Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết CV xin việc ngành IT, CNTT đơn giản mà chuẩn nhất tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Công nghệ Thông tin(Information Technology) chưa bao giờ ngừng hot trong những năm gần đây, đặc biệt với các bạn trẻ phần vì cơ hội làm việc lớn, bất cứ công ty nào cũng cần bộ phận IT am hiểu, thành thạo để hỗ trợ chạy dự án, luôn tiếp cận được tri thức mới nhất, mức thu nhập cao ngay từ những năm đầu mới ra trường..
Song song với điều này cơ hội và thách thức trong ngành IT vẫn luôn là vấn đề mà các bạn trẻ quan tâm, làm sao để tạo ra được sự khác biệt, ứng tuyển vào được những tập đoàn mà mình mong muốn. Sau đây mình sẽ chia sẻ cùng bạn cách viết CV xin việc ngành IT, CNTT đơn giản mà chuẩn nhất.
I. Vai trò của CV IT
Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin Với các ngành nghề đa dạng không chỉ là chạy code, mà còn có rất đa dạng nghề, cụ thể:
Vì tính chất công việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp, đúng người đúng việc, công ty sẵn sàng bỏ ra những đãi ngộ xứng đáng cho bất cứ nhân viên nào có thể mang đến giá trị cho công ty. Đồng nghĩa với tạo ra được giá trị thì bản thân ứng viên cần phải thể hiện ra cho nhà tuyển dụng thấy được những việc mình đã làm được thông qua CV. CV của nhân viên IT – người am hiểu về xu hướng công nghệ thì trình bày những điểm khác biệt theo nguyên tắc KISS (Keep It Short and Simple) sẽ là cách bạn “Săn nhà tuyển dụng”
Nghe đơn giản vậy thôi bạn có thể nói mình biết rồi và dừng đọc bài viết ở đây. Nhưng nếu muốn biết cách viết CV chinh phục được cả những nhà tuyển dụng khó nhất thì bạn nên đọc hết bài này với những nội dung: Tóm tắt bản thân, trình bày kinh nghiệm bằng cấp theo nguyên tắc KISS, Kỹ năng sở thích, những lỗi sai cần tránh,…
Việc làm, tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm:
– Web Developer (ASP.NET MVC/.NET/ VueJS)
– Java Backend Developer
II. Cách viết CV xin việc IT chuẩn không cần chỉnh
1. Giới thiệu bản thân
Người ta nói “đầu xuôi thì đuôi lọt”. Ấn tượng đầu tiên chính là yếu tố để nhà tuyển dụng ghi nhớ bạn và phát hiện ra bạn giữa hàng loạt các ứng viên. Với phần này bạn nên trình bày ngắn gọn xúc tích từ 2-3 câu, không quá 6 dòng. Có thể chứa 3 từ khóa về tính cách của bạn, gợi mở cho nhà tuyển dụng biết bạn là một người như thế nào kinh nghiệm nổi bật, tâm đắc của bạn. Tuy nhiên hãy ngắn đủ để nhà tuyển dụng tò mò và đọc tiếp phần sau CV.
Giới thiệu bản thân giống bạn đang bán hàng, liệt kê một số thành tích sẽ là điều khiến bạn có điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tùy vào từng vị trí mà phần giới thiệu này sẽ khác nhau. Giới hạn số từ 120 – 150 từ, không nên phóng đại vì nhà tuyển dụng đủ thông minh để nhận ra bạn có nói dối hay không. Ví dụ: Bản thân tôi là một người rất thích sáng tạo và lập trình web. Điều này đem đến cho tôi một nguồn năng lượng tích cực và đầy hứng thú khi bắt tay vào công việc.
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp đem đến cho người đọc một cái nhìn khách quan nhất về thái độ cũng như mong muốn của bạn trong tương lai, vì để đi đường dài chúng ta luôn cần một mục tiêu đủ lớn. Mục tiêu nghề nghiệp nên ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng. Một lưu ý là mục tiêu không nên là ngồi vào vị trí mà nhà phỏng vấn đang làm, vì không ai muốn tuyển một người mà vừa mới vào đã muốn dành chứ với mình. Bạn thể chia ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn.
Với các bạn mới ra trường nên tập trung vào ngắn hạn ví dụ: Tôi mong muốn được làm việc ở môi trường lập trình chuyên nghiệp, ở đó tôi có thể phát triển kỹ năng chuyên môn, học hỏi thêm kiến thức lập trình mới để hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Còn dài hạn, đối với người có kinh nghiệm lâu năm thì nên tập trung nói cụ thể có các mốc thời gian như từ năm bao nhiêu đến bao nhiêu bạn đạt được điều gì.
