Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán trong CV tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp là một phần rất quan trọng trong CV, đặc biệt với vị trí thực tập sinh. Đây là phần sẽ giúp bạn thể hiện được quyết tâm và các phẩm chất ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu bạn là người đang tìm việc làm thực tập sinh kế toán và chưa biết cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp thật lôi cuốn và “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
I. Công việc chung của thực tập sinh kế toán
Thực tập sinh kế toán là vị trí kế toán không cố định trong các công ty. Đa số các thực tập sinh kế toán là những sinh viên năm cuối hoặc đang chờ tốt nghiệp, họ sẽ thực tập trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng tùy theo yêu cầu và quy định của nhà trường cũng như doanh nghiệp.
Thực tập sinh kế toán có nhiệm vụ thực hiện và hỗ trợ các công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán, dưới sự quản lý và hướng dẫn của những người được phân công hướng dẫn thực tập sinh. Qua quá trình thực tập này, các thực tập sinh sẽ có cơ hội học hỏi các kiến thức thực tế, làm quen với môi trường doanh nghiệp, nâng cao các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết cho sự nghiệp sau này.
Yêu cầu của vị trí thực tập sinh kế toán là những ứng viên đang theo học các chuyên ngành như tài chính, kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng hoặc 1 số ngành khác có liên quan đến kế toán. Các ứng viên không cần phải có kinh nghiệm nhưng cần sử dụng thành thạo máy tính, các phần mềm văn phòng, đặc biệt là các phần mềm liên quan đến công việc kế toán. Ngoài ra, các thực tập sinh cũng cần nghiêm túc, chấp hành kỷ luật, nội quy của công ty, văn hóa doanh nghiệp.
Tuyển dụng kế toán có thể bạn quan tâm:
– Thực tập sinh Kế Toán – Accountant
– Thực Tập Sinh Phòng Lao Động Tiền Lương
II. Cách viết mẫu mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán
1. Nên đặt mục tiêu nghề nghiệp thực tập kế toán ở đâu?
Bố cục của CV cũng đóng vai trò rất quan trọng, góp phần giúp các ứng viên gây ấn tượng mạnh mẽ cho các nhà tuyển dụng. Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sự nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi của bạn thông qua mục tiêu nghề nghiệp, vì vậy, phần mục tiêu nghề nghiệp nên được đưa lên đầu CV.
2. Nội dung cần có trong mục tiêu nghề nghiệp thực tập kế toán?
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn được nhìn thấy tầm nhìn, chí hướng của bạn trong tương lai. Thông qua mục này, bên tuyển dụng sẽ đánh giá xem bạn có lòng cầu thị, sự phấn đấu trong công việc hay không. Do đó, bạn phải thể hiện được mình là một sinh viên luôn chăm chỉ học hỏi và sẵn sàng nỗ lực, cống hiến hết mình cho công việc.
Bố cục của mục tiêu nghề nghiệp cũng cần logic và khoa học, khiến người đọc dễ dàng nắm bắt trọng tâm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Giống như đa số các ngành nghề khác, phần mục tiêu nghề nghiệp cho một thực tập sinh kế toán đều cần có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bạn cần thể hiện mối liên kết giữa hai phần này, cho thấy sự gắn kết giữa mục tiêu cá nhân chung với sự phát triển của doanh nghiệp.
Và để mục tiêu nghề nghiệp thêm phần ấn tượng, bạn cần chú ý tới cả về nội dung và hình thức trình bày. Về hình thức, ngoài việc trình bày khoa học, logic, bạn còn cần chú ý đến font chữ, cỡ chữ phù hợp và cần tránh các lỗi sai chính tả. Về nội dung, hãy đảm bảo mục tiêu có đủ hai phần như đã đề cập ở trên, đồng thời sẽ tốt hơn nếu bạn trình bày rõ các mốc thời gian cụ thể đạt được những mục tiêu đề ra. Như vậy sẽ giúp bạn có động lực phấn đấu hơn, đồng thời sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người thực sự có mục tiêu rõ ràng chứ không chỉ viết bừa vào CV.
