Cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp

Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Để thu hút và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, điều đầu tiên mà bạn cần chăm chút chính là CV xin việc của mình. Hãy cùng theo dõi bài viết này để tham khảo một số cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp, đảm bảo có thể chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính nhé!

Cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp

I. Thông tin phải có trong CV nhân viên tuyển dụng

Thông tin phải có trong CV nhân viên tuyển dụng

Là một nhân viên tuyển dụng, bạn có vai trò tuyển dụng nhân viên. Cụ thể là tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng từ các phòng ban trong công ty, lên tin tuyển dụng, sử dụng các kênh tuyển dụng nhằm thu hút, tạo nguồn ứng viên, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn và quản lý hồ sơ ứng viên, thực hiện các công tác thuyên chuyển công việc, thăng cấp,… Để có thể hoàn thành tốt yêu cầu của công việc, người nhân viên tuyển dụng cần giỏi ứng biến, thích làm việc với con người, thân thiện, hòa đồng, luôn sẵn sàng sẻ chia, cởi mở với mọi người,… Những tính cách này nhằm tạo cho ứng viên cũng như đồng nghiệp cảm giác gần gũi, hòa nhã khi làm việc chung.

Để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, bạn cần cho họ thấy rằng bạn là một ứng cử viên tiềm năng, phù hợp với yêu cầu công việc và có những kỹ năng, phẩm chất mà một nhân viên tuyển dụng cần có. Muốn làm được vậy, bạn có thể làm nổi bật CV của mình bằng cách nêu lên những kinh nghiệm làm việc trong quá khứ cũng như một số kỹ năng mềm mà bản thân sở hữu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

Việc làm hành chính nhân sự có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên Tuyển dụng

II. Cách viết CV xin việc nhân viên tuyển dụng chi tiết

Cách viết CV xin việc nhân viên tuyển dụng chi tiết

1. Giới thiệu thông tin cá nhân

Mục đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là phần thông tin cá nhân. Bạn cần điền chính xác thông tin và phương thức liên lạc như họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ nhà ở, số điện thoại, email,… của mình để nhà tuyển dụng có thể liên hệ nếu hồ sơ của bạn trúng tuyển vào vòng sau.

Bạn có thể tham khảo một ví dụ về cách viết mục thông tin cá nhân trong CV nhân viên tuyển dụng:

– Họ và tên: Nguyễn Văn A

– Sinh ngày: 28/10/1993

– Địa chỉ: 1 Võ Thị Sáu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

– Số điện thoại: 0123456789

– Địa chỉ email: abc@thegioididong.com

2. Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Một phần khác quan trọng không kém trong CV xin việc chính là mục tiêu nghề nghiệp. Phần này sẽ giúp bạn thể hiện một cách tổng quan về định hướng của bản thân trong tương lai. Thêm vào đó, thông tin này còn để nhằm đánh giá mức độ phù hợp, gắn kết giữa mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên với mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Trong phần mục tiêu nghề nghiệp, thông thường bạn nên xác định cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những gì bạn đề ra và mong muốn đạt được trong khoảng thời gian 2-3 năm tới. Mục tiêu dài hạn sẽ thể hiện mong muốn đồng hành cùng công ty cũng như nhu cầu thăng tiến của bản thân.

– Mục tiêu ngắn hạn: Tôi muốn trở nên chuyên nghiệp hơn trong lĩnh vực nhân sự, tôi muốn nâng cao khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và các ứng viên,…

– Mục tiêu dài hạn: Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng nhân sự của công ty.

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV

3. Tóm tắt trình độ học vấn

Một bản CV xin việc sẽ không thể thiếu mục tóm tắt trình độ học vấn của bản thân. Đây chính là lợi thế khi bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết về trình độ học vấn cũng như những kỹ năng chuyên ngành của mình. Trong mục này, bạn có thể trình bày tên trường đại học, ngành học, tốt nghiệp đạt loại gì, GPA bao nhiêu, các bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đạt được như tin học, ngoại ngữ,…

Một ví dụ về cách trình bày trình độ học vấn mà bạn có thể tham khảo:

– Đại học UEH (8/2018 – 3/2022)

– Ngành Kinh doanh quốc tế

– GPA: 3.6

– Xếp loại: Giỏi.

4. Thể hiện kinh nghiệm làm việc nổi bật

Một lợi thế giúp bạn có thể thuận lợi vượt qua vòng CV chính là những kinh nghiệm làm việc ở quá khứ. Với những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng, bạn có thể liệt kê những kinh nghiệm từng có được ở các câu lạc bộ trường học hay các hoạt động ngoại khoá. Ví dụ như:

– Câu lạc bộ Marketing (2/2020 – 3/2021)

– Vị trí: Trưởng ban Nhân sự.

– Kinh nghiệm: Phỏng vấn các ứng viên trong đợt tuyển CTV khóa 12 của câu lạc bộ.

