Bạn đang theo dõi bài viết Cách tạo bảng đánh giá nhân viên bảo vệ hiệu quả, chính xác tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Với một công ty, bảo vệ là một trong những người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, ấn tượng đầu tiên để lại trong khách hàng chính là bảo vệ. Vậy đâu là những tiêu chí để đánh giá dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ trình bày những tiêu chí và cách tạo bảng đánh giá nhân viên bảo vệ chi tiết. Cùng chúng mình đọc tiếp nhé!
I. Tổng quan về bảng đánh giá nhân viên bảo vệ
Bảo vệ là người có công việc đặc thù trong hoạt động ngăn chặn việc xấu xảy ra với con người hay tài sản. Họ là người có trách nhiệm quản lý, giám sát tình hình an ninh của doanh nghiệp hay tổ chức, giữ trật tự an toàn và trông coi, quản lý tài sản của khách hàng. Những nhân viên bảo vệ sẽ trực tiếp đi tuần tra, chống trộm cắp, phá hoại và ngăn chặn các hoạt động diễn ra bất hợp pháp.
Bảng đánh giá là bảng tóm tắt các tiêu chí, tiêu chuẩn cần có của nhân viên bảo vệ về tác phong, văn hóa ứng xử nhân viên bảo vệ, bảng đánh giá để biết nhân viên có tuân thủ các nội quy trong quá trình làm việc không?
Nhờ có bảng đánh giá nhân viên bảo vệ mà doanh nghiệp biết được những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm mà nhân viên bảo vệ đã rèn luyện được. Những điểm chưa tốt để tiến hành khắc phục và áp dụng quy trình đào tạo nhân viên bảo vệ hiệu quả.
II. Tiêu chí đánh giá nhân viên bảo vệ
Kỹ năng giải quyết vấn đề: được thể hiện qua cách nhân viên bảo vệ xử lý tình huống khi khách hàng lấy và gửi xe, điều phối xe vào ra để không bị tắc nghẽn, trường hợp mất cắp tài sản giải quyết sao cho ổn,…
Tác phong làm việc: đánh giá dựa trên sự nghiêm túc về tuân thủ quy định giờ làm hành chính, quy định về tăng ca, quy định tác phong, trang phục của nhân viên bảo vệ có gọn gàng không.
Chất lượng công việc: được đánh giá qua các yếu tố liên quan đến khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của nhân viên bảo vệ với thang điểm được xếp theo mức từ: Rất tốt -> Tốt -> Đạt -> Chưa đạt.
Kinh nghiệm làm việc: ngoài số năm làm việc ra thì tiêu chí này còn được thể hiện qua các kỹ năng nhân viên trau dồi được trong quá trình làm việc, tích lũy và học hỏi.
Thái độ làm việc: ngoài trình độ chuyên môn ra, thì nhân viên bảo vệ được đánh giá qua thái độ có sự nghiêm túc trong công việc không? Có kiêu ngạo không? Bởi lẽ kiến thức, kinh nghiệm chưa có sẽ dễ trau dồi hơn khi nhân viên có một tâm thế tốt, thái độ tích cực. Tiêu chí này được thể hiện qua: tính trung thực, sự cẩn trọng, tỉ mỉ, tính tự giác, ham học hỏi, tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng, chuyên cần giờ giấc.
Ứng xử trong doanh nghiệp: được thể hiện qua các mối quan hệ cơ bản: đối với bản thân; đối với đồng nghiệp; quan hệ đặc biệt gồm giữa nhân viên với cấp trưởng phòng nói chung và sự năng động, nhiệt tình, trung thực, cộng tác trong phòng ban.
