Bạn đang theo dõi bài viết Content Direction là gì? Các bước xây dựng định hướng nội dung tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Bạn đang quản lý một fanpage trên mạng xã hội và cần đưa ra một bản định hướng nội dung cụ thể. Lúc này, Content Direction sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công việc đó. Đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình triển khai nội dung quảng cáo. Hãy cùng bài viết tìm hiểu khái quát về Content Direction nhé!
I. Content Direction là gì?
1. Content Direction là gì?
Trong tiếng Anh, “Content” là nội dung và “Direction” là đường hướng. Vậy nên, Content Direction được nhiều người hiểu và sử dụng với ý nghĩa là “định hướng nội dung”. Công việc cụ thể của Content Direction là hoạch định nội dung để khai triển hoạt động tổng thể của một chiến dịch Marketing trên diện rộng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – Việc làm Marketing:
– Chuyên viên PR truyền thông
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
2. Phân biệt Content Direction và Content Plan
Bởi vì công việc giữa Content Direction và Content Plan có nhiều điểm tương đồng, nên có không ít người bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trên thực tế, bạn có thể phân biệt như sau:
Đầu tiên xét về khái niệm, Content Direction là định hướng nội dung, còn Content Plan là kế hoạch nội dung. Thông thường, bạn sẽ phải thực hiện Content Direction như là một bước đệm đầu, phác thảo sơ lược trước khi bắt tay vào lập Content Plan. Vì vậy, với Content Plan, quá trình này có thể bao gồm cả Content Direction hoặc có thể bỏ qua và thực hiện ngay Content Plan.
Tiếp theo xét về kế hoạch và timeline chi tiết thì với Content Direction, bạn không cần phải lên lịch hoặc nội dung để thực hiện sản xuất vì thực chất đây chỉ là bước phác thảo. Ngược lại với điều này, khi thực hiện Content Plan, bạn cần lập ra một kế hoạch cụ thể, chỉn chu về timeline cũng như nội dung chi tiết về bài viết và thiết kế ấn phẩm cho toàn bộ chiến dịch Marketing.
Ngoài ra thì với Content Direction, nếu doanh nghiệp cảm thấy không cần thay đổi định hướng hoặc nội dung thì có thể giữ lại và sử dụng dài hạn, thời hạn sử dụng có thể lên đến vài năm. Tuy nhiên, Content Plan sẽ thay đổi tùy vào thời gian triển khai kế hoạch sao cho phù hợp.
II. Tại sao cần xây dựng Content Direction?
Content Direction là một mắt xích quan trọng trong một chiến dịch Marketing. Bởi lẽ nó đảm nhận vai trò xây dựng và định hướng nhất quán, đồng bộ nội dung cùng với timeline có thể đi đúng hướng, bảo đảm tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Trên thực tế, sau khi nhận brief (bản tóm tắt), các nội dung phác thảo trong Content Direction đều phải được khách hàng thông qua thì mới có thể triển khai truyền thông.
Với mục tiêu thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn cần lập ra Content Direction để có thể nắm bắt được khách hàng tiềm năng cũng như kỳ vọng ngầm (insight). Từ đó mới có thể thuyết phục được khách hàng và đầu tư nội dung đúng chỗ. Hơn nữa, việc xây dựng Content Direction sẽ giúp bạn đưa ra ý tưởng và định dạng nội dung (content type). Nhờ vậy mà vạch ra được thông điệp muốn truyền đạt cũng như định hình được phương tiện, nền tảng truyền tải phù hợp.
III. Khi nào cần thực hiện Content Direction?
– Thương hiệu đổi mới, hoặc tái định vị: Bạn sẽ cần xây dựng Content Direction mới khi doanh nghiệp có những định hướng đổi mới thương hiệu, sản phẩm. Hoặc vào thời điểm doanh nghiệp quyết định tái định vị thương hiệu, những nội dung đã xây dựng trước đó cũng sẽ phải thay đổi. Tùy theo đường hướng phát triển mới, ngân sách và kế hoạch mà việc điều chỉnh Content Direction sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm.