Đối với những ai đã có kinh nghiệm làm việc, bạn cần nêu rõ tên công ty, thời gian làm việc và vị trí. Bạn nên ưu tiên liệt kê các công việc có liên quan đến ngành mà mình ứng tuyển và liệt kê theo thời gian từ gần nhất đến xa nhất. Ví dụ:

– Công ty ABC (9/2018 – 3/2022)

– Vị trí: Nhân viên phòng Hành chính – Nhân sự

– Kinh nghiệm:

+ Lập thông báo tuyển dụng, liên hệ các trung tâm việc làm để thông báo tuyển dụng.

+ Quản lý hồ sơ, lý lịch của CBCNV toàn công ty.

+ Quản lý hồ sơ CNV nghỉ việc.

+ Tiếp nhận các loại công văn vào sổ công văn đến.

5. Liệt kê những kỹ năng tuyển dụng

Là một nhân viên tuyển dụng, bạn cần sở hữu nhiều kỹ năng mềm để linh hoạt khi thảo luận với ứng viên cũng như làm việc được hiệu quả. Trong CV, bạn có thể liệt kê một số kỹ năng mềm mà mình sở hữu để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu những người xung quanh trong môi trường làm việc cũng như cuộc sống,…

6. Chứng chỉ chuyên môn (nếu có)

Để những kỹ năng cũng như học vấn của bạn trở nên thu hút trong mắt nhà tuyển dụng hơn thì việc sở hữu một số loại chứng chỉ sẽ là lợi thế không hề nhỏ. Đối với ngành nhân sự, bạn có thể bổ sung một số loại chứng chỉ chuyên nghiệp như PHR (Professional in Human Resources) hoặc chứng nhận Chuyên gia cao cấp trong Nhân sự – SPHR (Senior Professional in Human Resources). Ngoài ra, bạn còn có thể cung cấp các chứng chỉ khác như tin học văn phòng (MOS, IC3,…) hoặc những chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC, SAT,…) để CV của mình thêm ấn tượng, thu hút.

7. Sở thích, tính cách liên quan đến công việc

Sở thích cũng sẽ đôi phần phác hoạ nên tính cách và đặc điểm của một người. Bạn có thể nêu lên một vài sở thích của mình có liên quan đến công việc để nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn sẽ là người nhân viên có những đặc điểm và phẩm chất mà họ đang cần tìm kiếm. Để ghi điểm ở phần này, bạn có thể liệt kê một số sở thích của bản thân như:

– Đọc sách, báo, tạp chí liên quan đến lĩnh vực kinh tế

– Giao lưu, kết thêm bạn mới

– Tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện

8. Hoạt động ngoại khoá

Để thu hút nhà tuyển dụng, bạn có thể liệt kê thêm một vài hoạt động ngoại khoá mà mình đã tham gia như các hoạt động tình nguyện, hỗ trợ người khó khăn,… Điều này sẽ càng làm nổi bật lên hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, nếu có thể, bạn nên để lại tên người tham chiếu trong CV của mình. Người tham chiếu chính là người đã từng là cấp trên của bạn như trưởng phòng, giám đốc,… hay những người có chuyên môn và uy tín ở nơi bạn đã từng công tác. Sau khi đọc CV, nhà tuyển dụng có thể liên hệ với người tham chiếu để xác minh một số thông tin mà họ cần xem có đúng sự thật hay không. Một điều cần lưu ý là bạn nên hỏi ý kiến người tham chiếu trước khi ghi tên họ vào CV của mình và cũng như ghi thật rõ ràng họ tên, cách thức liên lạc của họ vào CV.

III. Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng thu hút

Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng thu hút

1. Bộ CV nhân viên tuyển dụng tiếng Việt

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng 1

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng 2

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng 3

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng 4

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng 5

2. Bộ CV nhân viên tuyển dụng tiếng Anh

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng tiếng Anh 1

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng tiếng Anh 2

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng tiếng Anh 3

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng tiếng Anh 4

– Mẫu CV xin việc nhân viên tuyển dụng tiếng Anh 5

3. Bộ CV xin thực tập ngành tuyển dụng

– Mẫu CV thực tập sinh tuyển dụng 1

– Mẫu CV thực tập sinh tuyển dụng 2

– Mẫu CV thực tập sinh tuyển dụng 3

– Mẫu CV thực tập sinh tuyển dụng 4

– Mẫu CV thực tập sinh tuyển dụng 5

IV. Những lưu ý khi thiết kế CV xin việc nhân viên tuyển dụng

Những lưu ý khi thiết kế CV xin việc nhân viên tuyển dụng

– Tham khảo yêu cầu nhà tuyển dụng trong JD: Khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào, bạn cũng cần đọc kỹ, rõ ràng từng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong JD (bản mô tả công việc). Dựa vào yêu cầu của họ để xây dựng nên một chiếc CV phù hợp, đáp ứng đủ các yêu cầu sẽ giúp cơ hội vào vòng trong của bạn cao hơn.

