trí kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật các sản phẩm hay xu hướng mới có mặt trên thị trường, vậy nên việc học hỏi trong khi làm công việc nhân viên kinh doanh là một việc hết sức quan trọng.
4. Khi nào thì bạn biết để ngừng theo đuổi một khách hàng nào đó của công ty?
Bạn cần chú ý đến thái độ của khách hàng để quyết định xem mình có nên tiếp tục theo đuổi khách hàng đó hay không, và nếu như họ không thiện chí muốn mua hàng, bạn cũng nên hỏi họ xem đâu là lý do mà họ không chọn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Khi đó, bạn sẽ khảo sát các thu thập này lại và phân tích, nhờ vậy sẽ đưa ra các hướng tiếp cận khách hàng mới trong tương lai.
5. Bạn nghĩ đâu là mẫu khách hàng lý tưởng của bạn và giải thích tại sao?
Ở câu hỏi này, bạn hoàn toàn có thể trả lời thật lòng về nhóm đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn làm việc với để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về tính cách của bạn. Tuy nhiên, bạn nói là bạn vẫn chào đón tất cả khách hàng, dù họ có ra sao bởi vì việc tiếp xúc với nhiều kiểu khách hàng khác nhau sẽ giúp cho bản thân bạn trau dồi được nhiều kinh nghiệm bán hàng trong tương lai.
6. Trong quá trình bán hàng thì điều gì là bạn thích nhất?
Tương tự như các câu hỏi khác thì ở câu hỏi này, bạn hoàn toàn được phép trả lời thật lòng, tuy nhiên, vẫn thể hiện được nguyện vọng muốn làm tất cả các bước trong khâu bán hàng tại công ty. Nhưng trước hết, bạn cũng cần đề cập về tất cả bước trong quy trình bán hàng mà bạn từng trải qua để đảm bảo rằng bạn nắm rõ quy trình làm việc của một nhân viên kinh doanh thông thường.
7. Đâu là động lực cho bạn trong việc bán hàng?
Bạn cần xác định đâu là động lực chính để bạn đến với công việc này. Đó có thể là tiền bạc, vị thế hay là trải nghiệm làm việc thú vị với lại các khách hàng của bạn. Tuỳ vào động lực của bạn thì công ty có thể đánh giá bạn có thể đi được đường dài với công ty hay không, song song đó là muốn kiểm tra bạn có phù hợp với văn hoá của công ty hay không.
8. Bạn hãy mô tả về đích đến trong sự nghiệp của bạn?
Với câu hỏi này, bạn cần mô tả rằng đâu là hình tượng, vị trí mà bạn mong muốn có được trong tương lai, cũng như là cách bạn vẽ ra con đường đến với các mục tiêu đó là như thế nào. Một mẹo để bạn ghi điểm trong mắt của các nhà tuyển dụng đó là bạn nói việc có được vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty họ là một trong những bước trên con đường đến được đích trong sự nghiệp của bạn.
9. Nếu đã từng có, đâu là 3 tính từ mà khách hàng đã dùng để miêu tả về cách bán hàng của bạn?
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các tính từ mà thật sự các khách hàng đã để lại cho bạn trong quá trình làm việc của bạn, còn nếu như không thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các tính từ mà sếp hay đồng nghiệp ở công ty đã dùng để miêu tả về bạn. Ví dụ, bạn có thể nói 3 tính từ đó là chăm chỉ, nhiệt tình và vui tính. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra tình huống cụ thể khi mà họ nhận xét về bạn.
10. Bạn nghĩ làm thế nào để bạn vẫn có thể niềm nở đón chào khách hàng, kể cả ngày đó không được vui?
Ở câu hỏi này, bạn cần thể hiện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn cũng như là tách bách cuộc sống bên ngoài với công việc nhân viên kinh doanh của bạn. Bạn cần lưu ý rằng, việc luôn giữ được nụ cười trên gương mặt là một điều bạn phải làm khi đảm đương công việc này.
11. Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng của công ty?
Có rất nhiều lý do để bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng của công ty, và bạn có thể sử dụng như là chế độ đãi ngộ của công ty tốt, văn hoá công ty phù hợp hay là dễ thăng tiến trong quá trình làm việc tại công ty.
12. Nếu được chỉ ra một khuyết điểm trong quá trình bán hàng của công ty thì bạn nghĩ đó là gì, và nếu có thì bạn đề xuất khắc phục nó như thế nào?
Với câu hỏi này, các nhà tuyển dụng muốn kiểm tra rằng bạn đã bỏ thời gian ra tìm hiểu về quy trình làm việc ở công ty hay chưa. Ngoài ra, đây là không gian để bạn thể hiện khả năng sáng tạo của bạn thân. Lưu ý, việc chỉ ra các khuyết điểm này nên là câu trả lời mang tính chất đóng góp cho doanh nghiệp, tránh sử dụng các từ mang tính chỉ trích, gây mất thiện cảm trong mắt của các nhà tuyển dụng.