III. Mẫu mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán ghi điểm
Nếu bạn chưa biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán ấn tượng, hãy tham khảo một số mẫu dưới đây:
–Mẫu 1: “Tôi đã tốt nghiệp loại Giỏi ngành Kế toán tại Trường Đại học A. Tôi mong muốn được ứng tuyển vị trí thực tập sinh kế toán tại Công ty B để có cơ hội vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn.
Tôi tin là môi trường làm việc chuyên nghiệp như Công ty B sẽ là cơ hội cho tôi được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Trong thời gian sắp tới, tôi sẽ phấn đấu trở thành một thực tập sinh xuất sắc và có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty sau thời gian thực tập.”
–Mẫu 2: “Là cử nhân vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán từ Trường Đại học A, với ưu điểm là người cẩn thận, tỉ mỉ và ham học hỏi, tôi muốn tìm một vị trí thực tập sinh kế toán kho tại công ty để có cơ hội phát huy hết những kiến thức và kỹ năng đã được học vào công việc.
Trong quá trình thực tập tại quý công ty, tôi sẽ nỗ lực học tập và tích lũy những kinh nghiệm quý báu từ các nhân viên của công ty, phấn đấu trở thành một thực tập sinh xuất sắc. Sau 3 tháng thực tập, tôi sẽ trở thành nhân viên chính thức, góp phần vào sự phát triển chung của công ty.”
–Mẫu 3:“Là sinh viên năm 4 tại Học viện A, tôi đã được trang bị rất nhiều kiến thức liên quan tới kế toán, kiểm toán, phân tích ngân sách, báo cáo tài chính,… tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh kế toán tổng hợp tại Công ty B để có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Được trở thành một phần trong môi trường làm việc chuyên nghiệp ở Công ty B, tôi sẽ nỗ lực hết mình để học hỏi thêm nhiều kiến thức chuyên môn, đồng thời nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để tiến xa hơn trong ngành kế toán. Tôi sẽ phấn đấu để trở thành nhân viên chính thức của công ty và sau 3 năm, tôi sẽ trở thành kế toán trưởng xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp.”
–Mẫu 4:“Tôi là cử nhân vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán tại đại học A, bên cạnh đó tôi cũng đã hoàn thành các lớp chứng chỉ kế toán, tôi mong muốn trở thành thực tập sinh kế toán tại Tập đoàn B. Mục tiêu nghề nghiệp trước mắt của tôi là được áp dụng những kiến thức mà mình đã học vào thực tiễn. Với tính cách tỉ mỉ, ham học hỏi, tôi tin là mình sẽ học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc để có thể trở thành kế toán tổng hợp trong năm tiếp theo.”
–Mẫu 5:“Tôi vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán với GPA 3.60/4.00 tại Trường Đại học A. Với kiến thức chuyên môn về các nghiệp vụ như kiểm soát hàng hóa, làm chứng từ xuất/nhập hàng, kiểm kê hàng hóa, kê khai thuế, cùng tính cách tỉ mỉ, cẩn trọng, tôi mong muốn được trở thành thực tập sinh kế toán kho tại Công ty B. Mục tiêu của tôi là sau 3 tháng thực tập có thể trở thành một phần chính thức trong phòng kế toán của Công ty B, đồng thời sau 3 năm sẽ trở thành một kế toán xuất sắc.”
–Mẫu 6:“Là sinh viên mới ra trường ngành kế toán tại Đại học A, tôi mong muốn được ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh kế toán trong công ty để có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty trong tương lai. Với tinh thần học hỏi không ngừng, tôi tự tin bản thân có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm để có thể trở thành nhân viên chính thức, gắn bó với công ty trong những năm làm việc tiếp theo.”
–Mẫu 7: “Tôi mong muốn có thể trở thành một thực tập sinh kế toán bán hàng của công ty để có cơ hội áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Với tinh thần chăm chỉ, khả năng tiếp thu nhanh, tôi tự tin sau 3 tháng thực tập mình sẽ thành thạo các nghiệp vụ kế toán, kiểm soát hàng hóa,… Tôi mong rằng sau thời gian thực tập ở công ty, tôi sẽ có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng giúp mình tiến xa hơn trong tương lai. Sau 3 năm, tôi sẽ phấn đấu trở thành kế toán trưởng của công ty.”