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân viên bảo vệ có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Bảo vệ Bách Hóa Xanh
– Bảo Vệ Điện Máy Xanh
– Nhân viên bảo vệ siêu thị AVA (AVAkids, AVASport)
– Nhân viên An Ninh tòa nhà MWG
III. Cách tạo bảng đánh giá nhân viên bảo vệ hiệu quả, chính xác
1. Khi nào cần đánh giá nhân viên bảo vệ
Khi kết thúc thời gian thử việc: sau thời gian thử việc kéo dài từ 2-6 tháng nhân viên bảo vệ được xét xem đánh giá để quyết định có nhận nhân viên đó vào làm việc chính thức hay không?
Đánh giá định kỳ: nhằm mục đích làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật…
Đánh giá để xét tăng lương: với những nhân viên làm tốt sẽ được tăng lương.
Khi hết hạn hợp đồng làm việc: đưa ra quyết định có tái ký hợp đồng với nhân viên bảo vệ đó không? Ngoài hợp đồng làm việc, nhân viên bảo vệ cũng cần tìm hiểu thêm về hợp đồng 68 để đảm bảo quyền lợi của mình.
2. Các nội dung cần có trong bảng đánh giá
Sau khi tìm hiểu các tiêu chí thì đây là các nội dung cần có cho một bài đánh giá. Lưu ý bản đánh giá trước khi xây dựng nên được thực hiện hai chiều, rõ ràng, mang tính khách quan và linh hoạt.
Thời gian đánh giá: gồm quý mấy năm mấy. nhằm mục đích sao lưu cho những lần đánh giá sau để biết tình hình qua các quý nhân viên bảo vệ có được cải thiện không?
Thông tin người được đánh giá: gồm tên, vị trí, phòng ban, số điện thoại của nhân viên đó để liên hệ khi cần xác thực hay hỗ trợ thêm.
Đánh giá tinh thần trách nhiệm: gồm có yếu tố như sự chịu trách nhiệm điểm danh nhân viên toàn công ty mang tính chính xác trung thực; bảo quản sân, sảnh công ty luôn sạch sẽ; xử lý kịp thời công tác liên quan đến bảo vệ; chịu trách nhiệm trật tự ngăn nắp xe cộ công; quản lý kho dụng cụ tại công ty (tránh thất thoát). Nhằm biết nhân viên có đang nhiệt huyết và vào luồng công việc chưa?
Đánh giá văn hóa làm việc: thể hiện qua mối quan hệ của bản thân nhân viên bảo vệ, của nhân viên bảo vệ với đồng nghiệp và khách hàng. Từ đó biết họ có nắm được văn hóa doanh nghiệp chưa, có khó khăn trong việc kết nối với mọi người không để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Đánh giá việc tuân thủ nội quy: thông qua các chỉ tiêu về giờ giấc trang phục để biết nhân viên đó có làm đúng nội quy, và có thái độ nghiêm túc chưa nhằm xem xét ra nội quy sát xao hơn hay điều tiết giảm bớt hơn.
Tổng điểm đánh giá: thông thường sẽ có các mức như sau
95 -> 100 ĐIỂM: (LOẠI A)
86 -> 94 ĐIỂM: (LỌAI B)
76 -> 85 ĐIỂM: (LỌAI C)
66 -> 75 ĐIỂM: (LOẠI D)
65 ĐIỂM TRỞ XUỐNG: (LOẠI E)
Xếp loại: xuất sắc tốt, giỏi,…
Thông tin người đánh giá: thường phiếu gồm trưởng phòng, nhân sự bộ phận và phó giám đốc, một số trường hợp làm online thì có thể điều chỉnh lại phù hợp.
3. Mục tiêu đánh giá
Bảng đánh giá nhân viên bảo vệ nhằm xác định nhân viên có đang làm tốt không để có sự điều chỉnh đào tạo, chính sách khen thưởng kỷ luật nếu cần và xét xem có tiếp tục ký hợp đồng duy trì với nhân viên đó hay không?
4. Các bước tạo bảng đánh giá
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Xác định mục tiêu cụ thể là muốn đánh giá tổng quan hiệu suất làm việc của nhân viên bảo vệ, hay để đào tạo, khen thưởng. Mục đích càng cụ thể thì các tiêu chí được thể hiện cũng như các bước làm mẫu đánh giá sẽ được hình dung rõ hơn, không bị xa rời mục tiêu.
