Cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng

Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Bạn đã biết cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng chưa? Bên cạnh các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần có thì CV xin việc thu ngân là thứ quyết định xem bạn có được nhà tuyển dụng nhìn trúng hay không. Hãy theo dõi bài viết để tăng khả năng trúng tuyển việc làm cho nhân viên thu ngân nhé!

Cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng

I. Vai trò của CV xin việc thu ngân

Vai trò của CV xin việc thu ngân

Nhân viên thu ngân là bộ mặt của doanh nghiệp, vai trò của họ là:

Nhân viên thu ngân là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn sản phẩm, dịch vụ cho khách và tiếp nhận đơn hàng. Họ đảm bảo số tiền thu về phù hợp, không có chênh lệch, thống kê doanh thu cuối ngày và bàn giao lại cho ca làm việc tiếp theo.

Thu ngân là công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tỉ mỉ và tính chính xác vì phải làm việc với các con số, tiền bạc, hóa đơn. Chính vì thế, nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên thu ngân không chỉ là kiến thức chuyên môn mà là kỹ năng và tố chất.

Các yếu tố nhất định nhân viên thu ngân phải có: tính trung thực, tính chính xác, sự cẩn thận. Ngoài ra, thu ngân còn phải thành tạo tin học văn phòng cơ bản và có ngoại hình ưa nhìn, dễ gây thiện cảm.

Các kỹ năng cần có: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng chăm sóc khách hàng.

Tất cả những kỹ năng, tố chất này nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu khi trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với ứng viên. Tuy nhiên, ứng viên cũng có thể tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng ngay từ bước đầu tiên – bước nộp hồ sơ bằng cách chăm chút cho CV xin việc của mình. Nếu như bạn chưa biết viết CV thì hãy theo dõi cách viết CV xin việc thu ngân chuẩn ngay bên dưới!

II. Cách viết CV xin việc thu ngân chuẩn

Cách viết CV xin việc thu ngân chuẩn

Một CV chuẩn là CV đảm bảo cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Phần nội dung phải đảm bảo được những thông tin như: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng làm việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn,… Sau đây là cách trình bày các thông tin một cách rõ ràng, chuyên nghiệp.

1. Giới thiệu thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân là thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn vào CV của bạn. Thông tin cá nhân là phần không thể thiếu và giúp nhà tuyển dụng không nhầm lẫn bạn với bất kì ai khác. Chính vì thế mà thông tin cá nhân phải ngắn gọn, xúc tích nhưng phải đầy đủ, dễ hiểu. Thông tin cá nhân bao gồm:

– Thứ nhất: họ và tên. Đối với các công ty trong nước thì bạn chỉ cần ghi đầy đủ tên của mình. Nhưng với các công ty nước ngoài, bạn có 3 cách để ghi họ tên:

+ Viết họ tên không dấu thông thường. Ví dụ như: Nguyen Van An.

+ Viết tên không dấu kèm theo tên gọi tiếng Anh. Ví dụ: Nguyen Van An (Steven).

+ Viết họ tên theo cách viết trong tiếng Anh: trong tiếng Anh, phần tên riêng sẽ nằm trước họ, theo thứ tự sau: First name – Middle Name – Last name. Ví dụ: Nguyễn Văn An thì có thể viết là: An Nguyen Van, Van An Nguyen.

– Thứ 2 là vị trí ứng tuyển: có thể đặt dưới tên của mình và phải viết ngắn gọn, chính xác, phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ứng tuyển vị trí thu ngân thì có thể ghi là nhân viên thu ngân, cashier,…

– Tiếp theo là các thông tin: ngày sinh, quê quán, số điện thoại cá nhân, địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ email.

– Thêm nữa là ảnh đại diện. Ảnh đại diện phải được chụp cách thời gian làm CV không lâu, phải rõ khuôn mặt, tóc tai gọn gàng. Ảnh đại diện có thể vui tươi, trẻ trung hoặc trang trọng, nghiêm túc là tùy thuộc vào văn hóa công ty và bạn cần tìm hiểu trước.