13. Nếu như bạn được nhận vào vị trí này thì trong tháng đầu tiên làm việc, bạn nghĩ mình sẽ làm gì?
Bạn hãy thể hiện được kế hoạch của bạn trong 1 tháng đầu làm việc tại công ty, và chú ý thể hiện rằng mình là một con người sẵn sàng học hỏi thêm các nghiệp vụ mới trong công việc. Và bạn cũng nên đặt ra các mốc thời gian nhất định trong 1 tháng đầu đó rằng bạn sẽ đạt được thành tựu gì.
14. Trong một đội ngũ bán hàng thì bạn nghĩ yếu tố hợp tác lẫn nhau có quan trọng hay không?
Bạn cần xem xét rằng văn hoá của công ty là như thế nào trước khi trả lời câu hỏi này. Ví dụ như nếu việc hợp tác giữa các nhân viên kinh doanh với nhau là việc cần thiết trong công ty thì bạn nên đánh giá cao vai trò của việc làm việc nhóm lên một bậc.
15. Theo bạn, truyền thông xã hội có vai trò gì trong việc thúc đẩy quá trình bán hàng của bạn?
Với câu hỏi này, doanh nghiệp cần biết bạn có kinh nghiệm gì liên quan đến việc tiếp cận với khách hàng thông qua truyền thông xã hội hay chưa. Các doanh nghiệp sẽ đánh giá cao những bạn có tầm nhìn tốt về việc sử dụng truyền thông xã hội, nhất là trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay.
IV. Tham khảo cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Dưới đây là một số câu hỏi dành cho các nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh có thể tham khảo thêm trước khi tổ chức các buổi phỏng vấn cho các ứng viên. Tuỳ vào văn hoá của doanh nghiệp và các ứng viên tham gia mà bạn hãy linh hoạt lựa chọn các câu hỏi dưới đây nhé!
Câu 1: Theo bạn thì chu trình sales dài và chu trình sales ngắn có gì giống và khác nhau?
Câu 2: Theo bạn, đâu là thời điểm để bạn ngừng theo đổi một khách hàng?
Câu 3: Kể cả những ngày không vui, làm thể nào để bạn có thể giữ được nụ cười tươi tắn khi làm việc với khách hàng?
Câu 4: Bạn hãy kể về một lần bạn từng bị khách hàng từ chối, nếu có.
Câu 5: Trong quá trình bạn làm việc, bạn từng gặp khó khăn, rủi ro hay chưa? Nếu có, làm sao để bạn khắc phục được chúng?
Câu 6: Bạn hãy kể về một lần bị khách hàng tiềm năng từ chối, nếu có. Trong trường hợp đó, bạn nghĩ là do lý do gì, và bạn nhận được bài học gì từ trải nghiệm đó?
Câu 7: Ngoài những kì vọng của vị trị này đề ra, bạn nghĩ còn những gì khác nữa?
Câu 8: Nếu để bạn xây dựng một công ty trong tương lai thì bạn sẽ làm những gì?
Câu 9: Đối với các khách hàng tiềm năng, theo bạn đâu là cách tốt để xây dựng mối quan hệ với họ?
Câu 10: Bạn hãy trình bày về một chu trình bán hàng một cách chi tiết.
Câu 11: Nếu như bạn từng làm việc với khách hàng thông qua điện thoại, bạn hãy kể về một lần gặp khó khăn khi làm việc như vậy, và làm thể nào để bạn giải quyết tình huống đó?
Câu 12: Nếu được chọn thì bạn chọn khách hàng không hài lòng hay là không đạt KPI hàng tháng?
Câu 13: Điều gì là bạn ít yêu thích nhất trong chu trình bán hàng?
Câu 14: Động lực của bạn khi đến với công việc nhân viên bán hàng là gì?
Câu 15: Theo bạn, mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng của bạn trong tương lai là gì?
Câu 16: Để đạt được doanh số, bạn nghĩ mình cần làm những gì?
Câu 17: Góc nhìn của bạn về việc hợp tác trong một nhóm làm sales là như thế nào?
Câu 18: Nếu được chọn thì đâu là nhóm khách hàng mà bạn đang hướng đến, và giải thích tại sao?
Câu 19: Bạn hãy mô tả về văn hoá của doanh nghiệp trước đây mà bạn từng làm việc.
Câu 20: Theo bạn, đâu là các phẩm chất mà một nhân viên kinh doanh cần phải có để trở thành một nhân viên kinh doanh tốt?
Xem thêm:
– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
– 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn
– Tổng hợp những câu trả lời phỏng vấn xin việc hay nhất
Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích về bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp. Nếu thấy hay, bạn hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết này rộng rãi nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.