Bước 2: Xác định đối tượng đánh giá
Xác định rõ đối tượng riêng cho từng bảng đánh giá giúp bạn dễ dàng xây dựng các tiêu chí đánh giá cho đối tượng đó đặc biệt là ngành đặc thù như bảo vệ.
Bước 3: Xây dựng mẫu đánh giá
Một mẫu đánh giá nhất quán, cụ thể sẽ giúp bạn làm việc nhanh chóng hơn giúp bảo vệ lợi ích của nhân viên và bảo vệ các quyết định của bạn khỏi trách nhiệm pháp lý. Một cách để đảm bảo tính nhất quán là sử dụng mẫu đánh giá tiêu chuẩn cho mỗi lần đánh giá. Đối với hầu hết nhân viên, các yếu tố cần được đưa vào biểu mẫu đánh giá thành tích là kiến thức, kỹ năng, năng suất, chất lượng, thói quen và thái độ làm việc. Trong mỗi lĩnh vực, người thẩm định cần có nhiều loại đáp án để nhân viên lựa chọn thường là thang điểm 5 (ví dụ: thấp hơn nhiều so với yêu cầu, dưới yêu cầu, đáp ứng yêu cầu, vượt quá yêu cầu, vượt xa yêu cầu đối với bảo vệ chuyên nghiệp).
Bước 4: Đưa ra chỉ tiêu đánh giá
Việc đưa ra các chỉ tiêu theo số lượng giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức. Khi đã xác định cụ thể, chỉ cần nhìn vào dữ liệu thì mọi kết quả đều có thể được biểu hiện rõ ràng. Các số liệu này dựa trên mô tả công việc của nhân viên, tùy theo vị trí, cấp bậc khác nhau mà yêu cầu năng suất và chất lượng sẽ khác nhau.
Bước 5: Đưa ra nguyên tắc kiểm tra các đánh giá
Nhằm đưa ra góc nhìn khách quan thì các nguyên tắc kiểm tra đánh giá cần đảm bảo
Không nên nhận xét theo cảm tính: Chỉ tập trung vào điểm mạnh mà không nhân xét các điểm yếu của nhân viên.
Khi góp ý về khuyết điểm cần chỉ ra hướng cải thiện cho nhân viên, cũng như là đảm bảo hỗ trợ như thế nào?
Sau khi đánh giá nên khuyến khích nhân viên bày tỏ ý kiến, quan điểm của họ, họ có đồng tình hay không, có đề xuất gì hay không?
Bước 6: Đề xuất chính sách thưởng phạt phù hợp
Chính sách thưởng phạt nên thể hiện cụ thể, liệt kê rõ ràng để đội ngũ nhân sự thực hiện theo. Nhờ có bước này mà người lập bảng đánh giá có phương hướng cải thiện năng suất cũng như khen thưởng đúng người đúng việc. Mặt khác khi có dấu hiệu cải thiện cần phải cảnh báo, kiểm điểm bằng lời nói, kiểm điểm văn bản, chấm dứt hợp đồng.
IV. Tham khảo mẫu đánh giá nhân viên bảo vệ
– Mẫu đánh giá nhân viên bảo vệ 1
– Mẫu đánh giá nhân viên bảo vệ 2
– Mẫu đánh giá nhân viên bảo vệ 3
Xem thêm:
– Quy định về nhân viên bảo vệ: Tiêu chuẩn nghiệp vụ và kỹ năng
– Tìm hiểu hệ số và cách tính lương bảo vệ chuẩn, mới nhất
– Nhân viên an ninh là gì? Cách phân biệt với nhân viên bảo vệ
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách tạo bảng đánh giá nhân viên bảo vệ hiệu quả, chính xác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách tạo bảng đánh giá nhân viên bảo vệ hiệu quả, chính xác do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.