CPA là gì? Điều kiện học và thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Bạn đang theo dõi bài viết CPA là gì? Điều kiện học và thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu bạn đang học tập hoặc làm việc trong chuyên ngành kế toán, kiểm toán thì chắc hẳn đã biết CPA là gì. Đây là một trong những chứng chỉ rất quan trọng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. Bài viết này sẽ trình bày rõ các vấn đề bạn cần biết về CPA nên hãy đọc đến cuối bài nhé!

CPA là gì? Điều kiện học và thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

I. Chứng chỉ CPA là gì?

1. CPA là gì?

CPA là viết tắt của từ Certified Public Accountants, đây là một chứng chỉ đặc biệt dành riêng cho những người làm trong ngành kế kiểm toán do Bộ Tài chính cấp. Người sở hữu chứng chỉ CPA sẽ được các hiệp hội trong ngành tại nhiều quốc gia công nhận về năng lực chuyên môn. Do đó, họ thường có nhiều cơ hội để chứng tỏ năng lực của bản thân và tìm được nhiều công việc tốt trong ngành.

Hiện nay, có rất nhiều nước công nhận chứng chỉ CPA, nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có một số điểm khác nhau. Ví dụ điển hình như CPA của Việt Nam và CPA của Úc. CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp phép lần đầu vào năm 1994, kèm theo nhiều điều kiện về đạo đức, trình độ học vấn, kinh nghiệm. CPA Việt Nam ngoài được công nhận tại Việt Nam thì đang dần được công nhận tại các nước Đông Nam Á và được công nhận từng phần tại Úc. Còn CPA của Úc do Hội Kế toán công chức Úc tổ chức, ra đời vào năm 1886, thí sinh đăng ký dự thi cần nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào đến hội đồng, căn cứ vào bằng cấp và thành tích sau đại học. Người sở hữu CPA Úc được công nhận và có thể làm việc tại trên 120 quốc gia trên thế giới.

Chứng chỉ CPA là gì?

2. Ý nghĩa của chứng chỉ CPA

Đối với những người làm việc trong ngành kế toán và kiểm toán thì chứng chỉ CPA vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Lý do là vì đây là một chứng chỉ không phải ai cũng có thể đạt được, chỉ có những người có đủ kiến thức, kinh nghiệm mới có thể vượt qua. Do đó, các công ty, doanh nghiệp lớn thường rất tin tưởng và ưu tiên cho những nhân viên kế kiểm sở hữu chứng chỉ CPA. Ngoài việc chứng tỏ năng lực bản thân, người sở hữu CPA còn có thể tự do hơn trong việc lựa chọn công việc phù hợp hoặc tự đăng ký thành lập công ty tư nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Nói chung, chứng chỉ CPA sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa cơ hội cho những kế toán, kiểm toán viên trong con đường phát triển sự nghiệp.

II. Công việc bắt buộc có chứng chỉ CPA

Sở hữu bằng CPA là một “đòn bẩy” cho sự nghiệp nhưng không phải là điều bắt buộc đối với mọi kế toán – kiểm toán viên. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm các công việc sau thì bắt buộc cần có chứng chỉ CPA.

– Thứ nhất là người đại diện theo pháp luật như Giám đốc, Tổng Giám đốc (công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh) hoặc chủ doanh nghiệp các công ty kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

– Thứ hai là thành viên góp vốn của công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Thứ ba là kiểm toán viên ở các công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân cần ít nhất 5 kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên CPA khi đăng ký thành lập).

Công việc bắt buộc có chứng chỉ CPA

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Kế toán:

– Chuyên viên Kiểm toán thị trường Đông Dương (Campuchia)

– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh

III. Kỳ thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

1. Đối tượng dự thi

Đối tượng đăng ký thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài và phải đáp ứng đủ các điều kiện về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và một số điều kiện khác theo quy định chung.

2. Điều kiện dự thi

– Về trình độ học vấn: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng. Nếu học các chuyên ngành khác thì tổng số tiết học của các môn: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính và Thuế phải chiếm ít nhất 7% trên tổng số tiết học của cả khóa học.