– Thương hiệu mới, hoặc chuẩn bị ra mắt thị trường: Với một thương hiệu đang trong giai đoạn launching, chuẩn bị ra mắt, việc lập ra Content Direction chính là bước các Marketer xác định xác định phương hướng xây dựng nội dung trong tương lai. Chẳng hạn, mục tiêu là tăng độ nhận diện thương hiệu thì công việc của Content Direction sẽ phải xây dựng nội dung xung quanh mục tiêu đó. Bao gồm việc phân bố tỉ lệ content cho giai đoạn branding cũng như đối tượng hướng đến.
– Các chiến dịch ngắn hạn trên sàn thương mại điện tử: Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với các ngày “siêu sale” 11.11 hay 12.12 của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Các chiến dịch ngắn hạn như trên cũng đều cần được xây dựng một kế hoạch Content Direction cụ thể theo mục tiêu promotion (xúc tiến), push sale (thúc đẩy doanh số),…
– Xây dựng Content Direction cho các kênh truyền thông: Việc duy trì, phát triển nội dung cho các kênh Marketing của doanh nghiệp như Facebook hay website cũng cần có kế hoạch cụ thể. Vậy nên, bạn cần xây dựng Content Direction hiệu quả bằng cách xác định chính xác các nội dung, chủ đề cần triển khai phù hợp với từng giai đoạn nhất định.
– Triển khai hoạt động Marketing hoặc Marketing thuê ngoài: Thông thường, đối với các chiến dịch quan trọng hay dài hạn, người làm Content lâu năm như Manager hay Leader sẽ đảm nhiệm công việc xây dựng Content Direction. Sau đó chuyển xuống cho các bộ phận bên dưới thực hiện hoặc gửi bản phác thảo Content Direction đến cho dịch vụ Marketing thuê ngoài nhằm đảm bảo mọi thứ đồng nhất với nhau.
IV. Các bước xây dựng Content Direction hiệu quả
1. Xác định mục tiêu của chiến lược Content Direction
Chiến lược Content Direction bắt đầu với việc xác định những gì bạn muốn đạt được qua việc xem xét mục tiêu truyền thông và nhu cầu của thương hiệu là gì. Tùy vào từng giai đoạn mà bạn sẽ đề ra các kế hoạch khác nhau. Chẳng hạn, thời gian đầu bạn tập trung vào việc tăng độ nhận diện thương hiệu, nhưng khi đã đạt được mong muốn bạn sẽ chuyển sang bồi dưỡng khách hàng tiềm năng.
Như vậy, một số mục tiêu mà Content Direction có thể giải quyết là nâng cao nhận thức về sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, thay đổi cách nhìn nhận của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu, bồi dưỡng khách hàng tiềm năng.
2. Xác định khách hàng mục tiêu – Target Audience
Đây chính là một trong những bước quan trọng nhất để xác định chiến lược Marketing. Việc xác định độ tuổi, giới tính, sở thích,… của khách hàng giúp bạn phân định được rõ ràng đường hướng phát triển tổng quan của chiến lược. Sau đó mới tập trung chú ý đến các chi tiết nhỏ hơn như ngôn ngữ và hình ảnh trong các ấn phẩm truyền thông nhằm giúp thương hiệu gây được ấn tượng với khách hàng. Để có thể xác định được khách hàng mục tiêu và các vấn đề liên quan, trong nhiều trường hợp, bạn sẽ có thể tham khảo ý kiến từ Account – người làm việc trực tiếp với khách hàng.
3. Xác định mong đợi của khách hàng mục tiêu – Customer Insight
Customer Insight – kỳ vọng ngầm của khách hàng – là một định nghĩa thân thuộc và rất quan trọng với người làm truyền thông, Marketing. Việc hiểu rõ sản phẩm, đặc tính nổi trội của hàng hóa và điểm hạn chế so với đối thủ cạnh tranh là việc làm cần thiết để truyền đạt thông điệp đến khách hàng.
