Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết CV nhân viên bán hàng: Mẫu CV chuẩn và lỗi cần tránh tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Để có thể tìm được một công việc nhân viên bán hàng ưng ý, với một mức đãi ngộ hợp lý thì đầu tiên bạn cần có một CV nhân viên bán hàng thật bắt mắt. Do đó, bài viết này sẽ hỗ trợ bạn bằng cách đưa ra một số hướng dẫn để có được một chiếc CV tốt, đồng thời là cung cấp một số mẫu CV bắt mắt và chỉ ra một số lỗi mà bạn nên tránh.
I. Khái quát chung về CV nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là người trực tiếp đại diện cho công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thương thảo, tư vấn nhằm bán sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng. Và hiện nay, việc làm nhân viên bán hàng không còn giới hạn bằng việc gặp mặt trực tiếp mà nay đã có thêm hình thức làm việc online.
Nhu cầu tuyển nhân viên bán hàng của các công ty là khá là cao, và đặc thù của ngành nghề này là không cần các ứng viên có trình độ học vấn cao, thay vào đó thì sẽ chú trọng về mặt kinh nghiệm nhiều hơn.
Bởi vậy, trong CV nhân viên bán hàng của bạn nên đề cao các kinh nghiệm bán hàng mà bạn từng có, hoặc các kỹ năng mềm mà bạn sở hữu được. Và lưu ý, bạn không nên sử dụng nhiều lần 1 CV cho nhiều vị trí ở các công ty khác nhau, thay vào đó, bạn hãy chủ động chỉnh sửa một ít sao cho phù hợp cho từng doanh nghiệp nhé!
Tìm việc làm, tuyển dụng nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Chuyên viên Phát Triển Tổ Chức OD
– Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin
II. Cách viết CV xin việc nhân viên bán hàng
1. Điền đầy đủ thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân là danh mục cốt yếu của một CV nhân viên bán hàng, và thông thường thông tin này sẽ nằm ở một khu vực tách biệt so với toàn bộ nội dung của CV. Cụ thể, phần thông tin cá nhân sẽ gồm các thông tin như dưới đây.
Thứ nhất là thông tin về họ và tên của bạn. Trong trường hợp bạn ứng tuyển vào các công ty nước ngoài thì bạn có thể cân nhắc đính kèm tên ngoại quốc của mình phía sau tên thật để tiện giao tiếp trong công ty. Chẳng hạn, bạn có thể điền là Nguyễn Thị Kim Dung (Keisha).
Thứ hai là các thông tin như địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email hay các mạng xã hội để trong trường hợp bạn được bước vào vòng phỏng vấn, tuyển dụng viên sẽ có thể liên lạc được với bạn.
Thứ ba là hình ảnh đại diện trên CV. Đối với công việc là nhân viên bán hàng thì ảnh đại diện trên CV nên là những hình ảnh tươi tắn, tràn đầy năng lượng. Một mẹo để làm cho bức ảnh trở nên có hồn hơn đó là bạn hãy mỉm cười nhẹ khi chụp hình nhé!
Cuối cùng là thông tin về vị trí công việc, và hãy để đúng chính xác như cách mà công ty có miêu tả trong phần mô tả công việc.
2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Trong CV nhân viên bán hàng của bạn nên thể hiện rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Chi tiết ở phần này, bạn cần cho doanh nghiệp thấy bạn đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng gì của công ty, đồng thời bạn sẽ phát triển được gì sau khoảng thời gian làm việc tại công ty. Bạn hoàn toàn có thể đề cập đến mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn đối với ngành này.
Dưới đây là một ví dụ khi viết về mục tiêu nghề nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm.
Ngắn hạn: Chốt được 10 đơn hàng với trị giá khoảng 10 triệu/1 đơn, trong vòng 1 tháng.
Dài hạn: Sau 3 năm làm việc lên được chức quản lý.
[Xem thêm]: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp bán hàng trong CV thu hút nhất
3. Tóm tắt trình độ học vấn
Mặc dù học vấn không phải là yếu tố cốt yếu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV nhân viên bán hàng, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đề cập đến trong CV của mình. Mức trình độ học vấn là mức cao nhất mà bạn đã đạt được, ví dụ như là tốt nghiệp THPT hay tốt nghiệp bằng cử nhân.
Bạn có thể tham khảo thêm một gợi ý dưới đây khi tóm tắt về trình độ học vấn của bản thân.
– Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
– Ngành: Quản trị kinh doanh
– Xếp loại: Khá
– GPA: 3.1
4. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc
– Những người chưa có kinh nghiệm, hoặc sinh viên mới ra trường
Đối với các bạn mới ra trường, hoặc chưa có kinh nghiệm khi làm việc, bạn có thể đề cập đến các thành tích hay kinh nghiệm làm việc liên quan mà bạn đạt được trong quá trình tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, hoặc bạn cũng có thể đề cập đến các kinh nghiệm làm việc bên ngoài part time như là bán hàng online hay tư vấn khách hàng.