– Về kinh nghiệm làm việc: Có thời gian làm việc thực tế trong ngành tài chính, kế toán từ 36 tháng (3 năm) trở lên, tính từ tháng tốt nghiệp đại học (hoặc tốt nghiệp tạm thời) cho đến thời điểm đăng ký dự thi. Hoặc 48 tháng (4 năm) trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học đến thời điểm đăng ký dự thi đối với người có thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán, ở các doanh nghiệp kiểm toán.

– Những điều kiện khác: Ứng viên phải đảm bảo quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật tính đến thời điểm dự thi. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đúng, đủ các loại giấy tờ và lệ phí niêm yết trước kỳ thi.

3. Phạm vi công nhận

Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận hoàn toàn và hữu dụng nhất tại Việt Nam. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để trở thành kiểm toán viên tại Việt Nam với chứng chỉ CPA. Ngoài ra, CPA Việt Nam cũng đang dần khẳng định được vị thế trong khối ASEAN và tại Úc. Chứng chỉ CPA Việt Nam hiện nay đang được công nhận từng phần tại Úc. Cụ thể là người sở hữu CPA Việt Nam sẽ được miễn 3/12 môn thi CPA Úc.

4. Lệ phí tham gia kỳ thi

Theo thông tin từ Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến thì lệ phí thi CPA là 200.000 VNĐ/môn thi. So với kỳ thi CPA tại các nước khác thì đây là một chi phí khá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của chứng chỉ bạn sẽ nhận được.

Kỳ thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

5. Hồ sơ dự thi chứng chỉ

Có một lưu ý đối với người đăng ký dự thi lấy chứng chỉ CPA đó là cần gửi hồ sơ đến Hội đồng thi do Bộ Tài chính Việt Nam thành lập trước ngày thi ít nhất 30 ngày. Vì vậy, bạn cần lưu ý về thời gian để không bỏ lỡ kỳ thi quan trọng này.

Đối với người đăng ký dự thi lần đầu:

– Phiếu đăng ký dự thi: Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú kèm 1 ảnh thẻ màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.

– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.

– Bản sao bằng tốt nghiệp được quy định tại điều kiện dự thi. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải nộp kèm bảng điểm có chứng thực ghi rõ số tiết của tất cả các môn học. Nếu người dự thi nộp bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì phải nộp kèm bảng điểm ghi rõ ngành học có chứng thực.

– 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

Đối với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán:

– Phiếu đăng ký dự thi: Có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của UBND địa phương nơi cư trú kèm 1 ảnh màu cỡ 3×4 và đóng dấu giáp lai.

– Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú.

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề kế toán.

– 3 ảnh màu (3×4) chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tham gia dự thi.

6. Nội dung thi chứng chỉ

Nội dung từng môn thi chứng chỉ kiểm toán viên bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập, tình huống. Bộ tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kế toán. Người đăng ký dự thi lần đầu lấy chứng chỉ kiểm toán viên, phải đăng ký dự thi ít nhất là 04 môn thi theo quy định chung. Số lượng môn thi đối với người thi CPA lần đầu và người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán sẽ có sự khác nhau.

Đối với người đăng ký dự thi lần đầu thì cần thi 7 môn sau:

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

– Thuế và quản lý thuế nâng cao.

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp,Đức, Trung quốc.

Đối với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán thì phải thi 3 môn sau:

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung quốc.

7. Thể thức thi chứng chỉ

Đối với tất cả các môn thi trừ môn Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài viết trong thời gian 180 phút. Còn đối với môn thi ngoại ngữ thì người dự thi phải làm bài thi viết trong vòng 120 phút.

8. Quy trình tổ chức kỳ thi

Kỳ thi CPA Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi ít nhất mỗi năm một lần vào quý III hoặc quý IV. Hội đồng thi sẽ phải thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm thi và các thông tin cần thiết khác liên quan đến kỳ thi trước ngày thi ít nhất 36 ngày. Trong thời hạn chậm nhất 36 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi từng môn thi và thông báo cho tất cả người dự thi. Trường hợp đặc biệt, cần kéo dài thời gian công bố thì chủ tịch Hội đồng thi sẽ quyết định nhưng thời gian không được kéo dài quá 30 ngày.

