Bạn đang theo dõi bài viết Cách viết trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Với một bản CV chuẩn, chắc chắn sẽ không thể thiếu mục trình độ học vấn. Tuy nhiên nếu chỉ viết đơn giản, bạn sẽ không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và cũng như thiếu nổi bật so với những ứng viên khác. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cách viết trình độ học vấn trong CV sao cho thu hút, ấn tượng nhé!
I. Trình độ học vấn là gì? Các loại trình độ học vấn và vai trò
1. Trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn trong CV là cụm từ chỉ bậc học cao nhất mà một người hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống giáo dục thường xuyên. Bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp. Với mỗi bậc học như vậy, được coi là một trình độ.
2. Các loại trình độ học vấn và vai trò
Trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn:
– Trình độ văn hóa được hiểu đơn giản là trình độ giáo dục phổ thông, dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học bao gồm các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trình độ văn hóa trong CV sẽ ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.
– Trình độ chuyên môn là để nói về năng lực, khả năng của người đó chuyên về lĩnh vực nào đó như: Cử nhân Kinh tế, Kỹ sư Điện công nghiệp,… Trình độ chuyên môn bao gồm các cấp bậc: Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp,… Trong CV, sẽ viết trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm kê khai.
Để nhà tuyển dụng có thể biết được trình độ học vấn cũng như giúp gây được ấn tượng, bạn nên để mục trình độ học vấn ở phía trên kinh nghiệm làm việc. Trong trường hợp là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn, bạn nên sắp xếp mục trình độ học vấn phía trên phần này. Với việc trình bày rõ ràng cũng phần nào giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng đấy nhé!
>>> Mời bạn tham khảo ngay: Cách viết CV chinh phục nhà tuyển dụng!
II. Lợi ích của việc trình bày trình độ học vấn
1. Với ứng viên
– Giúp bạn có thể gây chú ý với những cấp bậc ấn tượng.
– Thể hiện trình độ học tập, khả năng học hỏi và chuyên ngành của bạn có sự liên quan đến yêu cầu công việc.
– Xác định được mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng.
2. Với nhà tuyển dụng
– Xác định trình độ học vấn của ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc.
– Đánh giá chính xác năng lực học vấn, trình độ chuyên môn của ứng viên.
– Xem xét về những tiềm năng ứng viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Tìm việc làm, tuyển dụng Marketing có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
– Chuyên viên PR truyền thông
III. Trình độ học vấn khác trình độ chuyên môn như thế nào?
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau.
Trình độ học vấn chỉ về mức độ hiểu biết tổng quát về nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các kiến thức phổ thông về các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Trình độ chuyên môn thường liên quan đến khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực cụ thể (mà người đó đã được đào tạo bài bản hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này).
Tuy nhiên, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cũng có mối liên hệ chặt chẽ. Một người có trình độ học vấn cao thì có khả năng học hỏi nhanh chóng các khía cạnh chuyên môn của một lĩnh vực mới, còn người có trình độ chuyên môn cao có thể có kiến thức và kỹ năng đa dạng, giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn trong lĩnh vực của mình.
IV. Cách viết trình độ học vấn chuẩn
1. Những nội dung cần có
Để nhà tuyển dụng nắm được trình độ học vấn cũng như chuyên môn của ứng viên, những nội dung cần có bao gồm:
– Ghi trình độ học vấn ở bậc học cao nhất: Bạn nên ghi bậc học cao nhất hiện tại của mình để nhà tuyển dụng biết được trình độ chuyên môn của mình đang ở mức độ nào, có phù hợp với yêu cầu công việc không.
– Nếu có nhiều trình độ chuyên môn thì nên ghi rõ tên trường, chuyên ngành: Việc trình bày rõ ràng thông tin, không những gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về sự chuyên nghiệp mà còn để CV của bạn có độ tin cậy cao hơn.
– Liệt kê những thành tích, giải thưởng đạt được trong quá trình học tập: Đây chính là minh chứng cho năng lực, cũng như một lời giới thiệu bạn chính là lựa chọn thích hợp cho công việc này. Tuy nhiên, bạn nên liệt kê những giải thưởng có liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan nhất về tình độ của bạn.
2. Cung cấp điểm trung bình tốt nghiệp
Một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên cung cấp điểm trung bình tốt nghiệp, bởi đây là minh chứng cho thành tích học tập của bạn. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu hay bạn là những người đã đi làm lâu năm, thì không cần thiết đề cập đếm điểm trung bình trong mục trình độ học vấn nhé!