Tham khảo thêm ở bài viết:
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng
3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn với IT thường yêu cầu trình độ ở mức cao đẳng, đại học hoặc trường dạy nghề CNTT liên quan. Nói là vậy nhưng tay nghề lại là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu bạn có học vấn điểm tốt nghiệp cao cứ mạnh dạn show, còn ngược lại bạn hoàn toàn có thể chia sẻ những dự án mình đã đảm nhận thông qua Github (phần mềm lưu trữ các dự án, nhà tuyển dụng có thể xem những gì bạn đạt được)
Ví dụ:
Đại học Bách khoa TP.HCM
Ngành học: Hệ thống thông tin
Xếp loại: Giỏi
4. Kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc được xem là một yếu tố quan trọng nhất, chính là điều giúp bạn khác biệt so với các ứng viên cùng lứa. Kinh nghiệm nên được đặt ở phần đầu CV để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy ngay.
Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm vậy làm sao để cứu cánh. Điều này nghe khó nhưng cũng không quá khó. Bạn có thể trình bày về các khóa học, giải thưởng, các dự án mà khi còn đi học bạn đảm nhiệm. Hãy thể hiện thật chân thành để nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn thực sự nghiêm túc, với bạn lập trình không chỉ nghề mà là đam mê bạn khiến bạn sẵn sàng học làm và thử thách. Và dĩ nhiên không có nhà tuyển dụng nào mà không muốn gặp bạn.
Với các bạn đã làm Công nghệ thông tin lâu năm thì đây là phần giúp bạn cho nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn. Tuy nhiên hãy chắt lọc, làm thì mới nói, công tự “chém gió”. Công việc phải gồm:
Vị trí
Tên công ty
Thời gian kết thúc (tháng + năm):
Mô tả ngắn về công việc, không cần điền link vì một khi nhà tuyển dụng quan tâm họ sẽ tìm ra cách để tìm ra bạn.
Ví dụ:
Công ty cổ phần Thế giới Di động
7/2021 – 9/2022
Vị trí: Lập trình viên PHP
– Vận hành hệ thống các site, xây dựng và bảo trì hệ thống site vệ tinh
– Phát triển tính năng, thay đổi giao diện, xây dựng dựng hiệu ứng và tối ưu hóa sử dụng cho người dùng
– Xử lý, phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, áp dụng cho database có dung lượng lớn
Có một lưu ý nhỏ là với những trường hợp nhảy việc quá nhiều, hoặc có khoảng trống trong CV thì hãy chuẩn bị những câu trả lời để ứng biến với câu hỏi: Lý do bạn nhảy việc là gì?
5. Kỹ năng phù hợp
Được chia làm 2 dạng kỹ năng là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Với Kỹ năng cứng, nếu như hành chính văn phòng yêu cầu bạn phải thành thạo Word, Excel, Powerpoint thì ở Công nghệ Thông tin cũng có một số kỹ năng cứng cần có: OOP, C#, .NET 4+, ASP.NET MVC 4+, Java, Webservice, WCF Service, Web API, HTML, CSS, Javascript,… Đặc biệt có tiếng anh lại càng là một lợi thế cho các bạn chuyên CNTT. Chọn lọc thông tin nhà tuyển dụng cần mà bạn có để thể hiện.
Với kỹ năng mềm dành riêng cho IT không thể không nhắc đến một số kỹ năng sau:
xử lý sự cố – để khi web xảy ra các lỗi bạn có thể giải quyết nhanh, chính xác; Giao tiếp cũng là kỹ năng cần có, bạn nghĩ IT thì chỉ nói chuyện với máy tính là đủ? Nhưng thức tế để dự án thành công có những việc bạn cần làm chung với đội nhóm, ngoài ra còn có các kỹ năng như Dịch thuật, thuyết trình, tự nghiên cứu, kiên nhẫn, kỹ năng tự lên kế hoạch để sắp xếp được thời gian và tự học hỏi, .
6. Chứng chỉ IT đạt được
Với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên thì bạn nên ưu tiên tích lũy cho mình các chứng chỉ thông qua cuộc thi trong và ngoài trường. Với IT thì có một số chứng chỉ bạn có thể tham khảo như: CEH, Google IT Support Certificate (Chứng chỉ Hỗ trợ CNTT của Google), Microsoft Technology Associate – IT Infrastructure certifications (Cộng tác viên Công nghệ Microsoft – Chứng chỉ Cơ sở hạ tầng CNTT),…
7. Một vài thông tin khác
– Giải thưởng đạt được: Cuộc thi lập trình Makerthon, Cuộc thi Code War, đây là một số cuộc thi mà bạn có thể tham gia khi còn là sinh viên. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện, xã hội như mùa hè xanh, xuân tình nguyện,…
– Sở thích, tính cách: Cần liên quan đến công việc của bạn. Như với CNTT bạn có thể ghi sở thích là: Lập trình, Nghe nhạc, Đá bóng, Tham gia hoạt xã hội,… tốt nhất là nên thêm các sở thích liên quan tránh những sở thích không phù hợp để đặt vào CV.