IV. Điều kiện để nhận chứng chỉ CPA

Đối với người đăng ký dự thi chứng chỉ kiểm toán CPA lần đầu:

Để vượt qua kỳ thi cho chứng chỉ kiểm toán CPA thì bạn phải đạt 38 điểm trở lên (trừ môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:

– Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.

– Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.

– Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Thuế và quản lý thuế nâng cao.

– Ngoại ngữ (trình độ C): chọn 1 trong 5 ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.

Điều kiện để nhận chứng chỉ CPA

Đối với người đã có chứng chỉ hành nghề kế toán:

Đối với người đã có Chứng chỉ hành nghề kế toán muốn dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên CPA thì phải đạt 12,5 điểm trở lên (trừ môn môn ngoại ngữ chỉ xét đạt), trong đó mỗi môn không được dưới 5 điểm với các môn sau:

– Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.

– Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.

– Ngoại ngữ (trình độ C): 1 trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức.

V. Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ CPA

Về thời hạn hiệu lực của chứng chỉ CPA thì theo Thông tư mới số 296/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 60 tháng (tức 5 năm) nhưng không quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

VI. Mức lương và cơ hội nghề nghiệp khi học CPA

Theo Taxplus thì một kiểm toán viên tại Việt Nam có mức lương trung bình dao động trong khoảng 400 – 500 USD/tháng. Mức lương này có thể cao hơn nếu bạn sở hữu chứng chỉ CPA hoặc nếu bạn có năng lực và kinh nghiệm tốt. Bên cạnh đó, khi đã nỗ lực có được chứng chỉ CPA trong tay thì cơ hội bạn tìm được việc làm tốt cũng được mở rộng.

 Mức lương và cơ hội nghề nghiệp khi học CPA

Bạn có thể xin vào các doanh nghiệp lớn trong nhiều ngành nghề khác nhau, vì bất kỳ doanh nghiệp lớn nào cũng cần đến kế toán, kiểm toán có năng lực. Hoặc bạn cũng có thể xin việc tại công ty dịch vụ kiểm toán nếu cảm thấy phù hợp với định hướng, sở thích của bản thân. Một số vị trí trong ngành bạn có thể dễ dàng đạt được khi có chứng chỉ CPA là: Kiểm toán viên, Kiểm toán nội bộ, Chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin, Chuyên viên kiểm soát tài chính, Tư vấn kế toán & thuế, Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch, Kế toán trưởng, Quản lý tài chính doanh nghiệp, Chuyên viên chính sách kế toán thuế…

VII. Lưu ý khi học chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Tại Việt Nam hay bất kỳ nước nào khác, khi đã quyết tâm học thành công chứng chỉ CPA, thì người làm kế kiểm toán cần nắm vững các kiến thức chuyên ngành, có sự chăm chỉ, siêng năng, kiên trì và tinh thần không ngừng học hỏi kiến thức mới, trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện và phát huy tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công việc để không mắc sai lầm nhỏ trong bài thi cũng như trong công việc thực tế.

Lưu ý khi học chứng chỉ CPA tại Việt Nam

Ngoài ra, tại Việt Nam, nếu bạn cần tìm cho mình nơi đào tạo chứng chỉ CPA uy tín thì tốt nhất hãy đến trực tiếp các trung tâm đào tạo để tìm hiểu, xem xét thật rõ ràng. Hiện nay vẫn có nhiều cơ sở đào tạo trực tuyến, tuy nhiên những cơ sở này thường chưa được kiểm chứng về chất lượng đào tạo. Khả năng cao là những nơi đưa ra nhiều chiêu trò lừa đảo người học nên bạn cần thật cẩn trọng để không bị mất tiền vô ích.

Xem thêm:

– Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết

– KYC là gì? Hướng dẫn quy trình xác minh KYC và eKYC chuẩn

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về chứng chỉ CPA và những vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về CPA để có sự chuẩn bị tốt nhất. Và đừng quên chia sẻ bài viết hoặc bình luận bên dưới bạn nhé!

Nguồn tham khảo: //en.wikipedia.org/wiki/Certified_Public_Accountant

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết CPA là gì? Điều kiện học và thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.