Bạn đang theo dõi bài viết CR là gì? Ý nghĩa chỉ số CR và nhân viên CR trong doanh nghiệp tại ivntalent.edu.vnBạn có thể truy cập nhanh bằng mục lục của bài viết để có thể xem thông tin mình cần nhanh chóng nhất nhé.
Trong Marketing Online, chỉ số CR chiếm một vai trò rất quan trọng. Bởi vì nó không chỉ ảnh hưởng đến mức độ tương tác của doanh nghiệp với khách hàng, mà nó còn đánh giá được độ hiệu quả của chiến dịch SEO của doanh nghiệp. Hãy cùng mình tìm hiểu về ý nghĩa chỉ số CR cũng như những nhiệm vụ, công việc của một nhân CR ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn chưa biết: SEO Content là gì
I. Conversion Rate – CR là gì?
1. Định nghĩa
CR là viết tắt của Conversion Rate, hay còn gọi là Tỷ lệ chuyển đổi. Hiểu đơn giản, CR là tỷ lệ giữa tổng số người dùng truy cập vào trang website dựa trên một mục tiêu cụ thể (có thể là số người đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên,…). Tuy nhiên còn tùy vào các dạng website khác nhau mà chúng ta hoạch định và đặt ra những mục tiêu khác nhau để xác định được phương pháp tiếp thị phù hợp nhằm tăng doanh số bán hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi tốt là khi kết quả tính ra lớn hơn 10%, đối với một số doanh nghiệp có mức đạt trung bình khoảng 11,45%. Việc đạt được tỷ lệ chuyển đổi tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như việc đưa doanh nghiệp của bạn vào top 10% các nhà quảng cáo toàn cầu. Điều này giúp cho tỷ lệ chuyển đổi của bạn tốt hơn gấp hai hay nhiều lần so với tỷ lệ chuyển đổi trung bình.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:
– Nhân viên SEO
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
2. Công thức tính CR
Ghi chú: Tổng số mục tiêu đạt được, hay còn gọi là số người thực hiện hành vi chuyển đổi.
Ví dụ: Thống kê số lượng người truy cập website thegioididong.com trong một ngày, tính đến hết 24h có khoảng 250 người đã truy cập. Trong đó: 130 người đã chọn mua, 20 người chọn gửi mail nội dung quan tâm đến sản phẩm. Vậy, tổng 150 người đã thực hiện hành vi mua và gửi mail được xem là khách hàng.
Theo công thức ta tính được:
– Tỷ lệ chuyển đổi = (150/250)*100%= 6%
– Vậy tỷ lệ chuyển đổi trang thegioididong.com trong một ngày là: 6%
II. Ý nghĩa của CR trong Marketing Online
Trong Marketing Online, bất cứ ai cũng sẽ mong muốn vị trí hiển thị của website được xếp trong top 10 của trang đầu trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Vì vậy, để có thể xác định được mức độ hiệu quả của các chiến lược tiếp thị, bạn cần xác định số lượng người tiếp nhận chúng. Tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp so sánh số lượng phản hồi của khách hàng với tổng số địa chỉ liên hệ, biến nó trở thành một trong những số liệu hữu ích và chính xác nhất cho người phân tích dữ liệu.
Bên cạnh đó, CR còn là một trong 5 yếu tố giúp thúc đẩy tăng trưởng, bằng cách tổng hợp các dữ liệu thu thập được rồi đánh giá để xem mức độ hiệu quả từ các chiến dịch SEO, Marketing. Sau đó đưa ra kết luận và điều chỉnh định hướng chiến dịch cho phù hợp, hay có thể xây dựng những chiến lược SEO, Marketing mới, tối ưu hơn nhằm cải thiện lượng truy cập hiện tại.
Ngoài ra khi thực hiện việc tối ưu CR còn giúp bạn giảm chi phí trên từng khách hàng. Có nghĩa là với cùng 1 lượng khách hàng đầu vào, cùng 1 ngân sách ban đầu nhưng với tỷ lệ chuyển đổi CR tốt hơn, đồng nghĩa sẽ có nhiều chuyển đổi hơn. Khi đó sẽ làm cho chi phí trên từng chuyển đổi thấp xuống, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí.
III. Cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi CR hiệu quả
1. Tối ưu CR cho sales page/ landing page
– Cắt giảm các thuật ngữ: Sử dụng những từ ngữ đơn giản, rõ ràng, tránh dùng những từ ngữ gây khó hiểu hay chứa quá nhiều từ ngữ phóng đại, phô trương.
– Xây dựng cấu trúc nội dung theo AIDA: Hiểu đơn là xác định các giai đoạn nhận thức của một ai đó thông qua trong quá trình mua sản phẩm, dịch vụ. Việc sử dụng mô hình AIDA giúp bạn tạo được ấn tượng và tăng khả năng thuyết phục với các khách hàng tiềm năng.
– Tạo niềm tin cho khách hàng: Bằng cách chèn các liên kết để khách hàng dễ dàng xác minh thông tin, hay có thể trỏ đến các trang web uy tín và thông tin chính xác. Việc làm này giúp giữ chân khách hàng ở lại trang web lâu hơn. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp có thể tăng vị trí hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
– Cung cấp thông tin xác thực: Với những thông tin đáng tin cậy cũng là yếu tố tạo niềm tin cho khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp tăng được độ uy tín của mình trên thị trường kinh doanh, đặc biệt là với thị trường online.
– Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm: Với những yếu tố gây phân tán sự chú ý của khách hàng, doanh nghiệp cần loại bỏ sớm để tránh nhận phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng. Hay tệ hơn là đánh mất các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
– So sánh khéo léo với đối thủ: Để có thể tăng thêm lòng tin cho khách hàng, doanh nghiệp còn có thể dùng đối thủ làm bệ phóng cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Bằng cách khéo léo so sánh với đối thủ để thấy được điểm mạnh, cũng như những nổi bật trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
2. Tối ưu CR cho sản phẩm e-commerce
– Tối ưu hóa giao diện website: Website bắt mắt và tốc độ tải trang nhanh sẽ luôn chiếm được nhiều sự chú ý của người dùng. Bởi không ai muốn truy cập một trang web chứa quá nhiều thông tin, bố cục rối mắt và tốc độ tải trang lâu.
– Thực hiện thử nghiệm A/B testing: Với quy trình A/B testing sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu nhất sau khi so sánh về các phương diện của 2 phương án A và B. Từ đó cho ra những chiến lược mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
– Xây dựng nội dung cuốn hút, ấn tượng: Những trang web chứa nội dung ấn tượng và content thu hút sẽ dễ dàng gây được chú ý với khách hàng. Từ đó tăng được độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng như tăng độ hiệu quả khi thực hiện các chiến lược Marketing.
– Sử dụng Call-to-action (kêu gọi hành động): Khi sử dụng những từ ngữ hay hình ảnh mang tính kêu gọi hành động sẽ tăng tính thuyết phục hơn cho khách hàng. Vì vậy cần sử dụng những câu nói, từ ngữ hay hình ảnh to, rõ, nổi bật để thu hút khách hàng.
– Thêm mục ý kiến nhận xét, khảo sát: Để có thể cải thiện những khuyết điểm một cách tối ưu nhất, bạn nên tiếp nhận những ý kiến, phản hồi từ khách hàng. Bởi đây chính là những người trực tiếp trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Họ có thể đánh giá và cho ý kiến khách quan nhất để giúp doanh nghiệp có thể cải thiện tốt nhất sản phẩm, dịch vụ của mình.
– Đơn giản hóa thủ tục mua hàng: Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng và có thể lựa chọn được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Điều đó không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, mà còn giúp tăng hành vi mua hàng của các khách hàng.
– Hỗ trợ nhiều phương án thanh toán: Giúp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn trong việc thanh toán, không bị hạn chế về phương thức thanh toán dù khách hàng đang ở đâu và làm gì.