– Người tham chiếu: Phần này có thể có hoặc không để tăng uy tín, hoặc trường hợp nhà tuyển dụng gọi người tham chiếu để xác nhận thông tin thì vẫn có.
III. Mẫu CV IT đẹp, sáng tạo giúp ghi điểm nhà tuyển dụng
Nếu muốn có một mẫu CV rõ ràng mạch lạc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn có thể tải mẫu CV dưới đây.
1. Tổng hợp mẫu CV IT thực tập
Mẫu CV IT thực tập 1
Mẫu CV IT thực tập 2
Mẫu CV IT thực tập 3
Mẫu CV IT thực tập 4
Mẫu CV IT thực tập 5
2. Tổng hợp mẫu CV IT tiếng Việt
Mẫu CV IT tiếng Việt 1
Mẫu CV IT tiếng Việt 2
Mẫu CV IT tiếng Việt 3
Mẫu CV IT tiếng Việt 4
Mẫu CV IT tiếng Việt 5
3. Tổng hợp mẫu CV IT tiếng Anh
Mẫu CV IT tiếng Anh 1
Mẫu CV IT tiếng Anh 2
Mẫu CV IT tiếng Anh 3
Mẫu CV IT tiếng Anh 4
Mẫu CV IT tiếng Anh 5
IV. Những lưu ý khi thiết kế CV IT
– Đọc kỹ JD và nắm bắt thông tin quan trọng: từ JD bạn chọn lọc những điểm mạnh mà mình có để trình bày, cũng như biết được mình có phù hợp với vị trí đó không.
– Trình bày ngắn gọn, rõ ràng: tối đa là 2 trang, tập trung nêu bật kinh nghiệm, mục tiêu, kỹ năng, giải thưởng,…
– Tập trung vào những gì giỏi nhất: Làm điều mình thích là tự do, thích điều mình làm là hạnh phúc, thay vì nhìn vào những điểm yếu của mình thì cách tốt hơn khi viết CV là bạn nên trình bày các điểm mạnh của mình, cái mà bạn có ưu thế, điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn và sẵn sàng nói lên quan điểm với nhà tuyển dụng.
– Tóm tắt thành tích, không phải nhiệm vụ: sử dụng con số để diễn đạt những thành tựu của bạn
– Sử dụng từ khóa, thuật ngữ IT khéo léo: không dùng các thuật ngữ chuyên môn quá, phức tạp chỉ tập trùn đến các từ khóa liên quan đến kỹ năng mà nhà tuyển dụng thấy phù hợp với vị trí tuyển
– Thông tin CV phải liên quan đến công việc: kể cả là sở thích, tính cách hay kỹ năng mềm, sẽ tốt hơn nếu nó liên quan đến công việc ứng tuyển ví dụ như thích tự thiết kế các app,…
– Minh bạch và trung thực khi cung cấp thông tin: Việc bạn khai gian dối đều có thể bị nhà tuyển dụng biết hoặc hỏi vặn lại khi và vòng phỏng vấn, nên hãy đảm bảo tính trung thực.
– Chú ý đến độ dài, màu sắc và bố cục CV: Độ dài nên giới hạn từ 1 – 2 trang với màu sắc thì chọn màu sắc tươi sáng, phù hợp với màu chủ đạo công ty tuyển
– Đọc lại và hiệu chỉnh CV IT trước khi gửi: Hãy kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo bạn không sai chính tả, bố cục chỉnh chu nhất, điều này vừa tăng sự tự tin cho bạn vừa giúp bạn tránh sự đánh giá thiếu chuyên nghiệp từ nhà tuyển dụng.
– Không gửi cùng CV cho nhiều vị trí IT: không thể phủ nhận là cách này giúp bạn tiết kiệm thời gian, nhưng đồng thời với một CV với nội dung chung chung, bạn sẽ mất cơ hội vào công ty mình yêu thích. Đọc kỹ JD và có một CV sát với yêu cầu của họ là cách tối ưu nhất cho bạn.
Xem thêm:
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
– Chương trình IT Fresher 2022
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Database là gì? Tầm quan trọng của database trong ngành IT
Bài viết trên đây mình đã cùng các các bạn tìm hiểu một vài lưu ý khi viết CV xin việc ngành IT, CNTT. Mỗi đóng góp bằng cách để lại bình luận chia sẻ phía dưới sẽ giúp mình hoàn thiện hơn những bài khác trong tương lai
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết CV xin việc ngành IT, CNTT đơn giản mà chuẩn nhất do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.