3. Phân chia theo đề mục rõ ràng
Với việc phân chia rõ ràng những thông tin vừa giúp nhà tuyển dụng nắm bắt nhanh điểm chính yếu trong trình độ học vấn của bạn, vừa ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng với sự sắp xếp rõ ràng và chuyên nghiệp. Do đó, bạn nên viết những thông tin lớn như: tên trường, bằng cấp đạt được. Rồi mới đến trình bày những mục nhỏ hơn như: các thành tích trong quá trình học tập, giải thưởng,…
4. Bỏ qua thông tin trường phổ thông
Trong trường hợp, bậc học cao nhất của bạn là Cao đẳng, Đại học, Cao học,.. thì không cần thiết đề cập đến thông tin trường phổ thông. Bởi chắc chắn rằng bạn đã tốt nghiệp trình độ phổ thông thì mới có thể học cao hơn. Tuy nhiên với trường hợp, bạn đã tốt nghiệp trình độ phổ thông nhưng không học tiếp thì chỉ cần ghi trình độ học vấn 12/12.
IV. Những lưu ý quan trọng khi trình bày trình độ học vấn trong CV
1. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng thông tin
Khi viết phần trình độ học vấn, bạn nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng và đảm bảo đủ thông tin quan trọng mà mình muốn truyền đạt đến nhà tuyển dụng. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị CV, vừa giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn những ý mà bạn đang đề cập. Ngoài ra còn giúp bạn gây được thiện cảm tốt, dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng hơn.
2. Chú ý lỗi chính tả
Bạn nên kiểm tra lại lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi chuyển sang trình bày phần khác. Vì điều này cũng sẽ phản ánh phần nào trình độ học vấn của chính bạn. Bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy sự chỉn chu, đầu tư chất xám trong từng câu văn nhé!
3. Sắp xếp theo thời gian ngược
Bất kể là trình độ học vấn hay kinh nghiệm, hoạt động từng tham gia, bạn đều phải lưu ý trình bày theo thời gian ngược trở về trước. Nghĩa là đề cập đến bậc học cao nhất và gần với hiện tại nhất. Với điều này, bạn vừa thể hiện được kỹ năng sắp xếp có khoa học, trình này theo các mốc thời gian; vừa giúp cho nhà tuyển dụng biết được trình độ học vấn cao nhất của bạn và xem xét mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu công việc thuận tiện hơn.
4. Trung thực khi cung cấp thông tin
Sự trung thực sẽ luôn được đề cao trong việc ứng tuyển. Do đó, bạn nên trình bày thành thật về bậc học và những thành tích đạt được, và có thể cung cấp các loại bằng cấp chứng minh khi được yêu cầu. Nếu bạn nói dối và bị nhà tuyể dụng phát hiện, bạn chắc chắn sẽ mất quyền tham gia ứng tuyển và không có cơ hội làm việc tại công ty mình yêu thích. Ngoài ra, khi bạn thành thật về trình độ học vấn sẽ dễ thuyết phục nhà tuyển dụng và dễ nhận được thiện cảm từ họ hơn.
5. Nhất quán về nội dung và cách trình bày
Với những nội dung bạn đang đề cập và trình bày cần có sự nhất quán với nhau như việc sử dụng dấu cách, gạch chân, viết hoa để nhấn mạnh hay liệt kê các cột mốc, thành tích, hạng mục đáng chú ý. Việc này sẽ giúp bạn có thể trình bày rõ ràng hơn, mà nhà tuyển dụng cũng nắm được những thông tin quan trọng và những thành tích nổi bật của bạn dễ hơn.
V. Một số mẹo nhỏ giúp bạn trình bày trình độ học vấn trước nhà tuyển dụng
– Nêu rõ tên bằng cấp hoặc chứng chỉ, tên trường hoặc tổ chức đào tạo, thời gian học tập, và điểm số hoặc thành tích đạt được.
– Liệt kê tất cả các bằng cấp và chứng chỉ mà bạn đã hoàn thành, bao gồm cả những khóa học ngắn hạn và các chứng chỉ chuyên môn.
– Tập trung vào bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
– Đưa ra các ví dụ cụ thể về những kỹ năng và kiến thức mà bạn đã học được từ trình độ học vấn của mình, và cách bạn đã áp dụng chúng trong các dự án hoặc công việc trước đó.
– Đừng quá tự cao và cũng đừng quá khiêm tốn. Trình bày trình độ học vấn theo thứ tự gần nhất đến xa dần. Thái độ tự tin và chuyên nghiệp, nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo vì những thành tựu đã đạt được (bạn có thể khéo bằng cách trình bày theo dạng câu chuyện).
Xem thêm:
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng với nhà tuyển dụng
– Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng
– 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
Bạn vừa tìm hiểu qua cách viết trình độ học vấn ấn tượng và những lưu ý quan trọng khi viết để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Cách viết trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.