Bạn đang theo dõi bài viết Có nên học nghề sửa chữa điện tử không? Cơ hội việc làm tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Nếu bạn đang có mục tiêu theo đuổi ngành sửa chữa điện tử, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin toàn diện nhất về việc học nghề sửa chữa điện tử, lý do nên học ngành này và cơ hội việc làm. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về việc học nghề sửa chữa điện tử, yêu cầu và cơ hội nghề nghiệp. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
I. Học nghề sửa chữa điện tử là gì?
Học nghề sửa chữa điện tử là học các công việc bao gồm lắp đặt, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các mạch điện tử, sửa chữa vi mạch, thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng bằng những thiết bị tương đương, chỉnh sửa các thông số kỹ thuật của thiết bị.
Đối tượng của nghề là các bảng mạch điện tử cơ bản, các bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, các mạch PLC, cảm biến có sử dụng vi xử lý, các IC chuyên dụng.
Sửa chữa điện tử chia ra làm hai nhánh chính, là: điện tử dân dụng và điện tử công nghiệp. Điện tử dân dụng là bao gồm các thiết bị điện tử của những vật dụng gia đình như bếp điện, bếp từ, nồi cơm điện, lò vi sóng, điều khiển từ xa, tivi, amply,…. Còn điện tử công nghiệp là những hệ thống điện tử của các loại máy công nghiệp, dây chuyền sản xuất.
Tuyển dụng, việc làm Lắp đặt điện có thể bạn quan tâm:
– Cộng Tác Viên Giao Hàng Lắp Đặt Điện Máy Xanh
– Nhân viên Giao Hàng Lắp Đặt Điện Máy Xanh
II. Lý do nên học nghề sửa chữa điện tử
1. Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng tăng
Theo một thống kê cho thấy, tổng số các thiết bị điện tử được sử dụng tại Việt Nam trong một năm khoảng 17 triệu sản phẩm. Độ tăng trưởng của các thiết bị vẫn tăng cao mỗi năm khoảng 40%. Nếu tính trung bình, một hộ gia đình Việt Nam sẽ có khoảng 10 thiết bị điện tử khác nhau, một số gia đình còn sử dụng chủ yếu là 50% thiết bị điện tử so với các đồ dùng trong nhà.
Ngoài thành phố, tại các vùng nông thôn, khi đời sống của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử cũng ngày một gia tăng, như máy xay sinh tố, quạt, đầu đĩa, tivi, các loại điều khiển từ xa, loa amply, bếp từ, lò nướng, nồi chiên không dầu, lò vi sóng,…
2. Thiếu hụt lao động
Trong hoàn cảnh hiện nay, ngành sửa chữa điện – điện tử đang ngày càng thiếu hụt nguồn lao động. Vì nhu cầu công nghiệp sản xuất các đồ dùng, thiết bị gia dụng điện tử ngày càng tăng cao, còn số lượng người theo học nghề này lại có xu hướng giảm. Vì vậy, ngành sửa chữa điện tử trở thành một ngành có tình trạng thiếu hụt nguồn lao động nghiêm trọng hàng đầu.
3. Thời gian đào tạo ngắn
Thay vì mất 4 năm học đại học, để trở thành một người làm nghề sửa chữa điện tử, người học chỉ cần mất thời gian vài tháng cho đến một năm để đảm bảo đủ khả năng đi làm. Tuy nhiên, để trở thành một thợ sửa chữa điện tử lành nghề, tay nghề cao và thu nhập tốt, người học cần không ngừng rèn luyện, trau dồi tay nghề và cập nhật công nghệ.
4. Thu nhập hấp dẫn, không giới hạn
Nghề sửa chữa điện tử là một ngành nghề không quá khắt khe về bằng cấp, hay lý luận lý thuyết. Thay vào đó, tiêu chuẩn đánh giá của ngành này dựa trên tay nghề, năng lực thực hành, làm nghề của người thợ. Do đó, mức thu nhập của người làm nghề sửa chữa điện tử không bị giới hạn trong một mức cố định nào mà hoàn toàn linh hoạt dựa trên năng lực cũng như mức độ lành nghề của người thợ.
III. Cơ hội việc làm nghề sửa chữa điện tử
Hiện tại, nền công nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử của người dân cũng ngày một tăng cao. Với nhu cầu sử dụng lớn, việc các thiết bị hỏng hóc là không thể tránh khỏi, vì vậy nghề sửa chữa các thiết bị điện tử là một trong những nghề được đánh giá là cần thiết và không sợ không có đất dụng võ.
Ngoài ra, ở nước ta hiện nay có sự xuất hiện của các khu công nghiệp lớn, như tập đoàn điện tử Samsung, LG,… giúp các bạn trẻ theo học nghề sửa chữa điện tử có thêm cơ hội phát triển và thêm nhiều các cơ hội việc làm cùng nguồn thu nhập ổn định, mức đãi ngộ hấp dẫn.