– Hiển thị các sản phẩm tương tự, có liên quan: Ngoài việc có thể giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn, nó còn giúp doanh nghiệp có thể thúc đẩy việc kinh doanh của mình.
– Chèn video vào phần giới thiệu sản phẩm: Giúp trang web thêm phần sinh động và dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này còn giúp doanh nghiệp đẩy mạnh các chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy việc bán hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
– Thêm khuyến khích để hành động ngay lập tức: Đôi khi việc sử dụng call-to-action sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc việc thêm khuyến khích để thúc đẩy hành động ngay lập tức của khách hàng và làm tăng mong muốn trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.
IV. Tìm hiểu về công việc của nhân viên CR
1. Chương trình CR là gì?
Bên cạnh việc hiểu rằng, CR là một chiến lược kinh doanh nhằm biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Còn có thể hiểu, CR là chiến lược ưu đãi cho người lao động, nhân sự của doanh nghiệp.
Khi sự cạnh tranh diễn ra nhằm mục đích tuyển dụng được những ứng viên tiềm năng. Các doanh nghiệp nhận thấy rằng việc thiết kế các chiến lược khác biệt để thu hút và giữ chân những nhân sự tốt, tài năng là rất cần thiết.
Vì vậy, CR đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng và giữ chân những nhân sự giỏi, thông minh nhất của mình. Thông qua chương trình CR, doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện thương hiệu cũng như độ uy tín của mình cho các nhân viên tiềm năng.
Bên cạnh đó, chương trình này cũng có thể cho các nhân viên được trải nghiệm những hoạt động có ý nghĩa tác động đến cộng đồng. Cho họ thấy được sự gắn bó với công việc trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Chương trình CR này khá quan trọng đối với những lao động trẻ tuổi. Bởi họ sẽ cân nhắc một nhà tuyển dụng tiềm năng, đáp ứng về cả đạo đức và hành vi thông qua việc deal lương và lợi ích khi tham gia công ty.
2. Công việc của nhân viên CR
Nhân viên CR là người chịu trách nhiệm về đời sống, sức khỏe, an toàn lao động, các chế độ đãi ngộ,… cùng nhiều phúc lợi khác để mang lại sự hợp tác, làm việc thoải mái của nội bộ nhân viên. Từ đó để họ có thể phát huy hết khả năng làm việc cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của nhân viên CR được thể hiện qua các công việc sau:
– Tăng cường sự hợp tác: Các công ty luôn tìm kiếm những cơ hội để ủng hộ, khuyến khích cho những nhân viên tài năng của mình. Vì vậy, việc kết hợp thực hiện chương trình CR trong văn hóa công ty có thể tạo ra tác động tích cực cho các nhân viên khi cảm nhận công việc của họ. Nhân viên CR sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên có thể vừa làm việc, vừa làm quen với các đồng nghiệp và quản lý của họ ở các cấp độ khác nhau, nhằm mục đích tạo thêm sự gắn bó tại nơi làm việc.
– Thiết lập chương trình cho phép, khuyến khích nhân viên các cấp tích cực tham gia. Việc đóng góp tài chính nên được thực hiện một cách tích cực, bằng cách truyền đạt rõ tầm quan trọng của chương trình CR đối với sứ mệnh của doanh nghiệp. Điều này sẽ cho các nhân viên thấy được rằng việc tham gia là một phần của công việc và tổ chức. Nhờ vậy sẽ giảm bớt được các câu hỏi mà nhân viên đặt ra về việc tham gia và tích cực tham dự các hoạt động.
– Tạo động lực làm việc cho các nhân viên bằng sự cam kết để họ có thể tập trung vào công việc và đảm bảo đúng tiến độ. Bạn cầm đảm bảo rằng chương trình CR luôn được giám sát và thực hiện. Thiết lập điểm chuẩn để có thể đo lường tiến độ và đặt mục tiêu mới cho mỗi năm để đảm bảo chương trình luôn đi đúng hướng. Với những điểm chuẩn này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tổng hợp thông tin và truyền đạt trong nội bộ doanh nghiệp, để mọi người có thể đánh giá được những thành công hay sai lầm trong chương trình CR.