– Cuối cùng là phần giới thiệu sơ lược về bản thân. Phần này chỉ nên dài khoảng 2-3 dòng vì diện tích trong CV không có nhiều, viết càng mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý càng tốt.

2. Định hướng mục tiêu nghề nghiệp

Tại sao phải có định hướng mục tiêu nghề nghiệp? Bất kì một nhà tuyển dụng nào đều muốn tìm kiếm một nhân viên làm việc lâu dài với công ty của mình, chứ không phải làm một vài hôm rồi nghỉ. Và quan trọng là nhà tuyển dụng muốn xem xem tinh thần cầu tiến và tầm nhìn tương lai trong nghề của bạn tới đâu, muốn biết bạn có đam mê với công việc không.

Một lưu ý nhỏ đó là bạn nên liệt kê những định hướng rõ ràng, cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn thì càng tốt. Ví dụ, vị trí thu ngân thì bạn có thể ghi mục tiêu nghề nghiệp là cải thiện các kỹ năng mềm, trở thành một nhân viên thu ngân chuyên nghiệp, xử lý được tất cả những hóa đơn và báo cáo cuối ca. Mục tiêu dài hạn (từ 2-3 năm) thì có thể viết là mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, gia tăng doanh số cho công ty,…

3. Tóm tắt trình độ học vấn

Bên cạnh các thông tin trên, trình độ học vấn là thứ doanh nghiệp rất quan tâm. Bởi vì các trường có tên tuổi thì quy trình đào tạo và chất lượng đầu ra sinh viên sẽ có phần nhỉnh hơn hẳn. Không chỉ vậy, nhà tuyển dụng còn chú ý hoặc đặt yêu cầu trực tiếp dựa vào xếp hạng học lực hoặc điểm trung bình của bạn. Chính vì vậy, mục tóm tắt trình độ học vấn phải đầy đủ và rõ ràng.

Chẳng hạn:

– Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (09/2019 – hiện tại)

– Chuyên ngành: Thương mại điện tử

– Xếp loại: Giỏi. GPA: 3.21

Bạn không cần quá lo lắng, mục đích của mục này là nhằm chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nền tảng kiến thức chuyên môn, được đào tạo bài bản. Nếu như bạn có các chứng chỉ, bằng cấp khác phù hợp với vị trí thu ngân thì có thể đưa vào.

4. Liệt kê kinh nghiệm làm việc

– Đối với sinh viên còn đang học hoặc mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm làm việc liên quan thì có thể liệt kê các hoạt động ngoại khóa ở trường, các câu lạc bộ đã tham gia, dự án khởi nghiệp, bài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, có thể là những thứ mà bạn đã đích thân làm và cho thấy được sự nhiệt tình, ham học hỏi của bạn hoặc cũng có thể là những công việc bạn từng làm thêm, công việc bán thời gian.

Ví dụ:

+ Chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh Escute (nhiệm kỳ 2021-2022)

+ Thành viên của VVC – mạng lưới tình nguyện quốc gia khu vực Tây Nguyên (năm 2019 – hiện tại)

+ Trưởng ban tổ chức sự kiện Đoàn hội khoa Kinh tế – Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh ( tháng 02/2021 – 08/2021)

– Đối với các bạn đã có kinh nghiệm thì phần này là phần ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể không có quá nhiều nơi đã từng làm việc nhưng phải thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng biết bạn làm những đầu việc nào, hiệu quả như thế nào. Một lưu ý quan trọng là bạn phải thể hiện rõ thời gian bạn làm công việc đó bao lâu, từ lúc nào tới lúc nào.

Ví dụ:

+ CTV telesale tại công ty TNHH MTV (tháng 02/2020 – 06/2020): nhận danh sách khách hàng, gọi điện tư vấn cho từng khách và chốt đơn.