Việc tìm ra insight của khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái chính yếu nằm ở phân khúc khách hàng và đối tượng tiếp cận. Vì vậy, thay vì tham gia vào nhiều phần giới hạn thì bạn chỉ cần tập trung vào phân khúc quan trọng nhất, bạn cần nắm rõ sản phẩm của mình sẽ phù hợp với insight của đối tượng nào và đánh vào tâm lý của khách hàng đó. Phân khúc khác thì sẽ có insight khác, vì vậy thông điệp, cách tiếp xúc và xây dựng Content Direction cũng khác đi.
4. Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bạn hãy tập trung tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình, nhìn vào cách họ triển khai chiến lược Marketing để từ đó nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, tiến hành tiếp thu và học hỏi, sau đó tiến hành xây dựng Content Direction phù hợp với định hướng và phương châm của thương hiệu.
Bạn có thể sử dụng một vài công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh như SimilarWeb, công cụ phân tích mạng xã hội là SimplyMeasured hoặc SocialMention, sử dụng SpyFu để kiểm tra từ khóa và các bài quảng cáo.
5. Dự toán khoản đầu tư cho chiến lược Content Direction
Khi đầu tư cho chiến lược Content Direction, bạn hãy xem xét thời gian hữu ích của nội dung vì bạn luôn cần phải trả một khoản chi phí để duy trì hoặc gỡ bỏ một nội dung nào đó. Vì thế, hãy cân nhắc xem bạn sẽ có những nguồn lực nào trước khi thật sự bắt tay thực hiện và hoàn thiện chiến lược của mình để đảm bảo sẽ không bị thiếu hụt ngân sách. Chẳng hạn, bạn có thể chi ngân sách cho những mục nội bộ nào và phần nào có thể thuê ngoài.
6. Lập kế hoạch và chọn các dạng thể hiện thông tin
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn sẽ đi đến bước lập kế hoạch cụ thể cho Content Direction. Khi này, bạn sẽ vạch ra được nền tảng cần sử dụng như mạng xã hội, Website hoặc quảng cáo trên các Website khác,… để phân phối lên các kênh phù hợp với Content Direction (SEO, mạng xã hội, email, diễn đàn,…).
Ngoài ra, bạn cũng sẽ chỉ ra được loại hình nào có thể sử dụng cho chiến lược Content Direction (Video, âm thanh, hình ảnh, bài đăng blog, liên hệ với KOL hoặc Influencer,…); vạch ra được chủ đề của mình sẽ cần giải quyết vào giai đoạn nào của quá trình bán hàng.
7. Tìm kiếm USP – Lợi điểm bán hàng độc nhất
Việc xác định USP (Unique Selling Point) – lợi điểm bán hàng độc nhất của một doanh nghiệp – sẽ giúp bạn hiểu rõ về sản phẩm và thương hiệu bạn đang làm, khi này bạn sẽ đưa ra một chiến lược Marketing hợp lý và hiệu quả. Nếu bạn không tìm được USP của thương hiệu, bạn sẽ không hiểu được chính mình và không nắm bắt được khách hàng.
Cụ thể, bạn sẽ có thể đề xuất các chiến thuật và góc độ độc đáo mà bạn có thể sở hữu mà không bị giới hạn về nguồn lực hoặc một hạn chế nào khác. Vậy nên, việc tìm kiếm USP sẽ giúp bạn vượt qua được sự cập rập và lộn xộn trong quá trình xây dựng Content Direction.
8. Theo dõi và đo lường kết quả thực hiện
Hãy luôn theo dõi các chỉ số KPI quảng cáo để nhìn ra ý nghĩa và đưa ra đánh giá Content Direction dựa trên mục tiêu của bạn. Chẳng hạn, nếu SEO là một phần trong chiến lược Marketing của bạn, có thể mất từ sáu tháng đến một năm trước khi bạn bắt đầu nhìn thấy được kết quả trong ngân sách. Tuy nhiên, bạn có thể đo lường mức độ phát triển bằng cách xem thứ hạng từ khóa, liên kết ngược, lượt xem trang và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
V. Cách tìm kiếm ý tưởng để phát triển Content Direction
Bạn có thể tìm kiếm, tham khảo ý tưởng để phát triển Content Direction thông qua các nền tảng như sau:
– Tham khảo đối thủ cạnh tranh: Bạn có thể tham khảo ý tưởng của đối thủ cạnh tranh và nhìn ra khía cạnh họ chưa phát triển để từ đó xây dựng được Content Direction cho thương hiệu bạn đang làm việc cùng.