Tùy theo kinh nghiệm, thâm niên làm việc và năng lực của mỗi người, mức lương của vị trí sửa chữa điện tử sẽ khác nhau. Đây là một ngành nghề không phụ thuộc vào bằng cấp mà chỉ phụ thuộc vào tay nghề của mỗi người, vì hầu hết các sinh viên đều có tấm bằng chứng chỉ nghề sửa chữa điện tử tương tự nhau.
Trung bình tại các doanh nghiệp, mức lương chính của những người thợ sửa chữa điện tử sau khi ra trường và mới bắt tay vào nghề khoảng 5 triệu đồng một tháng. Sau khi đã có kinh nghiệm làm việc và có tay nghề cao, làm việc từ 2 năm trở lên, thu nhập của bạn có thể lên tới 8 đến 12 triệu đồng một tháng tùy vị trí làm việc và quy mô cửa hàng, doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành chương trình học, những thợ sửa chữa điện tử có thể làm việc ở các vị trí như:
– Nếu có tay nghề cao có thể làm việc tại các công ty sản xuất sử dụng thiết bị điện tử với vị trí nhân viên kỹ thuật.
– Làm việc tại bộ phận kỹ thuật ở những công ty kinh doanh thang máy hay làm việc tại các cửa hàng bán thiết bị điện tử trong bộ phận bảo hành.
– Trở thành công nhân tại nhà máy, xí nghiệp sản xuất những thiết bị điện tử hoặc làm việc tại những cửa hàng sửa chữa thiết bị điện tử, bạn cũng có thể mở cửa hàng sửa chữa riêng nếu có đủ vốn và tay nghề.
IV. Yêu cầu đối với người học nghề sửa chữa điện tử
– Kiến thức chuyên môn: Trước đây các kiến thức chuyên ngành chiếm khoảng 80% giá trị khi hành nghề do các thiết bị thời điểm trước được lắp ráp bằng các linh kiện rời rạc, kích thước lớn. Bởi vậy, chỉ khi hiểu được cơ cấu hoạt động và nguyên lý làm việc của chúng thì bạn mới có thể làm tốt được.
– Kỹ năng thực hành (bao gồm sự khéo léo, nhanh nhạy,…): Hiện nay, các thiết bị điện tử đều được thu gọn và tích hợp trên cùng một bảng mạch, lúc này thì kiến thức chuyên ngành không cần nhiều mà những kỹ năng của bạn như hàn chì, chấm mạch,… lại trở nên quan trọng hơn. Các thiết bị điện tử nhỏ gọn hơn đồng nghĩa các mạch cũng nhỏ hơn và đôi tay khéo léo của người thợ sẽ là yếu tố chính để giải quyết vấn đề.
– Tư duy logic: Vì đối tượng bạn tiếp xúc mỗi ngày đều là các linh kiện điện tử đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mẩn và có độ khó khá cao, nên bạn cần có được một tư duy logic tốt. Điều này không chỉ đảm bảo cho việc bạn nhanh nhạy với các công nghệ, kỹ thuật mới mà còn đóng vai trò sáng tạo, đổi mới nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu cơ bản trong quá trình hành nghề.
– Chăm chỉ: Là một ngành đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết cao độ, chăm chỉ là một phẩm chất không thể thiếu của người làm nghề sửa chữa điện tử.
– Kỹ năng giao tiếp: Và một yếu tố quan trọng nữa là kỹ năng giao tiếp với khách hàng, các bạn phải biết cách giải thích cho khách hàng những thiết bị của họ hỏng là do đâu và cần phải sửa chữa như thế nào. Giải thích những điều thắc mắc của khách hàng khi thiết bị hỏng là vì nguyên nhân gì. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng hàng đầu để cho bạn có những khách hàng thân thiết trong dài hạn.
– Trung thực: Đây luôn là đức tính được nhà tuyển dụng và khách hàng đánh giá cao trong tất cả các ngành nghề. Thái độ, đạo đức hành nghề, đặc biệt là tính trung thực sẽ tạo dựng nên uy tín, thương hiệu của bạn và điều này sẽ càng mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển sau này.
Xem thêm:
– 20 Mẫu đơn xin việc ấn tượng, chi tiết cách viết cho mọi ngành nghề
– Công thức tính giờ tăng ca và mức lương mà bạn có thể nhận được
– Top 25 cách trả lời phỏng vấn xin việc nhất định bạn phải biết
Trên đây là tổng quan về việc học nghề sửa chữa điện tử, lý do nên học ngành này, cơ hội nghề nghiệp và một số yêu cầu đối với người học sửa chữa điện tử. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về việc học nghề sửa chữa điện tử. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Có nên học nghề sửa chữa điện tử không? Cơ hội việc làm do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.