Trong trường hợp bạn hoàn toàn không có một kinh nghiệm nào để đề cập, bạn hãy thể hiện một số kỹ năng mềm bên ngoài, hoặc thể hiện được thiện chí muốn học hỏi nghiệp vụ công việc bán hàng trong CV của mình. Hầu như các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng để đào tạo cho bạn.
Một ví dụ mà bạn có thể tham khảo khi viết về kinh nghiệm làm việc của mình
Công ty TNHH AAA, Nhân viên tư vấn bán hàng part time (06/2021 – Hiện nay)
– Tư vấn, giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng
– Đạt được 5 đơn trong vòng 1 tháng (giá trị 1 đơn trung bình là 5 triệu)
– Mở rộng được mối quan hệ xung quanh
Xem thêm: Cách viết CV cho sinh viên chưa tốt nghiệp chuẩn, ấn tượng mạnh
– Những người đã có kinh nghiệm
Đối với các bạn đã từng có kinh nghiệm làm nhân viên bán hàng ở các doanh nghiệp khác nhau thì bạn đừng ngần ngại đưa các thông tin này vào trong CV nhân viên bán hàng của mình bởi đây là tiêu chí chính là các doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn các ứng viên. Thông thường, số lượng kinh nghiệm việc làm được điền vào phân mục này là khoảng từ 3 – 5, và thường chiếm diện tích lớn nhất và nổi bật nhất trong CV của bạn.
Gợi ý dành cho bạn khi chia sẻ kinh nghiệm làm việc đối với các bạn từng làm việc tại vị trí nhân viên bán hàng.
Công ty TNHH AAA, Nhân viên tư vấn bán hàng full time (01/2020 – Hiện nay)
– Tư vấn sản phẩm cho khách hàng
– Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
– Đạt và vượt 10% KPI do công ty đề ra
– Phát triển được khả năng giao tiếp, tư vấn khách hàng và khả năng xử lý vấn đề
5. Lựa chọn kỹ năng mềm phù hợp
Như đã đề cập ở trên, kỹ năng mềm là một trong những yếu tố chính yếu mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận để tuyển chọn ứng viên thích hợp. Bạn cần cân nhắc xem đâu là những kỹ năng mềm mà bạn nghĩ là cần đưa vào CV nhân viên bán hàng, để chứng minh rằng bản thân có khả năng trong việc mang lại nguồn doanh thu cho công ty.
Một số kỹ năng mềm mà bạn có thể cân nhắc để đưa vào trong CV của mình đó là kỹ năng tư vấn khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng chốt đơn hay là kỹ năng tương tác và thuyết trình.
Xem thêm: 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
6. Liệt kê những thành tích đạt được
Nếu như bạn có những thành tích đạt được có liên quan đến việc bán hàng thì hãy đính kèm chúng vào trong CV của bạn nhé. Thành tích có thể là việc đạt Top nhân viên bán hàng tốt nhất tháng, hay đơn giản chỉ là có được chiến thuật bán hàng tốt trong hội chợ diễn ra trong trường đại học, và đạt được mức doanh thu là 5 triệu trong 1 ngày chẳng hạn.
7. Mô tả qua về sở thích, tính cách nổi bật
Đây là danh mục mà bạn có thể thỏa sức ghi các thông tin về sở thích và tính cách của bạn vào mà không sợ phải tuân theo một khuôn khổ nào cả. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn các ứng viên có các sở thích mang tính hướng ngoại hơn là hướng nội, nhất là đối với nhân viên bán hàng.
Bạn có thể viết rằng sở thích của mình là thích đi du lịch, mua sắm và chụp ảnh, và tính cách của bản thân là hòa động, hoạt bát, thân thiện và dễ hòa nhập.
III. Những lưu ý khi thiết kế CV nhân viên bán hàng
– Tham khảo kỹ bản mô tả công việc: Để có thể có được một chiếc CV chất lượng thì việc đầu tiên và bắt buộc bạn phải làm đó là đọc kỹ những thông tin được đề cập bên trong bản mô tả công việc (Job Description). Chỉ khi bạn nắm rõ được các thông tin này, việc bổ sung kinh nghiệm hay kỹ năng mềm mới trở nên phù hợp, từ đó tăng xác suất bạn có được vị trí mà bạn mong muốn.
– Con số định lượng để chứng minh thành tích: Khi nói về các kinh nghiệm làm việc hay là thành tích của bạn thân, đừng chỉ nói chung chung mà hãy đính kèm thêm các thông tin là các con số để làm dẫn chứng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá được năng lực của bạn đến đâu, thay vì có một góc nhìn rất mơ hồ về bạn.