3. Vai trò trong doanh nghiệp
Vị trí nhân viên CR đảm nhận vai trò khá quan trọng, đó là đảm bảo đời sống, những chế độ đãi ngộ, lương thưởng, an toàn lao động,… của các nhân viên. Vì vậy các doanh nghiệp đánh giá cao những nhân viên CR có thể thúc đẩy năng lực làm việc của những nhân viên tiềm năng. Từ đó để họ có thể cống hiến hết mình đối với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Nhân viên CR có vai trò, công việc tương tự như một người quản lý. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc thật tốt để các nhân viên có thể tham gia và phát huy hết năng lực làm việc của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực và tăng cường hiệu quả quản lý thông qua sự tham gia của nhân viên.
4. Cơ hội việc làm của nhân viên CR
Trong một vài trường hợp, nhân viên CR thường có thể đảm nhận công việc của những nhân viên hành chính nhân sự. Bởi vì với nghiệp vụ chuyên môn, họ có đủ khả năng thực hiện và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.
Đương nhiên rằng, với một vị trí mà có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau sẽ rất được các doanh nghiệp chú ý dù lớn hay nhỏ. Nhờ vậy đã mở ra cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn cho người lao động trong vị trí này.
Để doanh nghiệp có thể gặt hái được thành công, cần phải có sự tương tác làm việc giữa cấp trên và nhân viên. Vậy nên các doanh nghiệp nhận thấy cần ưu tiên nguồn nhân lực của mình để các nhân viên có thể cùng nhau mà làm việc tốt hơn. Do đó vị trí nhân viên CR trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Điều này giúp cho cơ hội làm việc của nhân viên CR rất rộng mở, luôn được doanh nghiệp cân nhắc và đánh giá cao.
V. Tìm hiểu viết tắt CR trong các lĩnh vực khác
1. Trong ngành hóa học
Cr là viết tắt của nguyên tố Crom trong bảng tuần hoàn hóa học và có số hiệu nguyên tử là 24. Đây là nguyên tố đầu tiên của nhóm VI, là một kim loại có đặc điểm cứng, giòn, có độ nóng chảy cao. Tên của kim loại này được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là màu sắc bởi sự đa dạng về màu sắc trong các hợp chất của nó.
2. Trong game, trò chơi
CR là viết tắt của CrossFire, đây là một trò chơi trực tuyến bắn súng ở góc nhìn thứ nhất được sản xuất và phát triển bởi SmileGate (Hàn Quốc).
3. Trong vấn đề bản quyền
CR là viết tắt của Credit, có nghĩa là khi bạn sử dụng một bài hát hay video của người khác thì phải ghi rõ nguồn và dẫn liên kết về video, bài viết của họ. Việc làm này vừa giúp bạn tránh được việc bị đánh bản quyền, vừa tránh được mâu thuẫn với tác giả khi muốn sử dụng các sản phẩm.
2. Trong tình yêu
CR là viết tắt của Crush, dùng để chỉ những người mà bạn yêu đơn phương, yêu thầm mà không dám nói. Đây cũng được xem là một dạng say nắng đấy nhé!
Xem thêm:
>> Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing
>> Seeding là gì? Cách triển khai chiến dịch Seeding đạt hiệu quả
>> CPI là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI đơn giản
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm của thuật ngữ CR, cũng như vị trí công việc của nhân viên CR trong doanh nghiệp. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!
Nguồn tham khảo: //support.google.com/google-ads/
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết CR là gì? Ý nghĩa chỉ số CR và nhân viên CR trong doanh nghiệp do ivntalent.edu.vnsưu tầm. Mong rằng các bạn có những thông tin bổ ích nhé. Mọi thông tin khiếu nại về bản quyền vui lòng liên hệ contact để xử lý nhanh nhất nhé. Cảm ơn các bạn.