+ Nhân viên chăm sóc khách hàng tại Gà spa (07/2020 – 09/2020): hỗ trợ tư vấn các gói dịch vụ cho khách, hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà, tiếp nhận và giải quyết các phản hồi sau dịch vụ.

5. Kỹ năng mềm phù hợp

Ngoài trình độ học vấn và kinh nghiệm ra thì kỹ năng mềm sẽ quyết định xem bạn có thể phù hợp với công việc thu ngân hay không. Kỹ năng mềm không phụ thuộc vào trình độ mà là vào cách cư xử của bạn, những gì bạn đúc kết từ cuộc sống. Sau đây là một số kỹ năng mềm bạn có thể viết vào CV:

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng xử lý tình huống

– Kỹ năng chăm sóc khách hàng

– Kỹ năng tính toán

– Kỹ năng quản lý thời gian

Lưu ý, các kỹ năng nên được chọn lọc một các kỹ năng phù hợp với nghề thu ngân và trình bày ngắn gọn, dễ nhìn!

6. Thành tích nổi bật đạt được

– Đối với sinh viên còn đang học hoặc mới ra trường, bạn chưa có kinh nghiệm liên quan thì thành tích là các giải thưởng đạt được trong học tập, cuộc thi ở trường, học bổng, giải thưởng nghiên cứu khoa học,…

Ví dụ:

+ Giải nhất cuộc thi toán ứng dụng

+ Sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học kỳ I năm học 2019-2020

+ Giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học Euréka

– Đối với người đã có kinh nghiệm thì có thể viết chi tiết các thành tích đạt được ở từng hạng mục trong công ty. Lưu ý, con số càng cụ thể càng tốt.

Ví dụ:

+ Giải quyết thành công 20 đơn hàng do khách khiếu nại

+ Chốt được 5 đơn hàng trong một ngày

+ Top 3 doanh thu cao nhất tháng 1, quý I năm 2022

7. Một vài thông tin khác

Hoạt động từng tham gia: có thể là các hoạt động ngoại khóa, dự án thực tế,… mà các dự án đó đem lại cho bạn kỹ năng mềm nhất định phù hợp với nghề thu ngân.

Sở thích, năng khiếu: nhiều người bỏ qua phần này nhưng nó lại là một phần khá hay, giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn và xem xem bạn có phù hợp với công việc thu ngân không. Nhưng những sở thích này phải tích cực, hữu ích và có thể giúp cho bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ví dụ: sở thích giao tiếp, thích tính toán,…

Người tham chiếu: Người tham chiếu là người giúp xác thực những thông tin về kinh nghiệm làm việc của bạn. Người tham chiếu có thể là giáo viên, là sếp cũ của bạn. Trước khi điền thông tin người tham chiếu, bạn nên có một buổi gặp gỡ, trao đổi trước với người tham chiếu để nhận được sự cho phép và sự hỗ trợ từ họ. Việc đưa thông tin người tham giúp cho CV của bạn đáng tin cậy hơn và nhà tuyển dụng dễ dàng xác nhận thông tin.

Việc làm, tuyển dụng thu ngân có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên thu ngân Bách Hóa Xanh