– Sử dụng Google: Sau khi đã lập ra được các bước xây dựng Content Direction, bạn hãy gõ từ khóa liên quan lên Google và xem các kết quả được đề xuất, trải dài từ cái chung cho đến cái chi tiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý sử dụng từ khóa sao cho hợp lý, với các từ khóa cho kết quả chung chung, bạn có thể thu gọn phạm vi tìm kiếm lại với những từ khóa chi tiết hơn.
– Theo dõi các trang mạng xã hội và lắng nghe khách hàng mục tiêu: Với sự bùng nổ của mạng xã hội hiện nay, không khó để bạn theo dõi các bình luận của khách hàng bên dưới các bài Marketing sản phẩm của mình. Khi đó, bạn có thể nắm được insight khách hàng và đưa ra chiến lược Content Direction cũng như chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý, hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm ý tưởng trên các trang báo online, báo chuyên mục, tạp chí,… Bạn hãy cố gắng sáng tạo ra những cái mới, khác biệt, có sức thu hút; tuy nhiên, việc làm mới những thứ sẵn có cũng đem lại sự khác biệt.
VI. Quản lý Fanpage trong chiến dịch Content Direction
– Xác định trước số lượng bài viết: Khi đã xác định được Content Direction cho Fanpage, bạn cũng cần xác định số lượng bài viết cần có cho mỗi Direction. Chẳng hạn, page của bạn kinh doanh mỹ phẩm thì sẽ có 3 Direction chính là sản phẩm (40%), bí quyết sử dụng sản phẩm hiệu quả (40%) và feedback của khách hàng (30%), lưu ý chèn các nội dung này xen kẽ nhau và lập timeline chi tiết ngày nào ứng với nội dung nào.
– Lập quy trình xử lý công việc: Hãy chủ động sắp xếp thời gian làm việc của mình, bạn có thể linh động dành ra từ 1 đến 2 ngày làm content cho nửa tháng hoặc một tháng tới. Sau đó, bạn tập trung lên ý tưởng cho từng bài rồi tìm concept content và design sao cho phù hợp.
– Chuẩn bị trước nội dung: Việc chuẩn bị trước các nội dung sẽ giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả, tránh được cập rập không mong muốn khi chẳng may có trục trặc xảy ra. Hơn nữa, bạn sẽ có nhiều thời gian để đưa ra ý tưởng hơn, đồng thời cũng hình dung ra được nội dung mình muốn để tránh bị lạc chủ đề.
– Ghi chép lại các ý tưởng: Với nghề copywriter, bất cứ khi nào bạn nảy ra ý tưởng thì cũng ghi lại ngay để tránh tình trạng bí idea, tránh quên mất trước đó mình vừa nghĩ ra điều gì hay ho.
– Thường xuyên theo dõi Fanpage: Bạn hãy thường xuyên đọc bình luận và theo dõi phản ứng của khách hàng, họ sẽ cho bạn biết nội dung nào phù hợp còn nội dung nào thì chưa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát Fanpage đối thủ để tham khảo và tìm ra định hướng mới; không ngừng cập nhật xu hướng trên mạng xã hội để cho ra content chất lượng, hiệu quả.
Xem thêm:
– Agency là gì? Vai trò, công việc Agency trong ngành Marketing
– Landing Page là gì? Vai trò trong Marketing và cách tối ưu hiệu quả
– Hashtag là gì? Cách sử dụng thẻ hashtag trên mạng xã hội hiệu quả
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin tổng quan về Content Direction. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Content Direction là gì? Các bước xây dựng định hướng nội dung do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.