– Chọn lọc và làm nổi bật thông tin quan trọng: Đôi khi, việc ghi quá nhiều thông tin vào CV chưa phải là một cách hay. Thay vì vậy, bạn nên chọn lọc những thông tin, đặc điểm có thể làm nổi bật bạn so với các ứng viên khác và bỏ vào CV xin việc.

– Đan xen các từ khóa, thuật ngữ ngành nhân sự: Để chứng minh mình là một người có kinh nghiệm cũng như đã tìm hiểu kỹ về ngành này, bạn nên đan xen một số từ ngữ thuộc ngành nhân sự khi diễn đạt trong CV, chẳng hạn như: biên chế, hợp đồng thử việc, từ chức, nhân viên thời vụ,…

– Thể hiện tối đa kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc: Bạn nên chú trọng vào các kỹ năng mềm và liệt kê nhiều kỹ năng mà mình sở hữu nhất có thể. Vì trong môi trường làm việc, kỹ năng cứng chỉ hỗ trợ bạn được một phần nhỏ. Phần còn lại giúp bạn thành công phụ thuộc rất lớn vào lượng kỹ năng mềm của bản thân.

– Hạn chế liệt kê quá nhiều thông tin không cần thiết: Bạn cần biết chắt lọc những thông tin cần thiết, nổi bật về bản thân, tránh ghi quá nhiều thông tin không liên quan. Nếu bạn ghi quá nhiều thông tin khác không liên quan đến công việc, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ bạn chỉ đơn thuần là một người đi “rải CV” chứ không chú tâm, nghiên cứu sâu về vị trí này.

– Trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Nhà tuyển dụng hiện nay có rất nhiều cách để đối chiếu những thông tin mà bạn đã liệt kê trong CV của mình. Vì thế, nếu không sở hữu một “CV đẹp” thì bạn vẫn nên ghi đúng với các thông tin thực tế. Không nên phóng đại, hoặc điền khống thông tin để tránh có hình ảnh xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

– Lựa chọn hình ảnh sắc nét, lịch sự khi thiết kế CV: Hình ảnh đôi khi cũng sẽ là một thứ giúp bạn tăng điểm thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn ảnh chính diện, rõ nét để đặt vào CV. Ngoài ra, bạn nên chọn một bức ảnh có màu sắc hài hoà với thiết kế chung của CV.

– Tối ưu độ dài, màu sắc và bố cục của CV xin việc: Một chiếc CV phù hợp sẽ có độ dài từ 1-2 trang A4, màu sắc phù hợp, không quá chói. Bạn có thể áp dụng màu logo của công ty mà mình ứng tuyển để sử dụng cho CV. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng ấn tượng hơn về bạn.

– Chú ý tiêu đề và định dạng file CV nhân viên tuyển dụng: Trong bài đăng tuyển dụng, hầu hết các công ty đều có mục lưu ý ứng viên về cách đặt tên file và kiểu định dạng CV là gì để dễ kiểm soát. Bạn cần chú ý các thông tin này để tránh sai sót, bị lạc mất file do làm không đúng yêu cầu.

– Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi CV ứng tuyển: Một điều mà bạn cần tránh chính là việc sai chính tả trong CV. Sai chính tả sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người hời hợt, không chăm chút cho CV của mình và sẽ khiến ấn tượng của họ về bạn sụt giảm đáng kể.

– Chỉnh sửa CV phù hợp từng vị trí nhân viên tuyển dụng: Tuỳ theo công ty mà bạn nộp đơn ứng tuyển làm trong lĩnh vực nào mà bạn cần đưa những thông tin liên quan vào CV. Ví dụ, trong mô tả công việc ghi rõ những công việc bạn cần làm là tuyển dụng cộng tác viên bán thời gian viết bài cho trang web của công ty. Bạn cần bổ sung thêm những kỹ năng như có hiểu biết cơ bản về viết lách, làm việc nhóm tốt,…

– Chuẩn bị thêm CV nhân viên tuyển dụng bằng tiếng Anh: Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra vô cùng nhanh chóng, việc người Việt nộp đơn xin việc cho một doanh nghiệp nước ngoài là điều khá phổ biến. Vì thế, để phù hợp hơn, bạn nên sử dụng CV bằng tiếng Anh để mở ra nhiều cơ hội cho bản thân. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp hiện nay do làm việc ở môi trường có người nước ngoài nên họ cũng sẽ yêu cầu bạn nộp CV tiếng Anh thay vì tiếng Việt.

Xem thêm:

– Cách viết CV ngành nhân sự thu hút – Mẫu CV và lưu ý cần tránh

– Hành chính Nhân sự là gì? Công việc của nhân viên hành chính nhân sự

– Ngành quản trị nhân sự – Khái niệm, vai trò và các vị trí công việc

Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích về cách viết CV nhân viên tuyển dụng. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết khác!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết CV nhân viên tuyển dụng đúng chuẩn, chuyên nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.