– Nhân viên Thu Ngân kiêm Trang Trí Điện Máy Xanh

– Nhân viên Thu Ngân Điện Máy Xanh

III. Mẫu CV thu ngân sáng tạo giúp ghi điểm nhà tuyển dụng

Mẫu CV thu ngân sáng tạo giúp ghi điểm nhà tuyển dụng

1. Tổng hợp mẫu CV thu ngân bán thời gian

– Mẫu CV xin việc thu ngân part-time 1

– Mẫu CV xin việc thu ngân part-time 2

– Mẫu CV xin việc thu ngân part-time 3

– Mẫu CV xin việc thu ngân part-time 4

– Mẫu CV xin việc thu ngân part-time 5

2. Tổng hợp mẫu CV thu ngân tiếng Việt

– Mẫu CV thu ngân nhà hàng

– Mẫu CV thu ngân siêu thị

– Mẫu CV thu ngân cửa hàng

3. Tổng hợp mẫu CV thu ngân tiếng Anh

– Mẫu CV xin việc thu ngân tiếng Anh 1

– Mẫu CV xin việc thu ngân tiếng Anh 2

– Mẫu CV xin việc thu ngân tiếng Anh 3

– Mẫu CV xin việc thu ngân tiếng Anh 4

– Mẫu CV xin việc thu ngân tiếng Anh 5

IV. Bí quyết thiết kế CV thu ngân đẹp, thu hút nhất

Bí quyết thiết kế CV thu ngân đẹp, thu hút nhất

Đọc kỹ JD và nắm bắt thông tin quan trọng: JD là viết tắt của Job Description mô tả chi tiết về công việc, yêu cầu và quyền lợi. Đọc kỹ JD giúp bạn có một cái nhìn tổng quan, nắm được các thông tin mấu chốt và từ đó lên ý tưởng cho các nội dung phù hợp trong CV.

Thể hiện năng lực thông qua thành tích đạt được: Nghĩa là với mỗi thành tích đạt được phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng vượt trội của bạn. Chẳng hạn bạn đạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học thì chứng tỏ bạn có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu.

Sử dụng khéo léo từ khóa về thu ngân trong CV: Nhà tuyển dụng tiếp nhận rất nhiều CV từ các ứng viên, họ chỉ có một chút thời gian để xem qua CV của bạn. Chính vì vậy, từ khóa (keyword) giúp nhấn mạnh vào nội dung trọng tâm và làm nổi bật chúng.

Thông tin cung cấp CV phải liên quan đến công việc: Nếu nội dung trong CV không liên quan đến công việc thu ngân thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng đọng lại được chút ấn tượng nào về bạn mà còn đem lại cho họ cái nhìn không tốt.

Đảm bảo trung thực khi cung cấp thông tin, minh chứng: Nhân viên thu ngân là người trực tiếp thu tiền. Tính trung thực là mục tiêu hàng đầu mà nhà tuyển dụng hướng tới. Bạn phải trung thực trong chính CV của mình thì mới trung thực với doanh nghiệp của họ.

Trình bày ngắn gọn, rõ ràng: Không cần trình bày dài dòng, chỉ cần rõ ràng và đầy đủ nội dung. Bởi vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian cho CV của bạn.

Đảm bảo sự liên kết giữa các phần CV: Đảm bảo tính mạch lạc là hết sức quan trọng. Các phần có liên kết với nhau thì khi đọc, nhà tuyển dụng mới hiểu một cách logic CV và đánh giá bạn là người tỉ mỉ.

Nên thể hiện sự gắn kết giữa ứng viên với nhà tuyển dụng: Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một ứng viên có thể gắn bó lâu dài và ứng viên phải thể hiện mong muốn cống hiến cho doanh nghiệp.

Chú ý đến độ dài, màu sắc và bố cục CV: CV đẹp là CV được thiết kế cẩn thận, tỉ mỉ. Người làm ra 1 chiếc CV đẹp là tâm huyết. CV đẹp mắt sẽ khiến nhà tuyển dụng nán lại lâu hơn và ấn tượng sâu sắc hơn.

Đọc lại và hiệu chỉnh CV thu ngân trước khi gửi: Sau khi hoàn thiện CV thì chắc chắn phải đọc lại một vài lần vì có thể mắc những lỗi sai không đáng có hoặc lỗi nhỏ nhưng nhà tuyển dụng khó cũng sẽ hạ thấp điểm cẩn thận của bạn.

Xem thêm:

– Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu ngân thường gặp và cách trả lời

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thu ngân chuẩn chỉnh nhất

Nhân viên thu ngân lương bao nhiêu và cách tăng thu nhập

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết CV xin việc thu ngân đốn tim nhà tuyển dụng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.