– Thể hiện nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng làm việc: Ngành bán hàng thường sẽ ưu tiên các bạn có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc, thế nên, nắm bắt được điều đó, bạn hãy dành một ít ưu ái cho phần này. Thông thường, các ứng viên sẽ lựa chọn vị trí phía trên của CV nhân viên bán hàng để thể hiện khả năng của mình với tuyển dụng viên.
– Sử dụng từ khóa liên quan đến ngành nghề: Việc sử dụng các keyword có liên quan đến ngành nghề sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt doanh nghiệp bởi điều này chứng tỏ bạn đã có một nền tảng nào đó về việc bán hàng, đồng thời cũng là một cách hay để minh chứng những thông tin liên quan đến kinh nghiệm, thành thích mà bạn đã đề cập ở phía trên của CV.
– Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí công việc: Bởi vì công việc nhân viên bán hàng có một số đặc tính nhất định, chẳng hạn như là thân thiện, cởi mở, hay là có những kỹ năng liên quan đến khả năng bán hàng, thế nên, hãy tìm cách để tôn điểm các nội dung này, giúp nhà tuyển dụng chắc chắn rằng bạn là nhân tố phù hợp mà công ty đang tìm kiếm.
– Không trình bày dài dòng, lan man, thiếu tập trung: Việc trình bày thông tin lan man, thiếu tập trung sẽ làm cho CV nhân viên bán hàng của bạn trở nên nhàm chán, thậm chí là các nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua CV của bạn trong vòng vài giây bởi vì họ còn rất nhiều CV khác mà họ cần xem xét. Do đó, luôn đặt tiêu chí ngắn gọn, xúc tích lên hàng đầu nhé!
– Đảm bảo thông tin, minh chứng cung cấp là trung thực: Khi đưa các thông tin hay minh chứng vào trong CV của bạn, bạn cần đảm bảo rất tất cả thông tin đó đều là sự thật, bởi kể cả bạn có tìm cách giấu nó đến đâu đi chăng nữa thì công ty cũng sẽ sớm nhận ra là bạn không có khả năng như là CV của bạn đã đề cập, khi đó thì sẽ tốn cả thời gian cho cả hai bên.
– Chú ý đến màu sắc khi thiết kế CV xin việc online: Bởi vì đây là một công việc đòi hỏi nhân viên luôn trong tình trạng tràn đầy năng lượng, do đó CV của họ cũng phải mang một tinh thần như vậy. Các màu sắc tươi tắn, rực rỡ có thể sử dụng để đưa vào trong CV, tuy nhiên vẫn cần phải tiết chế để đạt được độ thẩm mỹ nhất định. Nếu như không có mắt thẩm mỹ tốt, bạn có thể nhờ đến người khác hoặc tham khảo một số mẫu CV ở phần sau.
– Tối ưu độ dài, hình thức và bố cục của CV xin việc: Trung bình, một chiếc CV tốt sẽ có độ dài ở mức độ là từ 1 – 2 trang, tuỳ vào các nội dung về kinh nghiệm làm việc, thành tích và kỹ năng mềm của bản thân. Đồng thời, bản thân bạn cũng cần xác định xem đâu là nội dung chính yếu, từ đó sắp xếp đưa các nội dung đó lên trên phía đầu của CV nhân viên bán hàng.
– Kiểm tra thật kỹ chính tả trước khi gửi cho nhà tuyển dụng: Bởi vì nội dung có trong CV nhân viên bán hàng khá ngắn, do vậy các lỗi chính tả rất dễ bị tìm thấy khi được nhìn lướt qua. Do đó, hãy cẩn thận và kiểm tra CV của mình trước khi nhấn nút gửi, đồng thời cũng cần kiểm tra lại nội dung email đính kèm, tránh tình trạng chỉ điền vài chữ vào trong email gửi cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách gửi CV qua email thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
IV. Tham khảo một số mẫu CV xin việc nhân viên bán hàng
1. Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Việt
– Mẫu CV nhân viên bán hàng 1
– Mẫu CV nhân viên bán hàng 2
– Mẫu CV nhân viên bán hàng 3
– Mẫu CV nhân viên bán hàng 4
– Mẫu CV nhân viên bán hàng 5
2. Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh
– Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh 1
– Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh 2
– Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh 3
– Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh 4
– Mẫu CV nhân viên bán hàng tiếng Anh 5
Xem thêm:
– Mô tả công việc nhân viên bán hàng và mức lương hiện nay
– Những yêu cầu của nhân viên bán hàng cần biết cho người mới bắt đầu
–Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và cách trả lời hay
Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn có được góc nhìn tổng quan về cách viết CV nhân viên bán hàng. Nếu thấy hữu ích, bạn hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết một cách rộng rãi nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết CV nhân viên bán hàng: Mẫu CV chuẩn và lỗi cần tránh do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.