IV. Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán ghi điểm
1. Tìm hiểu bản mô tả công việc
Bản mô tả công việc (JD) sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về vị trí công việc mình đang ứng tuyển. Vì vậy, đọc trước JD sẽ giúp bạn xác định được nhà tuyển dụng cần gì, doanh nghiệp có những yêu cầu gì với vị trí này. Thông qua các thông tin trong bản mô tả công việc, bạn có thể đó xác định được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu của công ty.
2. Gắn với mục tiêu chung của công ty
Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và chứng minh rằng bạn thực sự phù hợp với doanh nghiệp, hãy đưa ra các mục tiêu gắn liền với mục tiêu của công ty. Điều này cũng thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp cũng như thực sự có quyết tâm được trở thành một phần của họ. Bạn có thể tìm thấy mục tiêu của công ty trên các trang như website chính thức hay fanpage của doanh nghiệp trên các mạng xã hội.
3. Trình bày cụ thể, rõ ràng và ngắn gọn
Hình thức cũng đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy, bạn cần trình bày mục tiêu của mình thật rõ ràng, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ những ý chính cần thiết. Bạn nên tránh trình bày quá dài dòng, lan man mà hãy viết thành 1 – 2 đoạn logic, khoa học, đi từ mục tiêu ngắn hạn tới những mục tiêu dài hạn hơn trong tương lai.
Bạn cũng cần tránh đưa ra những mục tiêu quá chung chung mà hãy đi sâu vào cụ thể. Bằng việc xác định rõ bạn muốn đạt được những, tiến đến vị trí nào trong công ty trong quá trình thực tập và làm việc.
4. Thể hiện cá tính, năng lực cá nhân
Để CV thêm phần ấn tượng có mang đậm phong cách cá nhân, bạn có thể đưa ra một số mục tiêu nghề nghiệp có khả năng làm nổi bật những cá tính, năng lực tốt đẹp của mình như tính tỉ mỉ, kiên nhẫn, năng lực quan sát, phân tích,… Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn rõ hơn về tính cách, con người của bạn, thấy được sự khác biệt và thậm chí là vượt trội giữa bạn và những ứng viên khác.
5. Không mơ mộng viển vông, xa rời thực tế
Rất nhiều ứng viên đưa ra những mục tiêu quá lớn lao trong khi năng lực của bản thân khó có thể đạt được, điều này sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng rất nhiều. Vì vậy, bạn nên đưa ra những mục tiêu mà mình chắc chắn có thể đạt được, tránh đưa ra những mục tiêu quá xa vời, viển vông, rời xa năng lực thực tế. Điều này thể hiện bạn là người biết xác định đúng bản thân muốn gì và tổ chức cần gì, là một ứng viên trung thực và phù hợp với doanh nghiệp.
6. Đưa ra mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu
Một mẹo để khiến mục tiêu nghề nghiệp của bạn thêm phần đáng tin cậy hơn là hãy đưa ra những mục tiêu có thể đo lường được. Thay vì chỉ nói một khoảng thời gian chung chung trong tương lai, bạn hãy đưa ra những mốc thời gian cụ thể mà bạn sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Ví dụ như với mục tiêu ngắn hạn của thực tập sinh là sau 3 tháng thực tập, hay mục tiêu dài hạn là sau 3 – 5 năm làm việc.
7. Chú ý đến hình thức mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần chú ý đến bố cục, vị trí của phần mục tiêu trong CV, đặt phần mục tiêu nghề nghiệp ở đâu là hợp lý, nổi bật mà không làm mờ đi những nội dung quan trọng khác như học vấn, kinh nghiệm hay kỹ năng,… Ngoài ra, bạn cần chú ý đến font chữ, cỡ chữ sao cho phù hợp, và tuyệt đối không được mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. Sau khi viết xong CV, bạn cũng cần kiểm tra lại lần cuối về hình thức để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một người tỉ mỉ, cẩn thận và thực sự trân trọng cơ hội việc làm của mình.
Xem thêm:
– Cách viết CV kế toán, kiểm toán hay và thu hút nhà tuyển dụng
– Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp – Cách trả lời ghi điểm
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
Bài viết đã giới thiệu cách viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán trong CV, rất mong có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Xin cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh kế toán trong CV do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.